1 chỉ những khоản nợ củа DNNN được Chính рhủ bảо lãnh mới được cоi là nợ công
1.2.3 Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế là một đề tài thu hút được nhiều tranh luận của các học giả thuộc trường phái kinh tế khác nhau. Có 4 luồng quan điểm xoay quanh tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế:
1.2.3.1 Quan điểm: nợ công tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
Trường phái kinh tế cổ điển cho rằng khi Chính phủ dùng nợ để trang trải các khoản thâm hụt ngân sách thì sẽ gia tăng gánh nặng cho thế hệ tương lai đồng thời giảm đầu tư tư nhân từ áp lực tăng lãi suất, do đó làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Modigliani (1961) lập luận rằng khi Chính phủ vay tiền thì Chính phủ sẽ phải tăng thuế để bù đắp lại các khoản lãi phải trả cho các khoản vay đó. Việc tăng thuế trong tương lai làm giảm thu nhập của dân chúng nên thực chất tổng nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế không đổi, chỉ chuyển từ “túi người này sang túi người kia”. Thêm vào đó, thu nhập kỳ vọng giảm từ việc tăng thuế cũng không kích thích đầu tư để tăng trưởng kinh tế. Ông phát biểu rằng: “nếu chính phủ đánh thuế, thì nguời dân còn ít tiền trong túi hơn, cho nên mỗi dồng chính phủ chi tiêu sẽ được cân đối bằng một đồng không được chi ở chỗ khác”.
Friedman (1988) cho rằng sự gia tăng của nợ công do thâm hụt ngân sách sẽ gây áp lực làm tăng lãi suất. Lãi suất tăng đương nhiên sẽ làm giảm đầu tư tư nhân. Nói một cách khác, Friedman (1988) cho rằng tăng nợ công giống như việc “chi tiêu công chèn ép đầu tư tư nhân” (crowding out effect). Một khi đầu tư tư nhân giảm thì tăng trưởng kinh tế cũng giảm.
Nếu ở quan điểm thứ nhất cho rằng nợ công góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước trong ngắn hạn có thể hiểu là do chính phủ của quốc gia đó đã sự dụng biện pháp cắt giảm thuế và bù đắp bằng nợ công. Điều này đã kích thích tiêu dùng dẫn đến gia tăng tiêu dùng làm tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân trong ngắn hạn. Ngược lại, khi tiết kiệm quốc dân giảm sẽ dẫn đến khối lượng tư bản ít hơn (do đầu
tư giảm) và thu nhập quốc dân thấp hơn trong dài hạn, như vậy khi đến hạn thanh toán quốc gia phải đối mặt với áp lực thanh toán nợ gốc và lãi bởi sự dồn tích.
1.2.3.2 Quan điểm: nợ công ở mức hợp lý có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế do tác động đến tổng cầu.
Quan điểm của trường phái Keynes được đưa ra dựa trên hai giả thuyết cơ bản là: (1) Tổng cung chịu ảnh hưởng của tổng cầu; (2) Giả thiết nền kinh tế không trong trạng thái toàn dụng. Keynes đề xuất khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng thì Chính phủ có thể đưa ra các gói kích cầu để tác động vào nền kinh tế. Các gói kích cầu này có thể thực hiện bằng cách Chính phủ đi vay để tăng chi tiêu công. Việc tăng tổng cầu sẽ có tác động thúc đẩy tổng cung và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Robert Eisner (1984) cho rằng nếu nợ công ở mức hợp lý sẽ có tác động làm gia tăng việc tổng cầu, tăng tỷ suất lợi nhuận đầu tư từ đó thúc đẩy đầu tư cho dù lãi suất có tăng lên. Chính vì thế, ông đã áp dụng lý thuyết này trong các phân tích thực chứng và chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách (hay nợ công) có quan hệ tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của thu nhập. Tuy nhiên, những phát hiện của Eisner lại không nhận được nhiều sự đồng tình chẳng hạn, Gramlich (1989) cho rằng việc sử dụng nợ công để tài trợ cho thâm hụt ngân sách không quan trọng trong việc quyết định tính hiệu quả của chính sách tài khóa.
Quan điểm của phái Keynes cũng vấp phải sự phản đối của những người theo trường phái kinh tế Ricardo khi họ cho rằng rằng chi tiêu tăng thêm của chính phủ sẽ không có tác động lên mức thu nhập vì người dân sẽ lập tức tiết kiệm nhiều hơn để trả thuế tăng lên trong tương lai hoặc bù lại lạm phát cao hơn do chính phủ tăng chi tiêu trong hiện tại. Tác động ròng lên tổng cầu sẽ là bằng không (0).
1.2.3.3 Quan điểm nợ công có tác động rất nhỏ tới tăng trưởng kinh tế
Các nhà kinh tế theo trường phái Ricardo cho rằng, thâm hụt NSNN (nợ công) có tác động rất nhỏ tới nền kinh tế vì nợ công không có tác động gì đến tổng cầu. Việc gia tăng chi tiêu công ngày hôm nay sẽ làm tăng thuế cả ở hiện tại và tương lai trong khi người tiêu dùng sẽ định hướng hành vi tiêu dùng của họ dựa trên giá trị hiện tại của thu nhập của họ trong tương lai. Dù cho việc gia tăng thuế diễn ra ở hiện tại hay tương lai thì việc tiêu dùng cũng sẽ giảm tương ứng với việc
chi tiêu của chính phủ.
Robert Barro (1989) cho rằng khi chính phủ vay nợ thì nhóm người già nhận thấy rằng con cháu họ sẽ bị thiệt hại hơn (giả sử là người già quan tâm tới phúc lợi của con cháu họ, do đó họ không muốn mức tiêu dùng của con cháu họ giảm sút). Vậy thì nhóm người già phản ứng như thế nào? Đơn giản là họ gia tăng thu nhập dưới dạng di sản để lại cho con cháu với mức bằng khoản tiền đủ để trả phần thuế tăng thêm mà thế hệ tương lai phải chịu. Bằng cách làm này, kết quả không có gì thay đổi thực sự. Các thế hệ sẽ có cùng mức tiêu dùng chính xác một số tiền giống nhau như trước khi chính phủ vay nợ.
Quan điểm của trường phái Ricardo vấp phải rất nhiều phê phán cả về mặt lý luận và thực tiễn. Bernheim (1989) cho rằng quan điểm của trường phái này dựa quá nhiều vào các giả thuyết, trong đó có giả thiết rằng các hộ gia đình là các thực thể độc lập và và không có mối liên hệ với nhau. Giả thiết này chỉ có ở các thị trường hoàn hảo trong đó người tiêu dùng có các quyết định của mình chỉ dựa vào lý trí (duy lý) mà thôi. Giả thuyết kỳ vọng duy lý được dựa trên ý tuởng cho rằng mọi người - nguời tiêu dùng, doanh nghiệp, chủ lao động và nguời lao động - sử dụng hiệu quả thông tin mà họ có đuợc về quá khứ, hiện tại và tương lai. Họ nhìn vào những sự kiện trong quá khứ để tiên đoán điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng không có nghĩa là ai cũng đoán đúng về tương lai, mà thật ra những sai lầm của chúng ta không tương quan với nhau. Chúng ta điều chỉnh những kỳ vọng về tương lai một cách liên tục và theo sát những thay đổi trong điều kiện kinh tế. Hàm ý chính sách quan trọng của lý thuyết kỳ vọng duy lý là sự can thiệp của chính phủ sẽ lợi bất cập hại.
1.2.3.4 Quan điểm về mối quan hệ phi tuyến tính giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế- Lý thuyết về ngưỡng nợ công (debt overhang) và đường cong Laffer (hình chữ U ngược)
Krugman (1988), Sachs (1989) và Ernesto Lorenzo Felli và Albertino Stanchi (2012) dựa trên cách tiếp cận "đường cong Laffer" đã định nghĩa một tình trạng vượt ngưỡng nợ (Debt overhang) tồn tại khi số tiền dự kiến chi trả nợ sẽ giảm dần khi dung luợng nợ tăng lên. Lý thuyết này cho rằng nếu như nợ trong tương lai
vuợt quá khả năng trả nợ của một nuớc thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước từ đó ảnh huởng xấu đến tăng trưởng.
Lập luận của lý thuyết “ngưỡng nợ” có thể đuợc xem xét qua đường cong Laffer. Đường cong Laffer cho thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm.Trên phần dốc lên của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ cũng tăng lên. Trên phần dốc xuống của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Đỉnh đường cong Laffer đã gợi ý điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác. Đây là điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh huởng ngược chiều đến tăng trưởng. Vì vậy đỉnh của đường cong Laffer là mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có thể duy trì mà không phải lo ngại đến ảnh hưởng tiêu cực của nợ đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự tồn tại thực tế và hình dạng của đường cong là không chắc chắn và còn gây tranh cãi.
Hình 1.1: Đường cong thể hiện mối quan hệ giữa nợ công với tăng trưởng kinh tế
Nguồn: Ernesto Lorenzo Felli và Albertino Stanchi (2012)
Tương tự như đường cong Laffer, khi nợ công /GDP ở một ngưỡng sẽ có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên khi nợ công lên cao thì sẽ lại có tác động tiêu cực lên sự tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ này được gọi là mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế- hình chữ U ngược).