CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. (Trang 78 - 79)

3 Số liệu 6 tháng đầu năm 2019 (Bảng tin nợ công số 9)

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH 4.1 Kết luận

4.1 Kết luận

Như vậy, sau khi phân tích thực trạng nợ công hiện nay của Việt Nam, các số liệu thu thập được trong bài nghiên cứu cho chúng ta thấy xu quy mô nợ ngày càng gia tăng và đang tiến gần đến ngưỡng 65% mà Quốc hội quy định và thay đổi dần cấu trúc nợ trong việc hạn chế vay nợ nước ngoài chuyển sang vay nợ trong nước. Dựa trên bộ số liệu của Việt Nam từ năm 1990-2018 (đã được kiểm định và đảm bảo tính dừng của chuỗi thời gian) và sử dụng mô hình hồi quy bằng phương pháp

ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS), bài nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng

thực nghiệm về mối quan hệ có tính chất phi tuyến (hình chữ U ngược) giữa nợ công với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tiếp theo đó, bằng phương pháp đạo hàm phương trình của biến tăng trưởng kinh tế (Gt) theo biến nợ công (debt), bài nghiên cứu đã tìm ra ngưỡng nợ công tối ưu của Việt Nam là 58%GDP. Kết quả này cho thấy nợ công chỉ có tác động thúc đẩy tăng trưởng GDP đến một mức nhất định, vượt quá mức ngưỡng cần thiết (58%GDP) thì nợ công sẽ làm giảm tăng trưởng GDP, từ đó gây nên hiệu ứng hình chữ U ngược.

Như vậy, tỷ lệ nợ công/GDP trong những năm gần đây của Việt Nam đã vượt qua mức ngưỡng nợ tối ưu theo kết quả của nghiên cứu (58%). Tuy nhiên, đối với mức trần nợ công 65% do Quốc hội ban hành thì nợ công hiện nay vẫn đang được cho rằng vẫn đang an toàn.

Như đã phân tích về thực trạng hiện nay của nợ công, những năm gần đây tỷ lệ nợ công trên tăng trưởng luôn tăng đều qua hằng năm. Câu hỏi đặt ra là: Trong những năm tới tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng lên theo xu hướng hiện nay hay sẽ giảm xuống trong trung hạn? Điều này tùy thuộc một phần vào sự biến động kinh tế vĩ mô nhưng quan trọng nhất chính là tình trạng của cán cân NSNN. Yếu tố tăng trưởng kinh tế cao hay lạm phát chỉ làm giảm mức tăng của tỷ lệ nợ so với GDP nhờ giảm được mức lãi suất thực hiệu dụng đối với các khoản nợ hiện hữu. Trong khi đó, để giảm được tỷ lệ nợ trên GDP một cách bền vững thì thâm hụt NSNN buộc phải thu hẹp lại và tiến đến thặng dư ngân sách. Nếu trong thời gian tới Chính phủ có thể cắt giảm được thâm hụt NSNN thì tỷ lệ nợ

công của Việt Nam sẽ gần như không còn đáng lo ngại trong trung hạn. Ngược lại, nếu NSNN tiếp tục bị thâm hụt nặng thì tỷ lệ nợ công sẽ tăng nhanh không thể kiểm soát được ngay trong điều kiện kinh tế tăng trưởng. Mặt khác, ngưỡng an toàn nợ công cần được xem là một chỉ tiêu động và nó phụ thuộc vào khả năng vay nợ mới, in thêm tiền và tình trạng NSNN. Bên cạnh đó, rủi ro nợ công hiện nay của Việt Nam chủ yếu đến từ nợ trong nước do nợ trong nước có kỳ hạn ngắn và lãi suất cao nên áp lực trả nợ lớn. Do đó, Chính phủ cần có những quyết sách nhằm hoàn thiện quản lý nợ công để đảm bảo tính bền vững của nợ công và thúc đẩy tang trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w