Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. (Trang 28 - 33)

1 chỉ những khоản nợ củа DNNN được Chính рhủ bảо lãnh mới được cоi là nợ công

1.2.2 Tăng trưởng kinh tế

1.2.2.1 Khái niệm và cách đo lường tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập về cả quy mô lẫn tốc độ của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế như Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)…

Tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa mức sản lượng trên đầu người kỳ hiện tại so với kỳ trước chia cho mức sản lượng trên đầu người kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị % theo công thức:

g = y

t

yt−1

yt−1 × 100(%),

Trong đó:

g: tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người của năm t Y: GDP thực tế bình quân đầu người năm t

1.2.2.2. Các yếu tố quyết định tới tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế chịu tác động bởi nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế

a. Các nhân tố kinh tế

Những yếu tố đầu vào của một nền kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế đó. Người dân của một đất nước được tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn khi và chỉ khi năng suất lao động cao hơn. Để có được năng suất lao động đáng kể thì phải kể đến 4 yếu tố nguồn lực chủ yếu đó là: Vốn (K), Lao động (L), Tài nguyên, đất đai (R), Công nghệ kỹ thuật (T)

- Tư bản (K): là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà

người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất

(đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia...), sức khỏe cộng đồng, thủy

lợi...nhằm tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển

- Nguồn nhân lực (L):các nhà kinh tế cho rằng chất lượng đầu vào của lao động

tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát

triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ là nước Đức, "một lượng lớn tư bản

của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến” điều đó thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên (R): là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển,

những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước. Đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu trong việc thực hiện bố trí các cơ sở kinh tế. Một nước được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú cũng sẽ có lợi thế trong việc khai thác, tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra nhanh chóng.Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út. Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao. Tuy nhiên, đây lại không phải là yếu tố mang tính quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế, có thể lấy Nhật Bản là một ví dụ điển hình

của một cường quốc hùng mạnh mặc dù nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô.

- Công nghệ kỹ thuật (T): Trong hàng vạn năm phát triển của lịch sử loài người,

tăng trưởng kinh tế rõ ràng không là việc đơn thuần chỉ tăng thêm về nhà máy hay công nhân, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất hiệu quả hơn. Công nghệ đang phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ đã có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả lao động, đóng vai trò then chốt trong tất cả các ngành từ y tế, sản xuất, vận tải,...Tuy nhiên, để có được những thành quả đó đòi hỏi phải có một quá trình từ phát triển nghiên cứu thực nghiệm các công trình khoa học cho đến sự áp dụng những kết quả nghiên cứu đó phổ biến rộng rãi trong thực tế.

b. Các nhân tố phi kinh tế

- Đặc điểm văn hoá – xã hội: Đây là nhân tố quan trọng có tác động nhiều tới quá trình phát triển của đất nước. Nói đến văn hoá dân tộc là một khái niệm rất rộng, bao hàm nhiều mặt tri thức phổ thông, đến các tích luỹ tinh hoa của nhân loại về khoa học nghệ thuật văn học, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những tập tục tốt đẹp…đã xây dựng được mà mọi người thừa nhận từ lâu đời.Nói chung trình độ văn hoá của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng của lao động, của kỹ thuật và công nghệ, của trình độ quản lý kinh tế - xã hội. Vì thế, trình độ văn hoá cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia. Để tạo dựng quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững thì đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hoá phải được coi là những đầu tư cần thiết và đi trước một bước so với đầu tư sản xuất.

- Nhân tố thể chế chính trị – kinh tế – xã hội: Các nhân tố này tác động đến quá trình phát triển đất nước theo khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hội cho các nhà đầu tư. Thể chế được biểu hiện như một lực lượng đại diện cho ý chí của cộng đồng nhằm điều chỉnh các mới quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra. Thể chế được thể hiện thông qua các dự kiến mục tiêu

phát triển, các nguyên tắc tổ chức quản lý kinh tế xã hội, hệ thống luật pháp, các chế độ chính sách, các công cụ và bộ máy tổ chức thực hiện.

- Cơ cấu dân tộc: Trong cộng đồng quốc gia, có các tộc người khác nhau cùng sống, các tộc người có thể khác nhau về chủng tộc (sắc tộc, bộ tộc), khác nhau về khu vực sinh sống (miền núi, đồng bằng, trung du) và với quy mô khác nhau so với tổng dân số quốc gia (thiểu số, đa số..). Do có những điều kiện sông khác nhau về trình độ tiến bộ văn minh, về mức sống vật chất, về mức sống vật chất, về vị trí địa lý và địa vị chính trị – xã hội trong cộng đồng. Sự phát triển của tổng thể kinh tế có thể đem đến những biến đổi có lợi cho dân tộc này, nhưng bất lợi cho những dân tộc kia. Đó chính là những nguyên nhân nảy sinh xung đột giữa các dân tộc ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế đất nước. Do vậy phải lấy tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho tất cả các dân tộc,nhưng lại bảo tồn được bản sắc riêng và các truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, khắc phục được xung đột và mẩt ổn định chung của cộng đồng. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển.

- Cơ cấu tôn giáo: Vấn đề tôn giáo đi liền với vấn đề dân tộc, mỗi tộc người đều theo một tôn giao. Trong một quốc gia có nhiều tôn giáo. Các dân tộc ít người ít tiếp xúc với thế giới hiện đại thường tôn thờ các thần linh tuỳ theo quan niệm .Mỗi tôn giáo còn chia ra làm nhiều giáo phái. Ngoài ra còn có nhiều đạo giáo riêng mà chỉ có một số dân tộc tôn thờ. Mỗi đạo giáo có những quan niệm, triết lí tư tưởng riêng, bám sâu vào cuộc sống của dân tộc. Những ý thức tôn giáo thường là cố hữu, ít thay đổi theo sự phát triển kinh tế xã hội. Những thiên kiến của tôn giáo nói chung có ảnh hưởng tới sự tiến bộ của xã hội tuỳ theo mức độ, song có thể là sự hoà hợp, nếu có chính sách đúng đắn của Chính phủ.

- Sự tham gia của cộng đồng: Dân chủ và phát triển là hai vấn đề có tác dụng tương hỗ lẫn nhau. Sự phát triển là điều kiện làm tăng thêm năng lực thực hiện quyền dân chủ của cộng đồng dân cư trong xã hội. Ngược lại, về phía mình sự tham gia của cộng đồng là nhân tố bảo đảm tính chất bền vững và tính động lực nội tại cho phát triển kinh tế, xã hội. Các nhóm cộng đồng dân cư tham gia trong việc xác định các mục tiêu của chương trình, dự án phát triển quốc gia, nhất là mục tiêu phát

triển các địa phương của họ, tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát các hoạt động phát triển tại cộng đồng và tự quản lý các thành quả của quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w