Các giải pháp khác có tính hỗ trợ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. (Trang 84 - 88)

3 Số liệu 6 tháng đầu năm 2019 (Bảng tin nợ công số 9)

4.2.4 Các giải pháp khác có tính hỗ trợ

4.2.4.1 Giải pháp phát triển thị trường nợ nội địa

Thị trường nợ nội địa của Việt Nam hiện nay có quy mô nhỏ hơn nhiều so với mặt bằng chung các nước trong khu vực. Hơn nữa, tốc độ phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ nội địa trong vài năm trở lại đây (từ năm 2008) có dấu hiệu chững lại. Điều này khiến chính phủ phải các khoản chi phí lớn khi vay nợ trong nước khi mà trái phiếu phát hành thường có lãi suất cao và kỳ hạn ngắn.Việc phát triển thị trường trái phiếu chính phủ trong nước có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nợ công, bởi nó tạo ra một môi trường vay nợ lành mạnh và ít rủi cho Chính phủ. Chính phủ cần phải tăng cường hiệu quả hoạt động của thị trường giao dịch, bởi hoạt động của thị trường này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn trên thị trường sơ cấp. Hiện tại tính thanh khoản của TPCP ở Việt Nam còn thấp và đây là trở ngại rất lớn đối với sự phát triển của thị trường TPCP. Muốn thị trường giao dịch phát triển, Chính phủ cần nhanh chóng triển khai thị trường phi tập trung đồng thời xây dựng khuôn khổ pháp lý và cơ chế hoạt động cho thị trường này. Những TPCP chưa đáp ứng được các điều kiện để được niêm yết trên trung tâm chứng khoán sẽ có cơ hội được giao dịch trên thị trường phi tập trung. Nâng cao tính thanh khoản của thị trường trái phiếu bằn việc thực hiện các thỏa thuận mua lại (REPO) đối với trái phiếu Chính Phủ.

4.2.4.2 Giải pháp tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động công bố thông tin về nợ công

Dù ở bất kỳ quốc gia nào với bất kỳ mô hình quản lý nợ nào, công khai, minh bạch trong công bố thông tin cùng với trách nhiệm giải trình đầy đủ là những yếu tố có tính then chốt trong hoạt động quản lý nợ công. Tính minh bạch trong công bố thông tin còn có thể giúp nâng cao khả năng quản trị nợ nhờ tăng cường ý thức trách

nhiệm của các cơ quan liên quan đến quản lý nợ. Những giải pháp sau đây có thể giúp phát triển hoạt động công bố thông tin về nợ công theo hướng công khai, minh bạch, góp phần tăng cường tính bền vững của nợ công:

Thứ nhất, Bộ Tài chính cần phải phát hành báo cáo nợ theo với cơ sở thông tin đầy đủ và cập nhật, tiến tới chuẩn mực báo cáo nợ quốc tế. Các nội dung trong báo cáo nợ không chỉ bao gồm các thống kê về quy mô và thành phần nợ mà còn phân tích rủi ro và tính bền vững của nợ công và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý nợ.

Thứ hai, các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nợ công cần phải có những tuyên bố chính thức về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn, thẩm quyền và mục tiêu trong quản lý nợ. Trách nhiệm của các cơ quan như Bộ Tài chính, NHNN và các cơ quan quản lý nợ sẽ phải được công khai phân định một cách rõ ràng để tránh nhập nhằng các mục tiêu và trách nhiệm, gây ra tình trạng đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm hoặc các nỗ lực không tương xứng với yêu cầu đề ra. Các quy trình và quy định liên quan đến hoạt động quản lý nợ phải được công bố công khai cho công chúng một cách thường xuyên và liên tục.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nợ công của Việt Nam đang tăng nhanh, có xu hướng tiệm cận mức trần cho phép của Quốc hội (65%GDP) và có những dấu hiệu rủi ro cao thì việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, qua đó xây dựng một mức trần nợ công hợp lý dựa trên các phương pháp tiếp cận khoa học, nguồn số liệu đáng tin cậy, phù hợp với thông lệ quốc tế là việc làm cần thiết và cấp bách để kiểm soát nợ công Việt Nam trong thời gian tới. Việc nghiên cứu đề

tài luận văn: “Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam” đã giải

quyết được cơ bản các vấn đề sau:

Một là, đã phân tích và khái quát hoá được những lý thuyết cơ bản về nợ công như: khái niệm, nguyên nhân cơ bản của nợ công. Tổng hợp và khái quát được một số vấn đề lý luận cơ bản và các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về mối quan hệ giữa nợ công tăng trưởng. Qua đó cho thấy tồn tại phổ biến mối quan hệ phi tuyến tính (hình chữ U ngược) giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Hai là, đã phân tích đánh giá thực trạng nợ công và tăng trưởng kinh tế của Việt nam thời gian qua. Trong đó, luận văn đã rút ra 5 nhóm nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng nợ công đang gia tăng mạnh trong những năm gần đây.

Ba là, Dựa trên mẫu số liệu có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy về tăng trưởng kinh tế và nợ công cùng với các biến số kinh tế vĩ mô khác và của Việt Nam từ năm 1990-2018, sử dụng mô hình hồi quy bội chạy trên phần mềm Eviews để đánh giá tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để nghiên cứu ngưỡng nợ công tối ưu cho Việt

Nam. Kết quả cho thấy bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ có tính chất phi

tuyến (hình chữ U ngược) giữa nợ công với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, ngưỡng nợ công tối ưu của Việt Nam là 58%GDP. Kết quả này cho thấy nợ công chỉ có tác động thúc đẩy tăng trưởng GDP đến một mức nhất định, vượt quá mức ngưỡng cần thiết (58%GDP) thì nợ công sẽ làm giảm tăng trưởng GDP, từ đó gây nên hiệu ứng hình chữ U ngược.

Bốn là, luận văn đã đề xuất được 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nợ công của Việt Nam trong tình hình mới nhằm nâng cao tính bền vững của nợ công ở Việt Nam.

Mặc dù tác giả đã rất cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi hạn chế, sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy, cô và bạn đọc để có thể hoàn thiện luận văn được tốt hơn./.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w