Đánh giá chính sách ngoại giao “Không liên kết”

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA JAWAHARLAL NEHRU (Trang 40 - 42)

6. Bố cục bài tiểu luận

2.2.2.3. Đánh giá chính sách ngoại giao “Không liên kết”

Một số người đã chỉ trích Jawaharlal Nehru, họ cho rằng chính sách "Không liên kết" của ông quá nghiêng về chủ nghĩa duy tâm và thiếu chính kiến. Thậm chí có những người lên án rằng Ấn Độ đã không đủ trung lập trước các siêu cường trong các cuộc đối đầu khối của họ. Trong cuốn sách "Ideology and International Relations", tác giả Alan Cassel đã phần nào thể hiện thái độ chỉ trích đối với phong trào "Không liên kết" rằng: "Toàn bộ phong trào "Không liên kết" cũng không tuân thật sự tuân theo các chuẩn mực đạo đức mà Nehru đã cố gắng đề ra. Ngay từ đầu, một quốc gia tham gia vào phong trào này từ trước đã có sự liên kết với khối cộng sản - khối phía Đông (Liên Xô và các đồng minh của mình ở Trung và Đông Âu). Hơn nữa, phong trào không liên kết luôn chứa đựng một phe ít quan tâm đến việc giảm căng thẳng quốc tế, mà chỉ tập trung vào chống lại chủ nghĩa thực dân ". Bên cạnh đó, Ấn Độ chưa xử lý thỏa đáng các cuộc tranh chấp

biên giới với Pakistan và Trung Quốc, cuộc khủng hoảng ở Hungary, chiến tranh ở Triều Tiên, đã cho thấy những mặt hạn chế của một quốc gia "Không liên kết".

Tuy nhiên, Nehru không chấp nhận sự cáo buộc này. Trong buổi nói chuyện ở Lok Sabha vào ngày 22 tháng 11 năm 1960, ông nhấn mạnh bản thân không thích quốc tế dùng từ 'trung lập' để chỉ Ấn Độ. Hơn nữa ông thật sự không thích mọi người nhận định chính sách của Ấn Độ được là 'trung lập tích cực'. Tuy Ấn Độ kiên quyết không cam kết với bất kỳ khối quân sự nào; nhưng trên thực tế lại đang nỗ lực thực hiện các chính sách, mục tiêu, nguyên tắc khác nhau nhằm duy trì hòa bình và bảo vệ lợi ích quốc gia. Theo ông, tính trung lập chưa hẳn là cách ứng phó phù hợp với các siêu cường và khối quân sự. Để giảm bớt căng thẳng, một quốc gia cần tích cực hành động, không cúi đầu vì nỗi sợ hãi, luôn quan tâm đến tình hình quốc tế và có những biện pháp xử lý kịp thời. Do vậy, khi nền hòa bình bị đe dọa, Ấn Độ không thể giữ mãi thái độ trung lập. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ, đặc biệt là chính sách "Không liên kết", là một chính sách cơ hội. Trong đó, Ấn Độ hành động theo tình hình, dựa trên cơ sở các sự kiện, xu hướng diễn ra trên toàn cầu và để đưa phương thức phù hợp, thỏa mãn lợi ích chính đáng của mình. Việc yêu cầu một quốc gia phải là đối xử bình đẳng với hai siêu cường trong mọi hoàn cảnh là điều không tưởng. Cách mà Nehru chống lại sự khống chế của các khối quân sự là kêu gọi đoàn kết giữa các quốc gia để tiến tới thành lập một khối khác - khối thứ ba. Jawaharlal Nehru tuyên bố khối thứ ba sẽ là khối riêng của các quốc gia 'trung lập'. Dù Nehru không ủng hộ cách tổ chức theo các khối như vậy, nhưng để thoát khỏi tình cảnh nguy hiểm lúc bấy giờ, chỉ có thể dựa vào sự liên kết, hợp tác.

Có thể nói, ý tưởng về việc thể chế hóa phong trào "Không liên kết" trái ngược với khái niệm của nó. Tuy nhiên, vẫn có tính thống nhất và khác biệt ở chỗ khối thứ ba này được thành lập dựa trên sự độc lập về suy nghĩ và hành động của mỗi quốc gia thành viên. Mục tiêu chính của khối là giữ gìn hòa bình và độc lập thông qua những cuộc gặp gỡ và thảo luận để đạt được sự đồng thuận chung. Sau đó, ở từng thời điểm thích hợp, mỗi quốc gia thành viên sẽ linh hoạt thay đổi chiến lược hành động một cách đơn lẻ hay liên kết lại với nhau. Ông cho rằng để các quốc gia đạt đến sự ăn ý đó vẫn còn là điều xa vời. Song nhìn chung, các cuộc đàm phán đã mang lại những kết quả đáng kể. Các tổ chức quốc tế hoạt động dựa trên cơ chế trên đang ngày càng phát triển và có tầm ảnh hưởng lớn trên

thế giới. Hơn hết, mọi người đang ngày càng nhận thức rõ sự nguy hiểm của vũ khí quân sự và ủng hộ cho hòa bình. Mong muốn lớn nhất của Nehru là thiết lập một trật tự thế giới hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển.

Nói tóm lại, chính sách “không liên kết” của Nehru đã được vận dụng sáng tạo qua từng giai đoạn và mang lại cho Ấn Độ những lợi ích và hạn chế nhất định trong quá trình phục hồi và phát triển, đồng thời, cũng góp phần làm nên tên tuổi của một nhà ngoại giao lỗi lạc – Jawaharlal Nehru. Người ta hết sức đề cao nhân cách của Nehru khi ông luôn hướng đến nhưng giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, khâm phục những nỗ lực của Nehru nhằm cố gắng thiết lập một luồng tư duy mới trong Chính trị Quốc tế. Chính sách “Không liên kết” đã phản ánh khao khát được đóng vai trò là người trung gian giải quyết các xung đột của Nehru. Ông mong muốn trở thành cầu nối giữa thế giới Tư bản và Cộng sản và ở một khía cạnh nào đó, Nehru đã thành công khi tạo dựng được tiếng nói riêng khi ở thế trung lập. (Kashyap, 1990, p. 55)

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA JAWAHARLAL NEHRU (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)