Nhóm giải pháp hoàn thiện chiến lược quản lý nợ công

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. (Trang 79 - 80)

3 Số liệu 6 tháng đầu năm 2019 (Bảng tin nợ công số 9)

4.2.1Nhóm giải pháp hoàn thiện chiến lược quản lý nợ công

Việc hoàn thiện chiến lược quản lý nợ công cần theo hướng sau đây:

Một là, xây dựng và thực hiện chính sách quản lý nợ công theo hướng chủ động

Trong một môi trường thay đổi khi hướng tới phát triển theo cơ chế thị trường, Việt Nam cần quản lý nợ công chủ động. Việc phải vay nợ nhiều hơn theo các điều khoản thương mại mở ra nhiều phương án vay nợ và nhiều loại công cụ tài chính. Chính sách quản lý nợ thiếu chủ động có thể dễ dàng dẫn tới những lựa chọn không tốt và làm tăng rủi ro. Trong môi trường như thế, điều kiện chính là phải có chiến lược được lập trên cơ sở các phương án đánh đổi giữa chi phí và rủi ro hợp lý nhằm định hướng cho các quyết định vay nợ và các giao dịch thị trường khác. Đồng thời cần xây dựng các kịch bản tổng thể giữa kế hoạch tài khóa và kế hoạch vay nợ nhằm đảm bảo cả hai mục tiêu an ninh tài chính ngân sách và quản lý nợ lành mạnh. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xây dựng chiến lược huy động và sử dụng tốt nợ công.Theo đó, cần xác định mục tiêu huy động và sử dụng nợ công một cách rõ ràng, cụ thể; đề ra các nguyên tắc để quản lý nợ công một cách nghiêm ngặt. Chẳng hạn, tuân thủ nghiêm trần thâm hụt ngân sách, luôn đảm bảo không được quá 5% GDP như chuẩn quốc tế. Ngoài ra cần có biện pháp dài hạn để giảm dần quy mô nợ công như hiện nay, không để vượt ngưỡng giới hạn an toàn.

Hai là, tăng cường nghiên cứu và dự báo về nợ công cũng như quản lý nợ công trong nước và quốc tế

Cần có những nghiên cứu cơ bản về nợ công như: đặc điểm nợ công, quy mô nợ công, tác động của nợ công tới nền kinh tế, tới an ninh tài chính quốc gia; nghiên cứu những yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố này tới tính bền vững của nợ công. Chẳng hạn: yếu tố về thâm hụt NSNN, khi NSNN thâm hụt thêm 1% thì sẽ tác động tới nợ công như thế nào? Lãi suất thực tế, tỷ giá đối với các đồng tiền mạnh ảnh hưởng như thế nào đối với quy mô nợ công cũng như khả năng, nguồn lực trả nợ?

Nghiên cứu cơ chế, mô hình, phương pháp quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay; biện pháp chống thất thoát, tham nhũng trong lĩnh vực sử dụng nguồn vốn vay của khu vực công dựa trên những cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm thực tế từ các quốc gia trên thế giới.

Trên cơ sở những nghiên cứu về nợ công, có thể đưa ra những dự báo chính xác nhất về xu hướng nợ công trong tương lai để hoạch định được những chính sách quản lý nợ công hiệu quả, phù hợp với bối cảnh và tình huống có thể xảy ra

Thứ ba, ban hành hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo về ngưỡng rủi ro của nợ công và kiểm soát chặt chẽ nợ công ở mức an toàn. Hệ thống chỉ tiêu này cần được thiết lập với đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá gánh nặng nợ công và khả năng thanh toán nợ công theo giá trị danh nghĩa và giá trị thực tế, phù hợp với các hướng dẫn được cập nhật của IMF và WB và thực trạng của nền kinh tế Việt nam.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. (Trang 79 - 80)