6. Bố cục bài tiểu luận
2.2.2. Chính sách ngoại giao “Không liên kết” của Jawaharlal Nehru
2.2.2.1. Chính sách “Không liên kết” là gì?
Thuật ngữ “Không liên kết” được sử dụng lần đầu tiên bởi thủ tướng Jawaharlal Nehru trong bài phát biểu của ông tại Hội nghị Colombo (1954) ở Sri Lanka (Chú thích 2), về quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Khái niệm “không liên kết” dùng để chỉ chính sách đối ngoại của của các quốc gia từ chối liên kết hay chống lại các khối chính trị trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Những quốc gia này theo đuổi đường lối hoạt động một cách độc lập, không bị phụ thuộc. Không liên kết cũng có thể được hiểu là không gia nhập bất kỳ khối liên minh quân sự của nào, dù là khối tư bản chủ nghĩa phương Tây do Mỹ lãnh đạo, hay khối xã hội chủ nghĩa do Liên Xô dẫn đầu. (Nguyễn Thành Trung, Phong trào Không Liên kết (Non-Aligned Movement), 2016)
Chưa dừng lại ở việc đóng vai trò như một cách ứng phó đối với các khối quân sự hay cục diện chính trị xung đột hai cực, mà chính sách “Không liên kết” còn phát triển thành một phong trào được hưởng ứng rộng rãi với chủ trương bình đẳng toàn cầu và tiến tới tái cấu trúc trật tự thế giới. Phong trào “không liên kết” (chú thích 3) kiến thiết nên một trật tự hoàn toàn mới, dựa trên chủ quyền của các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều có sự bình đẳng về mọi mặt. Trong trật tự mới này sẽ không có chỗ cho chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự bóc lột kinh tế, bất bình đẳng và bần cùng hóa, thay vào đó, chỉ tồn tại sự hợp tác cùng phát triển., mà chính xác là đoàn kết để đạt được sự thịnh vượng chung, phúc lợi chung. Theo đó, phi thực dân hóa, giải trừ quân bị và trật tự kinh tế quân bình sẽ là những mục tiêu hàng đầu của phong trào. Cùng với đó, 5 nguyên tắc chung sống hòa bình (Panchsheel) - đứa con tinh thần của Jawaharlal Nehru, cũng trở
những nguyên tắc chỉ đạo cho mối quan hệ bang giao giữa các nước. Trong một buổi phát thanh vào 7/9/1946, với tư cách là người đứng đầu Chính phủ Ấn Độ lâm thời, ông nói rằng những đề xuất trên là để tránh khỏi tình trạng quyền lực chính trị theo nhóm và sự liên kết hòng chống lại nhau. Đó vốn là thứ dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới trong quá khứ và có thể một lần nữa dẫn đến thảm họa ở quy mô lớn hơn trong tương lai. (Kashyap, 1990, p. 53).
Hơn thế nữa, không chỉ khát khao liên kết toàn cầu, chính sách "Không liên kết" của Nehru còn thể hiện một tinh thần chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ. Ông nhận thức rõ rằng một đất nước Ấn Độ chỉ mới độc lập, hẵng còn yếu kém về quân sự và kinh tế. Vì vậy, nếu nước này theo phe của khối quân sự này hay khối kia, thì sẽ không đủ khả năng giữ vững nền độc lập - nền độc lập phải trả giá bằng sự hy sinh của hàng triệu con người. Chứng kiến các quốc gia lớn mạnh, phát triển về công nghiệp và công nghệ, đã phải cúi đầu trước các nhà lãnh đạo của khối quân sự mà họ tham gia, ông quả quyết rằng sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu người Ấn Độ không còn có quyền làm chủ vận mệnh của mình. Phát biểu tại Quốc hội Lập hiến (Lập pháp) ngày 8/3/1948, Jawaharlal Nehru tự hỏi gia nhập vào một khối quân sự nào đó có nghĩa gì? Ông khẳng định rằng, sau tất cả, nó chỉ có thể dẫn đến việc buộc phải từ bỏ quan điểm của mình và chấp nhận quan điểm của người khác để làm họ hài lòng và nhận được sự ủng hộ của họ. (Kashyap, 1990, p. 53)
Như vậy, chính sách "Không liên kết" của Jawaharlal Nehru luôn hướng tới xây dựng một khu vực, một thế giới hòa bình và hợp tác cùng phát triển. Nó mang đậm phong cách chính trị của Nehru, đó là sự “trung lập tích cực” và một niềm tin mạnh mẽ của vào nền hòa bình thế giới.
2.2.2.2. Chính sách “Không liên kết” trong các sự kiện lịch sử lớn
Chiến tranh lạnh (1947-1991)
Có thể thấy Ấn Độ đã giành được độc lập vào thời điểm tình hình quốc tế có nhiều biến động với cục diện xung đột lưỡng cực Đông – Tây. Thế giới lúc này được chia thành hai khối quyền lực lớn, tương phản về mặt tư tưởng - Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) từ sau đỉnh điểm của Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945. Khi đối mặt với một thế giới trong tình trạng phân chia "hai cực", Ấn Độ lựa chọn vị trí trung lập, không hoàn toàn quy phục Mỹ mà cũng không
đứng về phía Cộng sản Liên Xô. Đây chính là chính sách đối ngoại theo tư tưởng của Jawaharlal Nehru - Chính sách "Không liên kết"(Non- Alignment Policy). (Anjaria, 2011) Một thế giới bị chia cắt thành hai phe và xung đột kịch liệt sẽ đe dọa đến an ninh toàn thế giới. Bất kỳ hành động quá kích nào của một trong hai bên đều có thể hủy diệt hành tinh này bằng các vũ khí quân sự mà đáng lo ngại nhất là vũ khí hạt nhân. Câu hỏi đặt ra là làm sao để các quốc gia có thể yên ổn phát triển trong tình thế khó khăn này. Và rồi phong trào "Không liên kết" nổi lên như một giải pháp tối ưu nhất có thể giúp ổn định tình hình. Do đó, chính sách không liên kết mang ý nghĩa rất quan trọng đối với lợi ích quốc gia của chính Ấn Độ cũng như lợi ích của các quốc gia mới độc lập khác và của toàn cầu. Bắt đầu với sự mặt của 25 quốc gia tại Belgrade (Nam Tư) vào năm 1961, phong trào đã phát triển rộng rãi và bao trùm hơn trăm quốc gia trên thế giới. Đây là phong trào hướng tới tự do, đạo đức và bình đẳng, như một sự thay thế cho nỗi sợ, sự áp bức và đấu tranh - những biểu hiện điển hình của các khối quân sự. Chính sách “Không liên kết” cũng vì vậy được cho là giúp các quốc gia không bị vướng vào cuộc xung đột giữa hai khối trong Chiến tranh Lạnh. Tính trung lập của các quốc gia không liên kết có thể tạo cho họ thế đứng nhất định về mặt ngoại giao trong Chiến tranh Lạnh, khi họ có thể đóng vai trò hòa giải giữa các cường quốc và đóng góp trực tiếp cho mục đích hòa bình. (Kashyap, 1990, p. 54)
Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan (1947)
Các chính sách ngoại của Ấn Độ có lẽ bắt đầu từ mối quan hệ với các nước giáp với ranh giới nước này. Mà cuộc xung đột biên giới mạnh mẽ và sớm nhất có thể kể đến là chiến tranh Ấn Độ - Pakistan (1947) về vấn đề phân chia Kashmir.
Nguyên nhân của cuộc chiến này là do những mâu thuẫn tồn đọng sau khi giành độc lập. Trong thế chiến thứ 2, đế quốc Anh đồng ý với đề nghị về việc trao trả độc lập cho Ấn Độ để đổi lấy sự trợ giúp quân sự của quốc gia đa tôn giáo này. Chiến tranh kết thúc, vận mệnh sau độc lập của khoảng 390 triệu người Ấn Độ phụ thuộc vào quá trình đàm phán giữa Anh và các đảng phái đại diện cho các tôn giáo ở Ấn Độ. Trước thềm độc lập, cộng đồng người Islam giáo ở Ấn Độ, đại diện là Liên đoàn Islam giáo, do Muhammad Ali Jinnah (1876-1948) đứng đầu, đã đấu tranh mạnh mẽ và mong muốn được tách ra thành một quốc gia Pakistan độc lập - Cộng hòa Islam giáo Pakistan. Trong
khi đó, Nehru lại quả quyết rằng các tôn giáo sẽ cùng tồn tại trong một quốc gia thống nhất. Sau nhiều tháng giằng co, nhiều cuộc bạo động bùng nổ giữa hai phe, dẫn đến thương vong vô số. Nhận thấy hoàn cảnh ngày càng bất ổn, vì không muốn phải chịu trách nhiệm cho cuộc bạo động, viên toàn quyền của Anh tại Ấn Độ - Louis Mountbatten, đã quyết định dời ngày độc lập cho Ấn Độ sớm hơn gần một năm, tức ngày 15/8/1947 thay vì tháng 6/1948 như dự kiến. Cuối cùng, các đảng phái cũng buộc phải chấp nhận chia Ấn Độ thành hai quốc gia. Theo đó, các tỉnh đa số người Islam giáo sẽ thuộc về Pakistan, còn các tỉnh đa số người Hindu sẽ thuộc về Ấn Độ. Tỉnh Punjab và Bengal sẽ bị cắt đôi với ranh giới chưa được quyết định. Như vậy, Pakistan và Ấn Độ lần lượt tuyên bố độc lập mà không rõ ranh giới lãnh thổ. Chính sự qua loa trong việc phân chia đường biên giới năm 1947 là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh sau này giữa Pakistan và Ấn Độ. Vấn đề tranh chấp khu vực Jammu và Kashmir chưa bao giờ ngừng là điểm nóng trong mối quan hệ giữa hai nước Nam Á. (BBC, 2017)
Những xung đột với Pakistan theo một cách nào đó cũng đã ảnh hưởng đến các vấn đề chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Vào năm 1947, vào thời điểm diễn ra cuộc chia cắt đất nước, dù Maharaja Hari Singh – người trị vì Kashmir (vùng tiếp giáp với cả Ấn Độ và Pakistan), là một tín đồ đạo Hindu nhưng lại không có ý định sáp nhập vào Ấn Độ hay Pakistan. Ông nuôi dưỡng tham vọng về một vương quốc độc lập. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 1947, những người đàn ông có vũ trang từ các bộ lạc Pakistan tấn công vào với mục đích đánh chiếm Kashmir. Chứng kiến sự xâm nhập vũ trang này, Maharaja đề nghị được giúp đỡ từ quân đội Ấn Độ, nhưng Ấn Độ chỉ đồng ý cấp viện trợ nếu ông ký kết hiệp định sáp nhập Kashmir vào Liên minh Ấn Độ. Hari Singh đã đồng ý và Kashmir chính thức thuộc về Ấn Độ ngày 26 tháng 10 năm 1947, bất chấp sự phản đối gay gắt của Pakistan. Xung đột leo thang giữa hai bên khiến Nehru quyết định kêu gọi sự giúp đỡ từ quốc để nhằm giải quyết vấn đề của Kashmir trong hòa bình. Ông đã nhờ cậy sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc và một lệnh ngừng bắn giữa Pakistan và Ấn Độ ngay lập tức được kêu gọi vào năm 1949. Vấn đề tranh chấp Kashmir của Ấn Độ và Pakistan tạm dừng ở đây, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ cao sẽ xảy ra nhiều sự bất ổn trong tương lai. (Xung đột Kashmir: Người tham gia, nguyên nhân, khóa học của sự kiện) (Xung đột Kashmir: Người tham gia, nguyên nhân, khóa học của sự kiện)
Trong khi Ấn Độ vẫn duy trì thái độ mềm dẻo và chiến lược "Không liên kết" với chủ trương không dựa dẫm vào bất kỳ khối quân sự nào, thì Pakistan lại không ngừng mở rộng các mối quan hệ ngoại giao với mục đích kêu gọi viện trợ từ cường quốc. Năm 1951, Pakistan tổ chức hội nghị “Motamar” - Hội nghị Islam giáo, có sự tham gia của nhiều quốc gia Islam giáo. Hội nghị này được xem là nỗ lực từ phía Pakistan, nhằm ủng hộ việc hình thành khối đoàn kết Islam giáo lớn hơn và nâng cao vị thế của mình trong cộng đồng Islam giáo. Chưa dừng lại ở đó, năm 1954, Pakistan ký kết Hiệp định "Phòng thủ lẫn nhau" với Hoa Kỳ và không lâu sau đó, quốc gia này cũng chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) và Tổ chức Hiệp ước Trung Á (CENTO). Vì vậy, nhờ những viện trợ từ nước ngoài, Pakistan nhanh chóng ổn định và tiếp tục phát động các chính sách chống lại Ấn Độ, đặc biệt là những tranh chấp nhằm vào Kashmir. Về phía Ấn Độ, năm 1956, Liên Xô tỏ rõ quan điểm ủng hộ lập trường của quốc gia đa tôn giáo, khi sử dụng quyền phủ quyết của mình trong Hội đồng Bảo an để ngăn chặn những nghị quyết phi lý gây bất lợi cho Ấn Độ về chủ quyền phân chia lãnh thổ Kashmir. Những nỗ lực này đã làm dịu cuộc chiến Ấn Độ - Pakistan trong những năm 50. Song, đến năm 1962, mối quan hệ giữa hai nước phức tạp trở lại vì sự can thiệp của Trung Quốc hòng cô lập Ấn Độ. Quốc gia Nam Á này bị đưa vào thế gọng kìm bởi sự bao vây của Trung Quốc ở phía Đông, còn phía Tây là Pakistan. Các cuộc đàm phán được diễn ra những không thể cứu vãn tình hình, cho đến tháng 4 năm 1965, chiến tranh Ấn Độ - Pakistan lần thứ hai bùng nổ. (Anjaria, 2011)
Như vậy, việc thực hiện chính sách “Không liên kết” đã giúp Ấn Độ bảo toàn nền độc lập và không chịu sự khống chế của các khối quân sự, đồng thời cũng được chỗ đứng trong tổ chức Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, nó cũng khiến Ấn Độ phải gồng mình đương đầu với những khó khăn trong quá trình củng cố, phát triển đất nước mà ít được bảo trợ bởi các nước lớn.
Chiến tranh Triều Tiên (1950)
Chính sách "Không liên kết" được Ấn Độ một lần nữa áp dụng vào bối cảnh Chiến tranh Triều Tiên năm 1950. Ấn Độ bày tỏ quan điểm ủng hộ các nghị quyết được Liên hiệp quốc thông qua về cuộc chiến ở Triều Tiên, đồng thời lên án mạnh mẽ hành động gây hấn của nước này. Tuy nhiên, do Ấn Độ tuân thủ theo chỉ tiêu hướng tới giải quyết
vấn đề một cách mềm dẻo, hòa nhã; nên chính phủ nước này không ủng hộ nghị quyết hỗ trợ quân sự cho Hàn Quốc của Liên hiệp quốc. Chiến lược ngoại giao "Không liên kết" cũng được Ấn Độ vận dụng trong vấn đề này với thái độ không thuận theo phía Mỹ. Bởi lẽ khi Ấn Độ bác bỏ nghị quyết trên là đồng nghĩa với việc từ chối một nghị quyết được Hoa Kỳ ủng hộ. Trên thực tế, có nhiều lý do để Ấn Độ lựa chọn từ chối ủng hộ nghị quyết trên. Thứ nhất, Ấn Độ cảm thấy rằng tham gia vào hỗ trợ quân sự cho Hàn Quốc vượt quá khả năng của mình, vì chính bản thân quốc gia Nam Á này vẫn đang phải đối mặt với nhiều cuộc xung đột biên giới. Thứ hai, Ấn Độ muốn vun đắp tình hữu nghị với Trung Quốc. Chính phủ Ấn Độ cho rằng nếu chấp nhận nghị quyết trên, nước này sẽ hoàn toàn trở thành đồng minh của một bên tham chiến, do việc giải quyết vấn đề của Triều Tiên như thế nào đã trở thành một phần trong công cuộc cạnh tranh quyền lực giữa Mỹ và Liên Xô. Chính phủ Ấn Độ lập luận rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nên đại diện cho Trung Quốc (lúc này còn có Trung Hoa Dân Quốc - Đài Loan) tại Liên Hiệp Quốc để sớm đưa ra phương án giải quyết trong hòa bình đối với cuộc chiến tranh ở Triều Tiên. Thứ ba, Ấn Độ còn phải tập trung sức lực cho các vấn đề kinh tế - xã hội và không thể tham gia vào cuộc chiến. Hơn thế nữa, một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế - thương mại Ấn Độ phát triển đó chính là sự hòa bình, và đặc biệt là sự hòa bình của toàn châu Á.
Sự e ngại của Ấn Độ trong quá trình đưa ra quyết định đối với nghị quyết hỗ trợ quân sự cho Hàn Quốc cũng xuất phát từ nỗi lo sợ về việc bất kỳ một hành động gây hấn nào đều sẽ có khả năng dẫn đến việc Trung Quốc tham chiến. Nhưng cuối cùng thì Trung Quốc đã tham chiến. Sau khi Trung Quốc bị cáo buộc với hành vi xâm lược, Ấn Độ cũng phải gánh chịu sư lên án gay gắt vì đã làm ngơ trước cuộc chiến tranh Triều Tiên và khiến tình trạng tồi tệ hơn. Đồng thời, cũng vì chính sách trên mà Mỹ đã quyết định viện trợ cho Pakistan trong cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và quốc gia Islam giáo láng giềng. Tuy vậy, vị trí Ấn Độ cũng được các nước đánh giá cao khi nước này đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán đình chiến. Ấn Độ là một trong năm thành viên của Neutral Nations Repatriation Commission (NNRC bao gồm Thụy Điển, Thụy Sĩ, Tiệp Khắc, Ba Lan và Ấn Độ). Lập trường của Ấn Độ trong tổ chức quốc tế này đã đạt được sự hài lòng từ các bên tranh chấp. (Anjaria, 2011)
Cuộc nội chiến Hungary (1956)
Sau khi Hội nghị Bandung thành công tốt đẹp, chính sách "Không liên kết" của Nehru ngày càng được biết đến rộng rãi hơn. Sự hữu ích của chiến lược trung lập này còn được chứng minh qua vị thế của Ấn Độ khi tiến hành biểu quyết về cuộc khủng hoảng ở