Chế độ chính sách trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp hoàng mai (Trang 27 - 28)

❖ Với thị trường trong nước:

Hoạt động nhập khẩu chịu tác động từ hệ thống luật pháp của nước hàng hóa nhập về và yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước đó phải tuân theo và thực hiện đúng theo các yêu cầu về mặt hàng, thủ tục, chất lượng, số lượng, thời hạn của hàng hóa.

Do môi trường, văn hóa - kinh tế ở các quốc gia là khác nhau nên việc hàng hóa nhập về cần được kiểm tra kĩ càng và thích hợp với những tập tục phong cách làm việc tại quốc gia đó. Các thủ tục, các yêu cầu, quy định về thuế đối với từng loại hàng hóa nhập khẩu cũng tùy vào từng quốc gia mà quy định cũng khác nhau tác động đến các nước xuất khẩu vào quốc gia đó. Điều đó là một trong những lý do luật pháp cùng các chính sách của từng nước nhập khẩu là công cụ quản lý, tác động bên ngoài đến hoạt động nhập khẩu.

Và các quốc gia nên đưa ra các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp của quốc gia đó nhập khẩu được thuận lợi hơn, tạo ra môi trường có điều kiện lý tưởng cho doanh nghiệp.

❖ Với thị trường ngoài nước

Thị trường quốc tế là một thị trường rộng lớn với rất nhiều quy tắc. Và trong hoạt động thương mại quốc tế các quy tắc được các quốc gia thông nhất và các chính sách được đưa ra nhằm tạo sự cân bằng, minh bạch giữa các quốc gia. Do đó các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu trong thị trường quốc tế, thị trường ngoài nước của mình bắt buộc phải thực thi đúng luật, chính sách của quốc tế.

Các công cụ điều tiết chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế tác động đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là:

• Thuế quan

• Hạn ngạch thương mại

• Giấy phép

• Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

• Hàng rào kỹ thuật

• Trợ cấp xuất khẩu

• Chống bán phá giá

• Tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp hoàng mai (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w