Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA JAWAHARLAL NEHRU (Trang 54 - 65)

6. Bố cục bài tiểu luận

3.2. Bài học kinh nghiệm

● Về chính trị - xã hội:

Khi tự thành lập nội các đầu tiên của mình, thủ tướng Jawaharlal Nehru đã bổ nhiệm mười bốn bộ trưởng nội các. Nhưng điều ngạc nhiên là trong số mười người đó, có ít nhất 5 bộ trưởng không có liên hệ với Quốc hội; ba người đã từng chỉ trích Đảng một cách gay gắt. Ngoài ra, có đại diện từ 5 tôn giáo: Hindu giáo, Islam giáo, Cơ đốc giáo, đạo

Sikh và Parsi. (Ashok K. Singh, 2021). Các thành viên Nội các đầu tiên của Ấn Độ ra cho thấy Nehru và Patel đã tận dụng những nhân tài để có thể đối phó với những thách thức phức tạp và to lớn mà đất nước mới độc lập phải đối mặt. Tuy nhiên, việc thành lập một chính phủ với đa dạng tư tưởng chính trị và tôn giáo như vậy mang tính rủi ro cao. Sau đó, bất chấp tầm nhìn rộng lớn của J. Nehru, Nội các đầu tiên bắt đầu dần sụp đổ dưới sức nặng của những mâu thuẫn chính trị vốn có trong nội bộ chính phủ, và dẫn đến lần lượt các bộ trưởng từ chức. J. Nehru đã thành lập Nội các thứ hai vào năm 1982, sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của Ấn Độ (1951 – 1952).

Bên cạnh đó, việc xây dựng một quốc gia thế tục vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Sau khi Ấn Độ bị chia cắt, thủ tướng Jawaharlal Nehru nhận ra rằng người Anh đã đâm “lưỡi dao” xuyên qua chủ nghĩa thế tục của Ấn Độ, làm nó bị thương sâu sắc, và chỉ có thể được chữa lành bằng cách khác: mang lại cho cộng đồng người Hồi giáo ở lại Ấn Độ niềm tin rằng họ sẽ được đối xử công bằng. Mục đích là cao cả, nhưng việc thực hiện nó vẫn là một vấn đề vô cùng nan giải. Trong điều 44 của hiến pháp Ấn Độ, nêu rõ: "Nhà nước sẽ cố gắng đảm bảo một bộ luật dân sự thống nhất cho tất cả công dân trên toàn lãnh thổ Ấn Độ." Tuy nhiên, Nehru đã bị chỉ trích vì áp dụng luật không nhất quán. Đáng chú ý nhất, Nehru cho phép người Islam giáo duy trì các bộ luật riêng của họ trong các vấn đề liên quan đến hôn nhân và thừa kế. Nhưng tại bang Goa nhỏ bé, bộ luật dân sự dựa trên luật pháp cũ của Bồ Đào Nha được phép tiếp tục sử dụng, và bộ luật riêng của người Islam giáo bị Nehru nghiêm cấm. Đây là kết quả của việc Ấn Độ thôn tính Goa vào năm 1961, J. Nehru hứa với người dân rằng luật pháp của họ sẽ được giữ nguyên. Điều này đã dẫn đến những cáo buộc về chủ nghĩa thế tục có chọn lọc. (Minhaz Merchant, 2020).

Nhìn chung, không thể phủ nhận được đóng góp vĩ đại của J. Nehru trong việc thiết lập cốt lõi xây dựng đất nước, tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế. Chính nguyên nhân sự khác biệt to lớn về hệ tư tưởng, tôn giáo và tính cách của các chính trị gia đã gây ra những mâu thuẫn trong Nội các lúc bấy giờ, dẫn đến “sự tan rã” của Nội các thứ nhất, Ngoài ra, chủ nghĩa thế tục vấp phải nhiều vấn đề thực tế hơn là một bức tranh hòa hợp tuyệt đẹp mà Nehru đã vẽ ra. Chủ nghĩa thế tục của J. Nehru được cho là không phù hợp với thực tế tình hình của Ấn Độ. Vốn từ trước đó và sau khi bị chia cắt, trong phạm vi Ấn Độ đã dấy lên nhiều cuộc xung đột tôn giáo gay gắt. Để có thể xây dựng nhà nước thế tục

triệt để, những chính sách công bằng xã hội của Nehru là chưa đủ. Cuồng tín và xung đột tôn giáo diễn ra ngày càng nhiều, ngay cả một cuộc chiến nhỏ cũng trở thành một vấn đề lớn. Đây là mối đe dọa lớn đối với sự phát triển của quốc gia. Nếu mọi người không thể tôn trọng lẫn nhau và vượt qua những khác biệt nhỏ thì dù tăng trưởng GDP hoặc đầu tư vào quốc gia có cao đến đâu, quốc gia đó thực sự không thể phát triển đi lên. Đoàn kết dân tộc là cốt lõi tạo nên sức mạnh xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do đó, việc xem xét lại các nguyên tắc trong thế tục của Nehru và hiểu đúng về nó có thể giúp Ấn Độ vượt qua cuộc khủng hoảng nội bộ mà nước này đang phải đối mặt.

Về kinh tế:

Quan điểm nhà nước nắm trong tay các lĩnh vực sản xuất then chốt và hạn chế vốn đầu tư nước ngoài của J. Nehru vấp phải nhiều chỉ trích. Mặc dù các chính sách kinh tế của ông được nhiều người cho là nguyên nhân khiến Ấn Độ thất bại trong việc trở thành một lực lượng kinh tế lớn sau độc lập, nhưng Nehru có lẽ đã suy nghĩ trên cơ sở lâu dài hơn. Ông nhấn mạnh vào sự kiểm soát của nhà nước đối với lĩnh vực công nghiệp. Các luật lệ nghiêm ngặt được đặt ra tại tiểu bang và các quy định về kinh doanh ngặt nghèo khiến các doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại. Ngay cả những người nông dân, các công nhân, nhân viên công sở cũng cảm thấy áp lực đè nặng trên người họ. (Maps of India 2012). Chiến lược kinh tế của Nehru phụ thuộc vào sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Các học giả cho rằng J. Nehru “đã nhìn Ấn Độ từ quan điểm của chủ nghĩa Mác và thực hiện mô hình phát triển của Liên Xô”. (Ashutosh Bhardwaj, 2018)

Các chính sách kinh tế của Nehru thường được cho là nguyên nhân khiến nền kinh tế Ấn Độ kém đi trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, khi xem xét bối cảnh đất nước Ấn Độ đang gặp phải nhiều khó khăn chồng chất sau chiến tranh thế giới thứ hai và thời buổi độc lập, xây dựng đất nước, có thể hiểu được những chiến lược kinh tế của J. Nehru dù không hoàn toàn triệt để, nhưng đã thật sự đưa Ấn Độ thoát khỏi tình thế cấp bách.

● Về ngoại giao:

Chính sách “Không liên kết” của Jawaharlal Nehru được xem là di sản quý giá được nhiều thế hệ chính trị gia đi sau ca ngợi. Mặc dù vậy, chính sách này cũng vấp phải nhiều tranh cãi. Đó là chiến lược mềm dẻo nhằm đảm bảo an toàn cho quốc gia trong cục diện xung đột hai cực, và nhận được sự giúp đỡ từ của cả hai bên tranh chấp. Song, sự e

ngại và lưỡng lự khi giải quyết các vấn đề quốc tế có thể khiến Ấn Độ mất uy tín hay thậm chí dẫn đến sự bất mãn của hai siêu cường. Chẳng hạn như việc Ấn Độ không tán thành nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên đã khiến Mỹ ra quyết định viện trợ cho hành động chống phá Ấn Độ của Pakistan. Bên cạnh đó, nếu Ấn Độ tỏ ra thân thiết với một trong hai phe đối lập cũng sẽ đưa tới sự không hài lòng của các quốc gia khác, bằng chứng là khi Ấn Độ thắt chặt tình hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc đã ngay lập tức phát động cuộc chiến tranh biên giới Trung - Ấn (1962). Tuy nhiên, cũng không thể chối bỏ những lợi ích mà chiến lược “Không liên kết” đem lại. Ở Ấn Độ vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém về quân sự và kinh tế khi mới giành quyền tự trị, vì vậy, nếu nước này trở thành người theo phe của khối quân sự này hay khối kia, Ấn Độ sẽ không đủ khả năng giữ vững nền độc lập của mình và bị phụ thuộc vào một bên. Ngược lại, khi ở vị trí trung lập, Ấn Độ có thể nhận được sự đồng tình từ bạn bè quốc tế và đạt được uy tín khi đóng vai trò là nước hòa giải trong các vấn đề chung. Đó là chiến lược “trung lập tích cực” và chủ trương theo đuổi sự hòa bình. Theo Jawaharlal Nehru, Không liên kết không đồng nghĩa với trung lập thụ động, mà các quốc gia cần phải tỏ thái độ rõ ràng trong các vấn đề quân sự và quốc tế như chạy đua vũ trang, chính sách xâm lược của các nước đế quốc, phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa. Chưa dừng lại ở đó, cách mà Nehru chống lại sự khống chế của các khối quân sự là kêu gọi đoàn kết giữa các quốc gia để tiến tới thành lập một khối khác - khối thứ ba - khối riêng của các quốc gia 'trung lập'. Khối này được thành lập dựa trên sự độc lập về suy nghĩ và hành động, và sự bình đẳng trong ứng xử của mỗi quốc gia thành viên. Sự thống nhất của các quốc gia sẽ đạt được thông qua những cuộc gặp gỡ và thảo luận. Sau đó, mỗi quốc gia thành viên sẽ linh hoạt lựa chọn tự hành động hoặc yêu cầu trợ giúp từ các nước khác, tùy vào hoàn cảnh cụ thể. Đó chính là điểm sáng tạo trong chính sách của Jawaharlal Nehru.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Dẫu cho vấp phải rất nhiều khó khăn và bị nhiều học giả phê bình là chưa đúng với tình hình thực tiễn Ấn Độ, nhưng những đóng góp của Nehru đóng vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Nehru, Ấn Độ đã vượt qua tình thế

muôn trùng khó khăn, phát triển mạnh mẽ và đặt nền móng cho một cường quốc hiện đại. Những tư tưởng của Nehru trở thành nền tảng xây dựng thể chế chính trị và bộ máy chính quyền Ấn Độ. Bên cạnh đó, nhưng những tư tưởng chính trị tiến bộ đã đặt viên gạch đầu tiên cho công trình trật tự thế giới mới mà được kỳ vọng là sẽ không có sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân, của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự bất công và bóc lột, mà chỉ có bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng phát triển. Những thành tựu Jawaharlal Nehru trong lĩnh vực đối nội lẫn đối ngoại, đều là những bài học kinh nghiệm vô cùng bổ ích cho các nhà hoạt động chính trị sau này. Đó cũng là lý do tại sao trong nhiều thập kỷ qua, thủ tướng J. Nehru vẫn luôn nhận được sự kính trọng của nhân dân Ấn Độ và bạn bè quốc tế.

KẾT LUẬN

Có thể nói, Jawaharlal Nehru không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Ấn Độ mà còn là một nhà kiến trúc sư đại tài thiết kế nên những chiến lược tiến bộ giúp quốc gia Nam Á rộng lớn giữ vững nền độc lập và ổn định để phát triển trong những ngày đầu độc lập. Người ta nhận thấy trong Jawaharlal Nehru cả hai mặt đối lập. Ông là con người vừa thuộc về phương Đông và cũng thuộc về phương Tây. J. Nehru được học và lớn lên ở Anh nhưng ông đã sớm nhận ra bộ mặt xấu xa của chủ nghĩa đế quốc và đặt niềm tin vào xã hội chủ nghĩa. J. Nehru sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp quý tộc, nhưng ông đề cao sự bình đẳng trong các mối quan hệ. Ông bị ảnh hưởng nhiều bởi văn truyền thống của dân tộc nhưng lại có thể xây dựng các dự án vĩ mô cho sự phát triển của Ấn Độ bằng ứng dụng khoa học và công nghệ. Tư tưởng J. Nehru là thành quả của sự kết hợp độc đáo giữa của truyền thống và hiện đại. Nhiều mâu thuẫn ẩn chứa trong tính cách của ông, nhưng bao trùm lên tất cả vẫn là chủ nghĩa nhân văn. Jawaharlal Nehru là được nhận xét là người có tâm hồn giàu đẹp, đậm nét của chủ nghĩa nhân văn. Suốt cả cuộc đời, ông vẫn luôn theo đuổi niềm đam mê tạo dựng một thế giới hòa bình mà ở đó các nước sẽ chung sống chan hòa, không tranh giành quyền lực mà thay vào đó là sự hợp tác cùng phát triển. Từ khi bắt đầu yêu thích tìm hiểu về các hoạt động chính trị cho đến khi trở thành thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, Nehru đã luôn chú trọng đến kết hợp chủ nghĩa dân tộc kết hợp với chủ trương liên kết khu vực tiến tới hòa bình thế giới. Nhà lãnh đạo ấm áp và giàu tình thương này nuôi dưỡng trong mình những kỳ vọng lớn lao vào nền hòa bình ấy và luôn không ngừng nỗ lực để biến giấc mơ thành hiện thực. Tuy đã có nhiều lần phải thất vọng tràn trề, nhưng ông chưa bao giờ đánh mất niềm tin vào những giá trị nhân văn, vào tương lai tốt đẹp của thế giới. Thể xác và tinh thần của ông chưa từng chịu đầu hàng trước những trận đòn roi và ngày tháng nô dịch cực khổ trong tù. Ông lao vào hành động vì những mục tiêu và lý tưởng mà ông đã ấp ủ và theo đuổi với một ý chí bất khuất. Jawaharlal Nehru đã viết trong di chúc của mình rằng "Tôi tự hào về cơ nghiệp to lớn đó của chúng tôi (người Ấn Độ), và ý thức rằng tôi cũng như tất cả chúng tôi, là một mắt xích trong chuỗi những người khát vọng đưa Ấn Độ một lần nữa tái sinh và quay trở thời kì phát triển đình cao như những gì đã từng có được lịch sử ghi chép lại trong quá khứ xa xưa". (Kashyap, 1990, p. 188)

Suốt cuộc đời hoạt động chính trị của mình, ông đã trải qua nhiều biến động của lịch sử, chứng kiến hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, đau thương, trải qua nhiều phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhiều lần bị bắt giam và đã đi khắp nơi trên thế giới, học hỏi, lĩnh ngộ tinh hoa văn minh nhân loại. J. Nehru không chỉ thừa hưởng từ cha mình, từ nền giáo dục tiên tiến mà còn “kế thừa” lý tưởng xây dựng đất nước từ Gandhi. Đó là một trong những cơ sở tạo nên một J. Nehru có tầm nhìn rộng và toàn diện trước những thách thức đặt ra cho đất nước, từ đấy, ông đưa ra những chiến lược kịp thời, phù hợp với tình hình đất nước qua từng thời kỳ lịch sử.

Đầu tiên, về con đường đối nội, Nehru chủ trương thực hiện cải cách toàn diện trên mọi lĩnh vực. Cụ thể:

Trên lĩnh vực chính trị, nhằm đạt mục tiêu “Ấn Độ hóa bộ máy chính quyền”, J. Nehru đã thành lập nội các đầu tiên bao gồm mười bốn bộ trưởng, tính cả ông, để điều hành bộ máy chính phủ, thiết lập “đầu tàu” lãnh đạo và thực hiện các chiến lược phát triển Ấn Độ. Dần dần, ông đã “nhổ bỏ” những mầm rễ ăn sâu vào chính quyền của thực dân Anh và quá trình giành quyền tự chủ, tự quyết đất nước đã giành thắng lợi. Bên cạnh đó, những nghị quyết trong “Objectives Resolution” được trình bày vào ngày 13/12/1946 và chủ nghĩa thế tục của J. Nehru đã đặt nền móng thành lập Hiến pháp đầu tiên và trở thành cốt lõi trong quá trình xây dựng nước Cộng hòa Ấn Độ.

Trên lĩnh vực kinh tế, điểm đáng chú ý là “kế hoạch 5 năm”, kế hoạch 5 năm thành công đã giúp Ấn Độ thoát khỏi đói nghèo, giảm thiểu tình trạng lạm phát và nâng cao đời sống nhân dân. Nehru ưu tiên xây dựng các con đập và lĩnh vực chính của công nghiệp là thủy điện, điều này đã cải thiện tình trạng nông nghiệp, đặc biệt là tưới tiêu, cũng như tạo ra năng lượng điện cho người dân.

Về mặt xã hội, các cải cách về giáo dục, phổ cập giáo dục bắt buộc cho trẻ em và xây dựng nhiều trường học, các viện giáo dục và nghiên cứu cho thấy rằng, Nehru vô cùng xem trọng yếu tố con người. Và những chính sách này đã mang đến hiệu quả to lớn, ngày nay, Ấn Độ được xem là một trong những cường quốc công nghệ. Ngoài ra, những chiến lược nhằm xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, giới tính và kỳ thị thiểu số trong xã hội cũng đã thay đổi đáng kể bộ mặt Ấn Độ.

Về đường lối đối ngoại, chính sách “Không liên kết” của Jawaharlal Nehru được ứng dụng một cách linh hoạt, giúp Ấn Độ vượt qua những khó khăn trong cục diện chiến tranh lạnh và các vấn đề tranh giành lãnh thổ ở những vùng biên giới. Chính sách này là cơ sở để thành lập nên tổ chức quốc tế gồm những nước là thành viên của phong trào “Không liên kết” nhằm tạo sự liên kết khu vực và hợp tác cùng phát triển. Bên cạnh đó

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA JAWAHARLAL NEHRU (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)