Những nghiên cứu về vật liệu nano và hệ chất lỏng nano trong những năm gần

Một phần của tài liệu Khóa luận Chế tạo vật liệu nano oxit sắt từ bọc polymer để định hướng ứng dụng trong tăng cường thu hồi dầu (Trang 25 - 27)

đây

Từ lâu, vật liệu nano và hệ chất lỏng nano với những đặc tính ưu việt đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi ở rất nhiều lĩnh vực như: Y sinh [11, 12]; Nhiên liệu đốt [13]; Dầu khí [5, 14]; Diệt trùng, diệt khuẩn [15]; Xửlí môi trường [16]; Làm chất lỏng truyền nhiệt hệ thống làm mát của một số ngành công nghiệp ô tô [17], điện tử [18] và còn một số ngành khác.

Ngày nay, chất lỏng nano vẫn đang phát triển vô cùng mạnh mẽ với những nghiên cứu vềứng dụng cực kì thiết thực trong những năm gần đây, đặc biệt là lĩnh vực y sinh nói chung và nghiên cứu ra các hướng mới đểđiều trị bệnh ung thư nói riêng, bên cạnh đó thì vấn đề vềtăng cường thu hồi dầu trong lĩnh vực dầu khí luôn là vấn đềđược quan tâm hàng đầu.

Trong lĩnh vực Y sinh

Tại Việt Nam phải đến một số kết quả về chế tạo và ứng dụng thanh nano vàng của nhóm GS.TS Nguyễn Hoàng Lương trong hiện ảnh tếbào ung thư vú [11], nhóm đã thành công trong việc kết hợp trastuzumab (một loại kháng thểtrong điều trịung thư vú) với các hạt nano vàng để phát hiện cụ thể các tếbào ung thư vú HER2 biểu hiện quá mức, đây là dòng tế bào KPL4 và nhóm đã tìm ra trastuzumab-EDC*GNPs có sự ổn định trong thời gian dài và liên kết mạnh mẽ với tế bào ung thư vú KPL4.

Trên thế giới, vật liệu nano cũng đang được ứng dụng trong Y sinh rất rộng rãi và thành công. Có thể kểđến “Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano từ bọc vàng dạng core – shell kết hợp với acid folic ứng dụng trong liệu pháp nhắm đích” trongđiều trịung thư [12]. Với

11

tính chất ưu việt của hạt từ, việc điều hướng hạt từ tính bởi từtrường bên ngoài được nhắm đến ứng dụng trong liệu pháp nhắm đích.

Trong lĩnh vực dầu khí

Việc nghiên cứu chế tạo các vật liệu nano, hệ chất lỏng nano ứng dụng định hướng trong TCTHD vẫn luôn là vấn luôn là vấn đề quan trọng được ưu tiên hàng đầu. 2016, Ahmadi cùng các cộng sựđã đưa ra những kết quả vô cùng tích cực về việc sử dụng các hạt nano silica kị nước đểđịnh hướng ứng dụng trong TCTHD, vật liệu được làm từ SiO2 cùng với 1 số chất phụ gia [14]. Kết quả là có thể cải thiện khả năng thu hồi dầu lên tới 80,234% với dung dịch nano silica kị nước có nồng độ 10000 ppm. Nguyên nhân là các hạt nano silica kị nước có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt liên diện giữa hai pha dầu và nước và chế tạo ra nhũ tương vi mô có độ nhớt cao.

Tại Việt Nam, Lê Thị Như Ý và nhómnghiên cứu Nguyễn Phương Tùngđã phối trộn các hạt nano SiO2 có kích thước trung bình 15 nm với một số chất HĐBM anion đặc thù để khảo sát hiệu ứng hợp trội, kết quả cho khả năng giảm SCBM vượt bậc [5]. Kết quả cho thấy hiệu ứng hợp trội chỉ xảy ra khi phối trộn hạt nano với chất hoạt động bề mặt XSA–1416D (giảm 4,2 lần từ 0,079 xuống 0,019 mN/m) ở tỉ lệ phối trộn là 4:6 và với chất hoạt động bề mặt SS16-47A (giảm 4,3 lần từ 0,017 xuống 0,004 mN/m) ở tỉ lệ phối trộn là 1:9, nồng độ tổng là 1000 ppm cho cả hệ. Giải thích được đề xuất là: các chất HĐBM này có các đuôi kỵ nước dài và trọng lượng phân tử lớn nên sau khi hấp phụ lên bề mặt các hạt nano SiO2 ưa nước sẽ lôi kéo các hạt này đến BMLD giữa hai pha dầu-nước, làm giảm mạnh năng lượng bề mặt giữa hai pha, do đó sẽ cho giá trị SCBM cực thấp. Khảo sát khả năng đẩy dầu của các hệ chất lỏng nano có tác động hợp trội, của hệ dung dịch 1000 ppm SS16 –47A, của hệ chỉ có 1000 ppm nano SiO2và của nước biển cho thấy hệ chỉ có 1000 ppm nano SiO2 và nước biển không đẩy được dầu, trong khi đó ở các hệ được lựa chọn, quá trình đẩy dầu đều xảy ra rất mãnh liệt.

12

Một phần của tài liệu Khóa luận Chế tạo vật liệu nano oxit sắt từ bọc polymer để định hướng ứng dụng trong tăng cường thu hồi dầu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)