Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần odin land – miền bắc (Trang 78 - 80)

5. Kết cấu đề tài:

3.2.2.Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn

Để tăng hiệu quả sử dụng vốn, công ty cần thực hiện đồng thời các giải pháp để tăng vòng quay các khoản phải thu, tăng vòng quay hàng tồn kho, tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định.

 Tăng cường công tác quản lí công nợ

Qua phân tích số liệu ta thấy khoản phải thu của công ty tăng lên đáng kể và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn, việc tăng các khoản phải thu kéo theo nhiều chi phí khác như chi phí theo dõi công nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí quản lí nợ … Do vậy, công ty nên:

Theo dõi các khoản nợ hiện có, đôn đốc khách hàng trả nợ, thông báo cho khách hàng biết các khoản nợ sắp đến hạn. Khuyến khích khách hàng thanh toán sớm thông qua chính sách chiết khấu thanh toán. Hoàn tất các khoản nợ sắp đến hạn hoặc đến hạn một cách nhanh chóng nhất. Trong các hợp đồng tiêu thụ phải quy định rõ thời hạn hạn thanh toán, phương thức thanh toán và yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm một cách đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản hợp đồng. Nếu thanh toán chậm sẽ chịu lãi phạt.

 Tăng vòng quay các khoản phải thu:

Hiện nay, hầu hết mọi đối tượng khách hàng đều có xu hướng chiếm dụng vốn. Tùy nhóm khách hàng, công ty cần có chính sách phù hợp để thu tiền nhanh hơn. Công ty nên:

Kiểm soát các khoản phải thu của khách hàng bằng các thống kê chi tiết thông tin của khách hàng và số tiền khách hàng nợ. Phân loại khách

hàng theo các nhóm khác nhau như: khách hàng có khả năng chi trả đúng hạn, khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp, … để có các chính sách phù hợp.

Công ty phải khắc phục tình hình công nợ dây dưa tăng khả năng thu hồi vốn để đưa khoản vốn bị chiếm dụng này vào hoạt động kinh doanh. Đối với khách làm ăn lâu dài, ổn định, có uy tín thì để vừa đảm bảo làm ăn lâu dài vừa đảm bảo không bị chiếm dụng nhiều vốn công ty có thể đề nghị khách hàng thanh toán trược một phần giá trị sản phẩm. Đối với khách hàng làm ăn không thường xuyên, công ty buộc khách hàng thanh toán đủ 100% giá trị của sản phẩm.

Áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán cho các khách hàng trả tiền trước thời hạn để công ty thu tiền nhanh hơn. Điều kiện áp dụng và phần trăm chiết khấu phụ thuộc vào số tiền khách nợ, khách không thiếu nợ cũ và thời gian khách hoàn trả nợ trước thời hạn trong hợp đồng. Mức chiết khấu phải đảm bảo vừa có lợi cho doanh nghiệp vừa hấp dẫn đối với khách hàng. Việc áp dụng chính sách này có thể đạt được mục tiêu thu tiền nhanh hơn hợp đồng tuy nhiên công ty sẽ bị giảm đi một phần lợi nhuận. Vì vậy, công ty cần phân tích để lựa chọn phương án sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

 Cải thiện khả năng thanh toán và tồn kho của công ty:

Công ty cần cải thiện khả năng thanh toán để tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng. Do đó, công ty cần một cơ chế quản lí tài sản hợp lí để đảm bảo lượng tiền mặt nhất định thanh toán các khoản vay gần đến hạn. Kể cả các khoản vay chưa đến hạn công ty cũng cần đề phòng rủi ro thanh toán gấp.

Bên cạnh đó, công ty cần giải quyết tình trạng hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn nhất trọng tổng tài sản. Trong giai đoạn nền kinh tế không ổn định như hiện nay, công ty cần đưa ra chính sách khuyến mãi phù hợp để giải quyết lượng hàng hóa ứ đọng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần odin land – miền bắc (Trang 78 - 80)