Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần odin land – miền bắc (Trang 37 - 38)

5. Kết cấu đề tài:

1.4.1.4. Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Đây chính là tiềm lực vô hình của doanh nghiệp tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, nó tác động rất lớn tới sự thành bại của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự tác động này là sự tác động phi lượng hóa bởi vì chúng ta không thể tính toán, định lượng được.

Một thương hiệu, hình ảnh, uy tín tốt về doanh nghiệp liên quan đến hàng hóa, dịch vụ chất lượng sản phẩm, giá cả, v.v... Đây được xem là cơ sở tạo dựng sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp, mặt khác sẽ tạo cho doanh nghiệp một ưu thế lớn trong việc tạo nguồn vốn, hay mối quan hệ với bạn hàng...

Với mối quan hệ rộng sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhiều đối tác và từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn được những cơ hội, phương án kinh doanh tốt nhất cho mình.

Ngoài ra, môi trường kinh doanh còn có các nhân tố khác như hàng hóa thay thế, hàng hóa phụ thuộc doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh... nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến nhiều khía

cạnh khác nhau để có những hướng đi đúng với thị trường trong từng thời điểm và giai đoạn cụ thể.

1.4.2. Nhân tố thuộc cơ sở hạ tầng

Thuộc nhóm nhân tố này bao gồm: Hệ thống giao thông, hệ thống thông tin, điện,… tất cả đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp ở khu vực có hệ thông gia thông thuận lợi, điện nước đầy đủ, chi phí phải chăng, nằm ở gần khu dân cư đông đúc và có tình độ dân trí cao sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển hoạt động kinh doanh, sản xuất, tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chị phí kinh doanh, đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp đặt tại vùng nông thôn, miền núi hay biên giới có cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông không thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa, điện nước không đầy đủ hoặc phải trả với chi phí cao chính là rào cản để phát triển hoạt động kinh doanh, sản xuất. Bên cạnh đó, tại vùng có dân trí thấp cũng ảnh hưởng nhiều đến nguồn lao động của doanh nghiệp, càng làm gairm hiệu suất kinh doanh, dẫn tới sụt giảm về hiệu quả lao động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần odin land – miền bắc (Trang 37 - 38)