Tài: MỘT SỐ LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT.

Một phần của tài liệu giao an 3 tuoi (Trang 34 - 37)

V/ Góc khám phá khoa học/ Góc thiên nhiên:

tài: MỘT SỐ LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT.

THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT.

I/ Yêu cầu:

- Trẻ biết được tên gọi, nơi hoạt động, tiếng còi, động cơ và người điều khiển một số loại PTGT đường bộ và đường sắt.

- Cháu biết phân loại, so sánh điểm giống và khác nhau giữa những PTGT đường bộ với nhau.

- Cháu cắt dán dãy phân cách cho xe.

- Cháu biết kính trọng những người lái xe, biết cách ngồi trên xe an toàn.

II/ Chuẩn bị:

- Tranh các PTGT.

- Giấy màu, hồ dán, kéo.

III/ Tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: “Bác đưa thư vui tính”.

- Cô cùng trẻ hát và vận động bài “Bác đưa thư vui tính”.

* Hoạt động 2: “Bé biết gì về ôtô?”.

- Bác đưa thư đang dùng phương tiện gì để đi đến từng nhà để phát thư?

- Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì?

- Ngoài xe đạp ra con còn thấy xe nào chạy trên đường? - Xe nào có động cơ và xe nào không có động cơ?

- Cho cháu xem hình ảnh phương tiện giao thông trên máy chiếu.

- Đàm thoại cùng cháu phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt: nơi hoạt động, tên gọi, các bộ phận, tiếng kêu, ích lợi, tác hại,…

- Giáo dục cháu hành vi văn minh khi tham gia giao thông.

* Hoạt động 3 : “Ai tài, ai khéo”.

- Cho cháu dán dãy phân cách cho xe.

* Góc trọng tâm: Chơi đóng vai “Cửa hàng bán các loại xe”.

- Hướng dẫn trẻ tiếp đón ân cần, niềm nở khi có khách đến mua xe. - Gợi ý cho trẻ trước khi mua phải thử xe cẩn thận..

- Làm quen truyện “Chiếc đầu máy xe lửa nhỏ tốt bụng”. - Chơi vận động: “Đoàn tàu nhỏ xíu”.

- Chơi tự do.

I/ Yêu cầu:

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện diễn cảm.

- Chơi đúng luật, hứng thú.

II/ Chuẩn bị:

- Một số đồ chơi sẵn có ngoài trời. - Sân sạch, rộng, thoáng.

D. HOẠT ĐỘNG CHƠI.

III/ Tổ chức hoạt động:

- Cô dẫn cháu ra sân, vừa đi vừa hát bài “Bác đưa thư vui tính”. - Trò chuyện với trẻ về các loại PTGT.

- Giới thiệu câu chuyện “Chiếc đầu máy xe lửa nhỏ tốt bụng”:

 Cô kể diễn cảm lần 1. Tóm nội dung truyện.

 Cô kể lần 2.

 Gợi ý để trẻ có thể kể cùng cô. - Cho trẻ chơi “Đoàn tàu nhỏ xíu”.

- Chơi tự do. Cô quan sát, nhắc nhở trẻ chơi không la to. Đảm bảo trẻ chơi hứng thú, an toàn.

- Cô củng cố kiến thức về các loại PTGt đường bộ và đường sắt bằng cách thực hiện trong vở “Làm quen môi trường xung quanh”.

- Cho trẻ chơi tự do ở các góc. - Vệ sinh, trả trẻ.

Thứ ba, ngày 1 tháng 4 năm 2014

- Cô vui vẻ đón các cháu vào lớp.

- Cho trẻ nhận xét về đặc điểm của các loại PTGT.

- Cô

dẫn trẻ ra sân và cho trẻ tập thể dục với nhạc bài “Em đi qua ngã tư đường phố”, kết hợp tập với các động tác:

Hô hấp 1: Gà gáy “Ò ó o….”.

Động tác tay 2: Hai tay đưa ra trước và lên cao. Động tác chân 2: Đưa một chân ra trước, khuỵu gối.

Động tác bụng 1: Cúi gập người về trước, ngón tay chạm mũi bàn chân.

Động tác bật 1: Bật tại chỗ.

- Cho các cháu hít thở nhẹ nhàng, có thể chơi trò chơi nhẹ “Tài xế giỏi”.

Phát triển ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu giao an 3 tuoi (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w