Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH in và phát triển thương mại đại dương (Trang 25 - 26)

5. Kết cấu của khóa luận

1.3.1. Các nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế: có tác động trực tiếp và năng động đến doanh nghiệp đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến sức hút của các chiến lược khác nhau. Môi trường kinh tế bao gồm nhiều yếu tố như: xu hướng của GDP/GNP, lãi suất và xu hướng lãi suất, lạm phát, phân phối thu nhập, hệ thống thuế và mức thuế. Những sự thay đổi của các yếu tố đó có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Môi trường văn hoá và xã hội: Các ảnh hưởng văn hóa bao gồm: nền văn hóa, nhánh văn hóa và giai tầng xã hội. Các ảnh hưởng xã hội: có rất nhiều yếu tố xã hội ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các nhóm chuẩn mực, vai trò và địa vị, phong tục tập quán, truyền thống, quan niệm về đạo đức và thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp, những quan tâm và ưu tiên của xã hội, trình độ nhận thức và học vấn chung của xã hội, lao động nữ.

Môi trường chính trị - pháp luật: Ảnh hưởng của chính trị và pháp luật: Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định về thuê mướn, an toàn, giá, quảng cáo… Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động được là vì điều kiện xã hội cho phép. Chừng nào xã hội không còn chấp nhận các điều kiện và bối cảnh thực tế nhất định thì xã hội sẽ rút lại sự cho phép đó bằng cách đòi hỏi chính phủ can thiệp bằng chế độ, chính sách hoặc thông qua hệ thống pháp luật.

Môi trường tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông, biển, khoáng sản trong lòng đất, môi trường nước và không khí,…Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và con người cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Nó cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp, khai thác khoáng sản, dịch vụ, vận tải. Trong nhiều trường hợp điều kiện tự nhiên góp phần hình thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nhà cung cấp: Người cung cấp bao gồm các đối tượng như người bán vật tư thiết bị, cộng đồng tài chính, nguồn lao động. Khi người cung cấp có ưu thế họ có thể gây áp lực mạnh và tạo bất lợi cho doanh nghiệp.

Người cung cấp có thể đe dọa các công ty trong ngành bằng các hành động: tăng giá bán, giảm chất lượng sản phẩm cung ứng, thay đổi phương thức thanh toán. Hậu quả là chi phí của công ty tăng lên làm giảm lợi nhuận.

Khách hàng: Khách hàng là một phần không thể tách rời của công ty. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị nhất của công ty. Một vấn đề quan trọng khác liên quan đến khách hàng là khả năng trả giá của họ. Người mua có ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của ngành giảm xuống bằng cách: Ép giá người bán, đòi hỏi người bán nâng cao chất lượng phục vụ, đòi hỏi người bán cung cấp nhiều dịch vụ hơn, làm cho các công ty trong ngành chống lại nhau.

Đối thủ cạnh tranh: Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh là loại áp lực thường xuyên

và đe dọa trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển tới tất cả các công ty trong ngành. Việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp công ty biết được mức độ hài lòng với kết quả tài chính và vị trí hiện tại của đối thủ cạnh tranh, và từ đó dự báo khả năng thay đổichiến lược của đối thủ. Biết được mức độ phản ứng của đối thủ cạnh tranh trước những diễn biến bên ngoài hoặc sự thay đổi về chiến lược của các công ty khác trong ngành. Giải thích được ý nghĩa của các hành động chiến lược mà đối thủ tiến hành.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH in và phát triển thương mại đại dương (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w