• Nhà nước phải tạo ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trước đó. Bên cạnh đó, chỉ đạo và tổ chức triển khai hiệu quả các nội dung liên quan đến quan hệ đối tác giữa hải quan và doanh nghiệp, nắm bắt tình hình, vướng mắc của doanh nghiệp về các chính sách cũng như thủ tục hành chính. Qua đó, có những giải pháp kiến nghị cơ quan cấp trên: Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính để sửa đổi các quy định cho phù hợp, tạo điều kiện thông thoáng hơn.
• Tổng cục Hải Quan hỗ trợ các doanh nghiệp theo từng nhóm ngành, nhóm hàng.
• Thực hiện hoạt động tham mưu cho những doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
• Các cảng, bến phải nâng cấp kho bãi để doanh nghiệp nhập khẩu đang gặp khó khăn có thể lưu hàng tại kho và tạo điều kiện lưu hàng với chi phí thấp nhất có thể.
• Doanh nghiệp được trực tiếp gặp mặt với bên Hải quan hỗ trợ cho thủ tục nhập hàng hóa.
• Chính phủ có những chính sách đưa ngân sách để hỗ trợ xây dựng cải tạo các cảng biển, bến, neo dỡ hàng.
• Ưu tiên những dự án trọng điểm trong hoạt động xuất nhập khẩu để cải tạo nền kinh tế thị trường tại nước ta.
❖ Một số kiến nghị đối với Nhà nước để tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu.
Đầu tiên Nhà nước nên nhanh chóng ổn định các chính sách, chủ trương của đất nước tác động đến hoạt động nhập khẩu. Những chính sách, chủ trương đó phải đạt được tính nhất quán và công khai đối với toàn thể các doanh nghiệp
và các nhà xuất khẩu nước ngoài. Nhà Nước tạo điều kiện cho nhập khẩu cũng không được lơ là dành sự ưu tiên cho những mặt hàng sản xuất trong nước. Việc tác động lên các chính sách và chủ trương tạo ra môi trường để các doanh nghiệp nhập khẩu hoạt động tốt hơn nhưng cũng tạo ra một hành lang an toàn dành cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghiệp Hoàng Mai nắm và giữ vững được rõ các chính sách mà chính phủ đề ra thì các vấn đề về nghiên cứu thị trường, luật pháp, hay đưa ra yêu cầu nhập khẩu, yêu cầu thanh toán phù hợp với chính sách cho bên xuất khẩu sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn. Bên cạnh đó doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước cũng có điều kiện nâng cao năng lực sản xuất cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
Chính sách tài chính cũng là một điều mà nhà nước chúng ta cần thay đổi để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như nhập khẩu có khả năng xoay dòng vốn, ổn định dòng vốn của họ, cả vốn cố định và không cố định. Các chính sách đưa ra phải cam kết được sẽ đảm bảo việc nguồn đầu tư vào Việt Nam và vốn dành cho các doanh nghiệp nhà nước luôn được đảm bảo tránh tình trạng tổn thất, phá sản. Các chính sách về thuế cũng phải được cân nhắc với từng doanh nghiệp, hỗ trợ nhanh nhất có thể. Nhất là trong tình hình kinh tế thị trường biến động không ngừng khiến các doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực không thể không phòng bị. Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghiệp Hoàng Mai cần phải tận dụng mọi cơ hội từ những chính sách mà nhà nước đưa ra tạo ra một bước ngoạt cho mình và giúp công ty có thể tăng sức cạnh tranh trên thị trường gay gắt hiện nay, nếu tận dụng được hết các ưu điểm của những chính sách sẽ được sửa đổi thì tình hình nhập khẩu của công ty sẽ có sự chuyển biến rõ rệt.
Muốn hạ được thuế nhập khẩu thì Nhà nước và Chính phủ cần thực hiện các giải pháp tác động lên nhà sản xuất trong nước để hàng hóa trong nước được nâng cao chất lượng thì lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm từ đó thuế GTGT sẽ được giảm đi. Hoặc nếu tình hình sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu thì nhà nước nên xem lại mức biểu thuế và phân ra cho từng loại máy móc và khối lượng để dễ dàng quản lý và các doanh nghiệp có thể dễ dàng tính toán được theo nhu cầu của mình.
Về vốn đầu tư, vốn cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho những công ty còn nhỏ lẻ chưa phát triển ở trong lĩnh vực nhập khẩu máy móc các ngân hàng Chính Phủ có thể xem xét về lãi suất cho vay, Có những chính sách hạ thấp lãi suất hoặc phân loại điều kiện của từng doanh nghiệp để cho vay với mức lãi suất thấp hơn hay cao hơn một các phù hợp nhất.
Chính Phủ cũng cần theo dõi sát tình hình nhập khẩu tạo điều kiện hơn cho các loại mặt hàng về thiết bị, máy móc, phụ tùng mà có lượng nhập khẩu gia tăng đột biến và làm rõ tình hình nên hay không nên khuyến khích để có thể tránh việc khan hiếm hoặc dư thừa mặt hàng đó dẫn đến sự không cân bằng trong nội địa.
Ngoài những vấn đề về chính sách mà hiện nay Việt Nam ta vẫn chưa thực sự được cải thiện thì còn vấn đề về Hải quan. Hải quan của Việt Nam tồn tại một nút thắt lớn nhất trong khâu đoạn nhập khẩu hàng hóa đó là chưa nhanh gọn, thủ tục còn chồng chéo gây ra khó khăn cho cả nhà xuất khẩu cả nhà nhập khẩu và bên Hải quan khi thực hiện thủ tục. Việc nhập khẩu các thiết bị, máy móc công nghiệp từ thị trường nước ngoài của Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghiệp Hoàng Mai thường là số lẻ, mà khi vận chuyển bằng đường biển thì việc kiểm soát hàng hóa là rất khó vì có thể một container có thể bao gồm nhiều loại máy từ nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khác nhau. Và có khi hàng hóa vận chuyển được về Việt Nam mà không được đem đi tiêu thụ thì sẽ làm ùn tắc cửa khẩu, cảng giao thương. Các container bị tồn động và không được xử lý ngay sau 90 ngày thì khó để giải quyết về sau. Do lượng hàng hóa tồn đọng quá nhiều nên việc kiểm kê phân loại, định giá, bán đấu giá mất rất nhiều thời gian. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng kéo dài làm hạn chế khả năng khai thác cảng biển của doanh nghiệp, gây nên tình trạng ùn ứ thường xuyên hoặc cục bộ tại các thời kỳ cao điểm như dịp lễ, Tết Nguyên đán và cuối năm. Chưa kể, việc tồn đọng hàng trong bãi cũng làm thiếu container rỗng, buộc các hãng tàu phải tăng cước vận chuyển khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu khó khan lại chồng chất khó khăn. Do đó Tổng cục Hải quan cần có những quy định đối với việc kiểm kê hàng hóa và khai báo hải quan để có thể luân chuyển hàng hóa tránh ứ đọng tại cảng.
Kết luận chương 3: Chương 3 nêu ra mục đích và kế hoạch trong tương lai của Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghiệp Hoàng Mai để có thể thực hiện việc thay đổi công ty phát triển hơn. Một chuỗi những giải pháp có thể áp dụng nhằm khắc phục những bất ổn, những điểm yếu của Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghiệp Hoàng Mai ở. Bên cạnh giải pháp còn có các điều kiện để có thể thực hiện nhưng giải pháp ý đó là những yếu tố điều kiện tác động từ cả bên trong lẫn bên ngoài, cả hẹp lẫn rộng.
KẾT LUẬN
Đối với nền kinh tế của một quốc gia các nghiệp vụ xuất nhập khẩu là rất cần thiết để hội nhập với khu vực và thế giới. Kinh doanh xuất nhập khẩu là bước đi giúp mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, làm đa dạng hóa mặt hàng, tạo động lực để phát triển sản xuất trong nước. Trong đó nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng đối với các nước kém phát triển và đang phát triển như Việt Nam. Từ hoạt động nhập khẩu các nước kém phát triển có thể trở thành đang phát triển, các nước đang phát triển có nền tảng để trỏe thành nước phát triển vì thị trường được mở rộng, giao thương mạnh mẽ hơn, hàng hóa nhiều hơn phục vụ cho nhu cầu trong nước. Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghiệp Hoàng Mai là một trong những doanh nghiệp lựa chọn con đường nhập khẩu các mặt hàng về thiết bị công nghiệp thuộc nhóm sản phẩm máy móc, thiết bị, phụ tùng được quy định. Và những mặt hàng mà công ty cung cấp là những sản phẩm để có thể phát triển nền công nghiệp của nước ta hiện đại hơn, nắm bắt xu thế hơn về máy móc, công nghệ tiên tiến để theo đuổi mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, để đất nước trở thành một nước phát triển.
Trong tương lai với sự lãnh đạo đúng đắn tài tình của ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghiệp Hoàng Mai và với đội ngũ nhân viên trẻ và chuyên nghiệp công ty sẽ sớm đạt được mục tiêu, kế hoạch đã đề ra trong tương lai. Và công ty sẽ trở thành một doanh nghiệp uy tín trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Nhận thức được những thách thức đang phải đối mặt ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên của Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghiệp Hoàng Mai đang rất nỗ lực để hoàn thành những mục tiêu đề ra và thực hiện đúng kế hoạch. Ban lãnh đạo đang suy xét để đưa ra những giải pháp, thực hiện cải cách nâng cao doanh nghiệp từng ngày.
Với sự giúp đỡ tạo điều kiện tận tình từ Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghiệp Hoàng Mai và các anh chị hướng dẫn đã cho em được trải nghiệm, cọ xát nhất với thực tế trong công việc xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó em cũng nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình từ cô TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng để em có thể hoàn thành bài báo cáo này.
Nhờ Học viện cùng các thầy cô trong khoa Kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho em có cơ hội đi thực tập đó là một điều tuyệt vời, là một cơ hội cho em có
thể trải nghiệm áp dụng kiến thức vào thực tế. Cùng với đó em có thể nhận được nhiều cơ hội phát triển bản thân trong tương lai hơn. Nhưng do thời gian làm việc chưa lâu nên bài khóa luận của em vẫn còn rất nhiều sai sót nên e rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá từ cô TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng và các thầy cô trong khoa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.N (25/05/2021), “Nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may tăng”, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam,
https://dangcongsan.vn/kinh-te- va-hoi-nhap/nhap-khau-nguyen-phu-lieu- nganh-det-may-tang- 581464.html.
2. ADMIN (11/03/2021), “Tiềm Năng Xuất Nhập Khẩu Giữa Việt Nam Và Hoa Kỳ Vào Năm 2021”, Noble Network International Trade Consultants, https://noblenetwork.vn/tiem-nang-xuat-nhap- khau-giua- viet-nam-va-hoa-ky-vao-nam-2021.html .
3. Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghiệp Hoàng Mai từ năm 2015-2019
4. Bộ Công Thương, Báo cáo Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 2020, Nhà xuất bản Công Thương (2021)
5. Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Hồng Hải (2016), Giáo trình Thanh toán Quốc tế và Tài trợ Ngoại Thương, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội
6. Nguồn kinh tế đô thị (17/01/2020), “Kết nối hạ tầng, logistics: Chìa khóa hội nhập cho Việt Nam”, Trung tâm WTO,
https://trungtamwto.vn/su- kien/14774-ket-noi-ha-tang-logistic-chia-khoa- hoi-nhap-cho-viet-nam.
7. Phạm Dung (04/06/2021), “Bất chấp COVID-19, xuất nhập khẩu 5 tháng
đầu năm 2021vẫn tăng hơn 33%”, Laodong,https://laodong.vn/thi- truong/bat-chap-covid-19-xuat-nhap-khau-5-thang-dau-nam-2021-van- tang-hon-33-916793.ldo.
8. Quản trị Indochinapost.vn “Đánh giá hiệu quả nhập khẩu theo những tiêu chỉ tiêu nào”, Indochina post logistics,
https://indochinapost.vn/danh-gia- hieu-qua-nhap-khau.html/.
9. Quản trị Sec Saigon Express, “Nhập khẩu là gì và các vấn đề liên quan
đến nhập khẩu”, Sec Saigon Express,https://sec-warehouse.vn/nhap- khau-la-gi.html.
10. Quản trị Vinalogs Container Transportation, “Nhập khẩu là gì - và những vấn đề cơ bản?”, Vinalogs Container Transportation,
https://www.container-transportation.com/nhap-kha-la-gi.html. 11. Quốc Hội (2005), Luật Thương mại
12. Thanh Phương (14/01/2021), “Việt Nam tích cực tham gia ký kết các Hiệp định FTA, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội”, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình,https://thaibinh.gov.vn/chuyen-trang- chuyen- muc/asean/viet-nam-tich-cuc-tham-gia-ky-ket-cac-hiep-dinh-fta- mo-ra- nh.html.
13. Thống kê Hải Quan (17/05/2021), “Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 4 và 4 tháng/2021”, Hải Quan Việt Nam,
https://customs.gov.vn/lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=194
3&Category=Ph%C3%A2n%20%t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%
8Bnh%20k%E1%BB%B3&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch.
14. Vũ Thị Thanh Huyền (06/03/2021), “Xuất nhập khẩu Việt Nam một năm nỗ lực thành công cùng đất nước”, Con số sự kiện,
http://consosukien.vn/xuat-nhap-khau-viet-nam-mot-nam-no-luc-thanh- cong-cung-dat-nuoc.htm.