Trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA JAWAHARLAL NEHRU (Trang 28)

6. Bố cục bài tiểu luận

2.1.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế

Thoát khỏi đói nghèo và xây dựng nền công nghiệp hiện đại, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật là mục tiêu chính trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia.

Những cải cách kinh tế ban đầu của J. Nehru: Ngay sau khi trở thành thủ tướng của Ấn Độ vào năm 1947, J. Nehru đưa ra một số cải cách kinh tế. Nehru tin tưởng vững chắc vào sự kiểm soát của nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế. Lý tưởng xã hội của ông bộc lộ qua cách ông đưa ra luật phân phối lại đất đai, nhằm giảm bớt sự chênh lệch kinh tế ở Ấn Độ giữa các tầng lớp sở hữu đất đai và không có đất. Một trong những cải cách kinh tế quan trọng của Nehru là việc đưa ra Kế hoạch 5 năm vào năm 1951. Kế hoạch này được đưa ra nhằm xác định phương thức chi tiêu và trợ cấp của chính phủ trong các lĩnh vực phát triển quan trọng như nông nghiệp, công nghiệp và giáo dục.

Kế hoạch năm năm:

Đất nước Ấn Độ lúc bấy giờ quay cuồng với dòng người tị nạn, thiếu lương thực trầm trọng và lạm phát gia tăng, Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất được đưa ra vào năm 1951. Kế hoạch này tập trung chủ yếu vào sự phát triển của lĩnh vực chính, đặc biệt là nông nghiệp và thủy lợi.

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất do nhà kinh tế học KN Raj soạn thảo, kế hoạch này dựa trên mô hình Harrod – Domar. Kế hoạch 5 năm tập trung vào việc giúp Ấn Độ trở

thành một nước tự cung tự cấp, thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp và đảm bảo rằng sự phát triển đồng đều giữa các bang của quốc gia. (Revathi Krishnan, 2020)

Ấn Độ đã thực tổng cộng 12 kế hoạch 5 năm, lần cuối cùng là năm 2012 – 2017. Trong suốt 17 năm lãnh đạo đất nước dưới cương vị thủ tướng, J. Nehru đã cho thực hiện 3 lần kế hoạch 5 năm. Kế hoạch 5 năm đã góp phần đưa Ấn Độ khỏi khủng hoảng, phục hưng nền kinh tế và xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Hệ tư tưởng đã dẫn đường cho các chính sách kinh tế của Nehru: Các chính sách kinh tế của Nehru thường được coi là mang bản chất xã hội. Không còn nghi ngờ gì nữa, chủ nghĩa xã hội đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên hệ tư tưởng của Nehru. Nhưng đồng thời, cũng cần lưu ý rằng bản thân Nehru đã phủ nhận mọi khuynh hướng xã hội trong các chính sách kinh tế mà ông đã áp dụng. Nehru ủng hộ mô hình kinh tế hỗn hợp. Một mặt, với tư cách là một người được truyền cảm hứng bởi Gandhi, ông có niềm tin mạnh mẽ vào sự cải thiện của kinh tế nông thôn. Mặt khác, ông tin rằng phát triển công nghiệp nặng sẽ là cách tốt nhất để phát triển kinh tế của Ấn Độ.

Chính sách công nghiệp của Nehru: Nehru muốn tạo ra sự cân bằng giữa khu vực nông thôn và thành thị trong các chính sách kinh tế của mình. Ông khẳng định không có mâu thuẫn giữa hai khu vực và cả hai có thể song hành cùng nhau phát triển. Nehru có ý định khai thác và khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ấn Độ. Lĩnh vực chính mà ông xác định là thủy điện, và ông đã thực hiện các kế hoạch xây dựng một số con đập thủy điện. Các con đập sẽ không chỉ khai thác năng lượng mà còn hỗ trợ hoạt động tưới tiêu của người dân. Nehru coi các con đập là biểu tượng cho sự phát triển chung của Ấn Độ, vì chúng là tổng hợp sự kết hợp giữa kỹ thuật công nghiệp và kỹ thuật nông nghiệp.

Nehru và đầu tư nước ngoài: J. Nehru tỏ ra dè dặt trước vấn đề đầu tư nước

ngoài. Nehru cảnh giác với đầu tư nước ngoài. Lý tưởng chủ nghĩa dân tộc của J. Nehru đã củng cố niềm tin rằng Ấn Độ đủ tự lực để tự thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Mặc dù ông không bài xích đầu tư nước ngoài một cách công khai, nhưng ông nhấn mạnh rằng các lĩnh vực đầu tư nước ngoài sẽ được quy định hóa, các điều khoản và điều kiện đầu tư, tuyển nhân công lao động sẽ được kiểm soát chặt chẽ bởi quy định của chính phủ. Hơn nữa, nhấn mạnh rằng các lĩnh vực then chốt sẽ luôn nằm trong tay chính phủ.

Sự kiểm soát của Nhà nước trong các chính sách kinh tế của J. Nehru: Đặc điểm nổi bật nhất và thường được tranh luận trong các chính sách kinh tế của Nehru là mức độ kiểm soát cao của nhà nước đối với các lĩnh vực công nghiệp và kinh tế của quốc gia. Nehru nhấn mạnh rằng nhà nước sẽ kiểm soát hầu hết tất cả các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đất nước.

Quan điểm của J. Nehru về kinh tế nông thôn: Chính sách của Nehru đối với nền

kinh tế nông thôn của Ấn Độ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Ông đã cố gắng thúc đẩy các ngành công nghiệp tiểu thủ công của Ấn Độ. Dựa trên quan điểm của Gandhi, Nehru cũng tin rằng các ngành công nghiệp nông thôn và tiểu thủ công nghiệp của Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của đất nước. Ông cũng tin tưởng rằng các ngành công nghiệp quy mô nhỏ và tiểu thủ công nghiệp là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề việc làm vốn vẫn là vấn đề thường xuyên được quan tâm trong suốt nhiệm kỳ của ông. (Maps of India 2012).

Tựu chung lại, chính sách kinh tế của Nehru thường được bàn luận và tranh cãi gay gắt trong nhiều thập kỷ sau. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đặt các chính sách kinh tế của Nehru trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ để có cái nhìn đúng đắn. Không thể phủ nhận rằng những quyết định của ông là cần thiết bởi nhu cầu của thời đại. Tuy chiến lược phát triển kinh tế chưa thực sự mang đến sự thay đổi toàn diện và hoàn toàn triệt để, nhưng đã thật sự đưa Ấn Độ thoát khỏi tình trạng cấp bách sau chiến tranh thế giới thứ hai và bước vào thời kỳ đầu xây dựng quốc gia Cộng Hòa, đặt nền móng cho sự phát triển vượt bậc mai sau.

2.1.2.3. Chính sách xã hội

● Giáo dục:

Nehru là một người ủng hộ nhiệt tình về giáo dục cho trẻ em và thanh thiếu niên của Ấn Độ, tin rằng điều này rất cần thiết cho sự phát triển Ấn Độ trong tương lai. Chính phủ của ông giám sát việc thành lập nhiều tổ chức, viện nghiên cứu, bao gồm: Viện Khoa học Viện Công nghệ Ấn Độ. Nehru cũng vạch ra cam kết trong kế hoạch 5 năm của mình ràng sẽ đảm bảo giáo dục tiểu học miễn phí và bắt buộc đối với tất cả trẻ em của Ấn Độ. Vì mục đích này, Nehru giám sát việc tạo ra các chương trình tuyển sinh hàng loạt trong làng, xã và xây dựng hàng nghìn trường học trên khắp đất nước. Nehru cũng đưa ra các

sáng kiến như cung cấp sữa và bữa ăn miễn phí cho trẻ em để chống suy dinh dưỡng. Các trung tâm giáo dục cho người lớn, các trường dạy nghề và kỹ thuật cũng được tổ chức cho người lớn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. (Lion MG Agrawal, 2008)

● Luật hôn nhân của người Hindu giáo:

Dưới thời Nehru, Quốc hội Ấn Độ đã ban hành nhiều thay đổi đối với luật Hindu nhằm ngăn chặn sự phân biệt giai cấp và tăng các quyền hợp pháp, tự do xã hội của phụ nữ.

● Dành riêng cho các cộng đồng bị xã hội áp bức:

Chính phủ đề ra những chính sách để xóa bỏ những bất bình đẳng xã hội và những thiệt thòi mà các cộng đồng xã hội bị áp bức phải chịu. Nehru ủng hộ chủ nghĩa thế tục và đề cao hòa hợp tôn giáo, tăng cường đại diện của các nhóm thiểu số trong bộ máy chính phủ và hoạt động nhà nước.

● Chính sách ngôn ngữ:

Nehru lãnh đạo phe của đảng Quốc hội đã quảng bá tiếng Hindi là ngôn ngữ chung của quốc gia Ấn Độ. Sau một cuộc tranh luận căng thẳng và gây chia rẽ với cộng đồng người không nói tiếng Hindi, tiếng Hindi đã được chấp nhận làm ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ vào năm 1950, với tiếng Anh tiếp tục là ngôn ngữ chính thức trong khoảng thời gian 15 năm, sau đó tiếng Hindi sẽ trở thành ngôn ngữ chính thức duy nhất. Những nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ nhằm biến tiếng Hindi trở thành ngôn ngữ chính thức duy nhất sau năm 1965 đã không được chấp nhận đối với các bang Ấn Độ không sử dụng tiếng Hindi, muốn tiếp tục sử dụng tiếng Anh. Để xoa dịu tình trạng này, Nehru đã ban hành Đạo luật Ngôn ngữ chính thức vào năm 1963 để đảm bảo việc tiếp tục sử dụng tiếng Anh sau năm 1965. Đạo luật Ngôn ngữ chính thức cuối cùng đã được sửa đổi vào năm 1967 bởi Chính phủ Quốc hội do Indira Gandhi đứng đầu để đảm bảo việc sử dụng vô thời hạn tiếng Hindi và tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức. (National Council of Educational Research and Training, 2008).

Những chính sách của J. Nehru đã phần nào đó kéo gần khoảng cách xã hội và góp phần thực hiện “Thống nhất trong đa dạng”. Nhờ vào các cải cách giáo dục, trình độ dân trí của người dân Ấn Độ cải thiện đáng kể so với giai đoạn còn là thuộc địa của Anh, và đến ngày nay, Ấn Độ được công nhận là một trong những gia phát triển mạnh về công

nghệ thông tin. Những nỗ lực của Nehru trong việc xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp và giới tính cũng mang lại nhiều thành quả đáng kể. Từ đây, Ấn Độ dần khoác nên một bộ mặt mới, một xã hội công bằng, dân chủ, đời sống nhân dân no ấm.

2.2. Chính sách đối ngoại của Jawaharlal Nehru

2.2.1. Sự nghiệp hoạt động ngoại giao của Jawaharlal Nehru

Niềm đam mê của Nehru đối với các hoạt động đối ngoại

Từ sớm, Jawaharlal Nehru đã dành sự quan tâm đặc biệt cho các vấn đề về ngoại giao. Năm 1936, ông được bầu làm chủ tịch Đảng Quốc Đại tại phiên họp Lucknow và bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ đầy khó khăn trong quá trình điều hành Quốc hội cũng như hòa giải trật tự lưỡng cực. Vào thời gian này, ông cũng chú ý nhiều đến tình hình chính trị thế giới. Với tư cách là chủ tịch Đảng Quốc Đại, trong năm 1936 đến 1937, ông đã cho thành lập một 'Bộ phận Đối ngoại' trong Ban Bí thư để duy trì liên lạc với các cá nhân, đảng phái ở nước ngoài có xu hướng tán thành đường lối của Ấn Độ. Năm 1937, ông có những chuyến thăm thiện chí tới Miến Điện và Mã Lai. Và vào mùa hè năm 1939, ông đến thăm Ceylon (Sri Lanka) với nỗ lực giảm bớt xích mích giữa những người Ấn Độ di cư và người Sinhalese (người dân bản địa). Năm 1938, trên đường đến châu Âu, Nehru gặp Nahas Pasha, lãnh đạo Đảng Wafd của Ai Cập và cùng thảo luận về cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936 - 1939). Nehru coi đây là cuộc chiến giữa chủ nghĩa dân chủ và chế độ chuyên quyền, đồng thời thể hiện thái độ ủng hộ đối với sự nghiệp đấu tranh vì dân chủ của nhân dân nước bạn. Tháng 8 năm 1939, ông đến thăm Trung Hoa Dân quốc, nhưng phải cắt giảm thời lượng chuyến đi do sự bùng nổ của Thế chiến thứ hai. Có thể thấy, Jawaharlal Nehru vẫn luôn cố gắng tạo dựng mối quan hệ thân thiện với các quốc gia lân cận và trên thế giới. (Anjaria, 2011)

Sau thành công của cuộc đấu tranh giành tự do bằng con đường bất bạo động, Ấn Độ chính thức độc vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Nhiệm vụ to lớn đặt ra lúc bấy giờ là phải làm sao để chèo lái nhà nước non trẻ mới thành lập vượt qua những khó khăn chồng chất. Nhiệm vụ đó thuộc về vị Thủ tướng đầu tiên kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của Ấn Độ mới - Jawaharlal Nehru. Trước mắt, ông cần tìm cách chấn chỉnh lại một Ấn Độ nghèo đói, lạc hậu, bị cô lập sau khoảng thời gian dài chịu đựng sự bóc lột, tàn phá của thực dân Anh. Và với tầm nhìn xa trông rộng, Jawaharlal Nehru không chỉ đưa ra các chính sách

đổi mới cho hoạt động đối nội về chính trị, kinh tế và xã hội; mà còn định hướng rõ ràng về cách thức hợp tác giữa Ấn Độ với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các chiến lược ngoại giao nổi bật do Nehru đề xuất có thể kể đến như là phong trào “Không liên kết”, 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, chính sách kêu gọi đại đoàn kết châu Á,... Những chính sách này đã mang lại cho Ấn Độ nhiều lợi ích trong những năm sau đó.

Đặc điểm các chính sách ngoại giao của Jawaharlal Nehru

Có thể nói tư tưởng và hành động của con người chịu sự tác động nhất định từ các yếu tố lịch sử; văn hóa, truyền thống, đức tin của dân tộc. Ở Ấn Độ, phong trào bất bạo động của Mahatma Gandhi là một ví dụ về việc áp dụng truyền thống yêu chuộng hòa bình vào lĩnh vực chính trị. Đây là con đường đã giúp cho thế giới hiểu rõ về việc thay thế vũ lực bằng đàm phán, thỏa thuận trong đấu tranh và các quan hệ chính trị khác. Gandhi rất đề cao giá trị của quyền con người, phẩm giá cá nhân, và sự bình đẳng xã hội. Kế thừa và phát huy hệ tư tưởng này của Gandhi, J. Nehru đã thành công trong việc vạch ra chiến lược phát triển cho Ấn Độ. Trong tuyên bố tại Hiệp hội phóng viên Liên Hợp Quốc (4/10/1960) ở New York, Nehru nói rằng về cơ bản thì quan điểm của ông bắt nguồn từ những quan điểm cũ mà Gandhi đã để lại. Như vậy, Nehru đã tiếp thu những di sản tinh thần của người đi trước và lựa chọn ủng hộ cho nền hòa bình cũng như các chiến lược ngoại giao hướng đến hòa bình. (Kashyap, 1990, p. 52)

Bên cạnh đó, một môi trường hòa bình là cần thiết để Ấn Độ có thể phát triển kinh tế - xã hội. Trong môi trường chiến tranh và xung đột liên miên, có rất ít cơ hội để Ấn Độ nhận được sự hỗ trợ từ nước ngoài, trừ khi đó là vì mục đích quân sự. Ngược lại, điều mà Ấn Độ mong muốn là sự hỗ trợ về kinh tế, dưới hình thức cho vay và chuyển giao công nghệ. Nehru nhận thấy rằng nền thế giới sẽ không bao giờ thật sự hòa bình nếu vẫn còn sự cạnh tranh quyền lực giữa các siêu cường quốc; đồng thời nếu một số quốc gia vẫn còn là thuộc địa và bị đô hộ, thì khó có thể có hòa bình và hợp tác quốc tế thực sự. Do đó, phi thực dân hóa, tạo dựng kết nối khu vực mà không chịu sự kiểm soát của bất kì khối quân sự nào là điều kiện cần tất yếu để các nước thuộc thế giới thứ ba(Chú thích 1) gìn giữ độc lập và phát triển kinh tế - xã hội. Nehru tin rằng hòa bình là vấn đề của toàn cầu; việc bất ổn định dù ở bất cứ đâu đều có khả năng gây nguy hiểm cho nền độc lập của những nơi khác và dẫn đến xung đột, chiến tranh. Hòa bình là cơ hội bình đẳng cho mọi chủng tộc.

(Kashyap, 1990, p. 54) Điều này cũng được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa Ấn Độ, do Quốc hội Lập hiến thông qua vào ngày 26/11/1949 và chính thức có hiệu lực từ ngày 26/01/1950. Hiến pháp đề cập đến sự đảm bảo công lý, quyền tự do, công bằng cho công dân và nỗ lực xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị. (Library of Congress, 2017)

Như vậy, các chiến lược ngoại giao của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Jawaharlal Nehru mang đặc điểm chung là “Hòa bình, trung lập, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc”. Như một lẽ đương nhiên, đặc điểm này vẫn luôn được kế thừa trong các hoạt động ngoại giao của Ấn Độ từ đó cho đến tận ngày nay.

2.2.2. Chính sách ngoại giao “Không liên kết” của Jawaharlal Nehru2.2.2.1. Chính sách “Không liên kết” là gì? 2.2.2.1. Chính sách “Không liên kết” là gì?

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA JAWAHARLAL NEHRU (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)