Nhập khẩu gia công là hình thức mà nước nhận gia công sẽ nhập khẩu nguyên liệu của bên thuê gia công – nước xuất khẩu hàng hóa để gia công hàng hóa theo đúng yêu cầu của bên thuê gia công. Cuối cùng sau khi hàng hóa được gia công hoàn thiện sẽ giao cho bên thêu gia công hoặc xuất khẩu trực tiếp sang nước thứ 3 theo yêu cầu của bên thuê gia công.
Bản chất của nhập khẩu gia công là hình thức mua bán giữa tiền và dịch vụ. Bên thuê gia công mục đích muốn mua phí gia công rẻ từ nước nhận gia công, còn bên nhận gia công muốn bán sức lao động để tạo ra thu nhập.
Xét về tính chất ta có thể thấp nhập khẩu gia công so với xuất khẩu gia công là tương đương. Mục đích đều gửi hàng đến một nước khác hoặc nhập hàng từ một nước khác để hàng có thể gia công hoàn thiện để đưa ra thị trường một nước nào đó.
Các hình thức nhập khẩu gia công
• Về hình thức thanh toán phí gia công ▪ Hình thức gia công khoán
▪Hình thức thực thanh, thực chi
▪Hình thức giao nguyên vật liệu và nhận thành phẩm
▪Hình thức mua nguyên liệu và bán thành phẩm
• Về chủ thể tham gia ▪ Gia công hai bên
▪Gia công một bên
Ưu điểm của nhập khẩu gia công
• Thúc đẩy chuyên môn hóa lao động của các bên nhận gia công.
• Doanh nghiệp nhận gia công tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quốc tế.
• Người lao động tại nước nhập gia công tiếp cận được với nhiều thiết bị, công nghệ tiên tiến.
Nhược điểm của nhập khẩu gia công.
• Bên nhận gia công thường nhận được thù lao rẻ dẫn đến khó hợp tác lâu dài.
• Mâu thuẫn văn hóa trong việc sử dụng lao động quốc tế.