Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH in và phát triển thương mại đại dương (Trang 38)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh là điều mà doanh nghiệp nào cũng cần chú tâm đến, vì nó là yếu tố quyết định việc doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh được ko. Nếu sử dụng đồng vốn không hiệu quả, doanh nghiệp chỉ gây lãng phí tiền của, thời gian và công sức. Vì vậy đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vô cùng cần thiết:

Bảng 2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Chỉ tiêu 2018 1, Lợi 959,229,101 nhuận trước thuế 2, Lãi 40,788,046 vay 3, Lợi 767,383,281 nhuận ròng 4, VKD 6,040,613,669 bình quân 4, Hệ số khả năng sinh lời của VKD 0.166 5, Tỷ suất lợi 0.127 nhuận

ròng trên VKD

(Nguồn: BCTC Doanh nghiệp) Nhìn vào bảng ta thấy, nhìn chung khả năng sinh lời VKD của công ty khá khả quan. Năm 2018, tỷ suất này đạt mức cao nhất là 0,166 tức là với 1 đồng vốn kinh doanh chúng ta thu về 0.166 đồng lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận là 16,6%. Năm 2019 và 2020 chỉ số này giảm và giảm mạnh nhất vào năm 2020. Cụ thể là năm 2019, khả năng sinh lời của VKD giảm 7% còn 0.154, năm 2020 tỷ số này giảm 27% còn 0.112. Đây là mức giảm khá cao, thể hiện việc sử dụng đồng vốn không còn hiệu quả. Điều này được lý giải phần nào bởi tác động của dịch Covid 19 đã khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ và chi phí tăng cao.

Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên VKD, chỉ tiêu này giúp chúng ta thấy được chi phí lãi vay cũng như

Tiếp theo, chúng ta đánh giá cụ thể hơn vào hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp: 2.2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng 2.4. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu Năm 2018 1,Tổng Doanh 11,661,738,742 Thu 2,TSCĐ 2,159,608,457 Bình quân 3, LNST 767,383,281

4,Hiệu suất sử dụng VCĐ 5,Tỷ suất lợi nhuận VCĐ

(Nguồn: BCTC Doanh nghiệp) Nhìn vào bảng ta thấy, nhìn chung hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty ở mức khá cao. Trong năm 2018, hiệu suất sử dụng vốn cố định đạt mức 5.4 tức là với

1đồng vốn cố định doanh nghiệp đạt được 5.4 đồng doanh thu.. Hiệu suất sử dụng này giảm dần qua các năm và giảm mạnh nhất vào năm 2020. Cụ thể, năm 2019 hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 5% còn 5.11 lần. Năm 2020, hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 15% còn 4.34 lần.

Nhìn vào bảng ta cũng thấy, Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định đạt được mức khá cao. Trong năm 2018, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định ở mức 0.36 lần, tức là với một đồng vốn cố định doanh nghiệp thu được 0.36 đồng lợi nhuận. Cần so sánh thêm với tỉ trọng vốn cố định và vốn lưu động trong vốn kinh doanh. Tỷ số này có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2019, tỷ số giảm 6% còn 0.33. Năm 2020, tỷ số giảm 28% còn 0.24 lần.

Nhìn vào tương quan giữa hai chỉ số này ta thấy, chênh lệch giữa hai chỉ số này là khá lớn, xuất phát từ chênh lệch của doanh thu và lợi nhuận. Năm 2018, Doanh thu/vốn cố định đạt 5.4 lần. còn lợi nhuận/vốn cố định đạt 0.36 lần chênh lệch là 5.04 lần. Chênh lệch này bắt nguồn từ đăc điểm kinh doanh ngành là giá vốn hàng bán lớn cũng như chí phí khấu hao máy móc nhà xưởng lớn. Tuy nhiên, chênh lệch năm 2018-2019 của hai chỉ số này là xấp xỉ nhau (hiệu suất là 0.5, tỷ suất là 0.6) còn chênh lệch năm 2019-2020 của hai chỉ số này cách xa nhau khá nhiều (hiệu suất là 0.15, tỷ suất là 0.28). Chứng tỏ năm 2020, doanh nghiệp không tối ưu hóa chi phí tốt như năm 2019 (với mức doanh thu như thế nhưng doanh nghiệp nhận được ít lợi nhuận hơn). Điều này, chủ yếu là do tác động của dịch covid 19 khiến chi phí của doanh nghiệp tăng lên.

Cuối cùng, để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chúng ta xét đến các chỉ tiêu phân tích vốn lưu động:

2.2.2.2 Thực trang hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Bảng 2.5. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu Năm 2018 1, Tổng Doanh 11,661,738,742 thu 2, VLĐ bình 2,268,580,005 quân (năm) 3, TSNH 4,318,103,796 4, Nợ 2,049,523,791 ngắn hạn 5,LNST 767,383,281 6, Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0.195

7, Tỉ suất sinh lời VLĐ 0.34 8, Vòng quay VLĐ 5.14 9, Thời gian một vòng luân chuyển 71.00

(Nguồn: BCTC Doanh nghiệp) Nhìn vào bảng số liệu ta có, nhìn chung hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của doanh nghiệp ở mức khá thấp. Đây là tín hiệu tốt vì hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Cụ thể, năm 2018 chỉ số đạt mức cao nhất là 0.195 tức là để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần 0.195 đồng vốn lưu động. Năm 2019, năm 2020 chỉ số này giảm đáng kể. Năm 2019, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm 33% còn 0.131 và năm 2020 chỉ số này tăng nhẹ 2% lên 0.134. Chứng tỏ công ty đã sử dụng đồng vốn lưu động có hiệu quả hơn.

Về tỉ suất sinh lời của vốn lưu động, chỉ số này đạt được mức khá cao. Cụ thể năm 2018, chỉ số này đạt 0.34 lần tức là với 1 đồng vốn lưu động doanh nghiệp tạo ra 0.34 đồng lợi nhuận. Chỉ số này tăng không đều trong 2 năm tiếp theo. Năm 2019, tỉ suất sinh lời vốn lưu động tăng 48% lên 0.5 lần. Năm 2020 chỉ số này giảm 17% còn 0.41 lần.

Để đánh giá được doanh nghiệp quản lí vốn lưu động có tốt không và tình hình tài chính của doanh nghiệp thế nào. Chúng ta có thể nhìn qua hai chỉ số là Số vòng quay của vốn lưu động trong kì và một vòng quay hết bao nhiêu ngày.

Nhìn chung số vòng quay vốn lưu động trong kì của doanh nghiệp khá lớn. Năm 2018, doanh nghiệp có số vòng quay vốn lưu động là 5.14 tức là trong một kì vốn lưu động của doanh nghiệp quay được 5.14 vòng và mỗi vòng quay hết 71 ngày. Trong năm 2019 và 2020, số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp tăng lên lần lượt là

7.65 và 7.49 vòng, thời gian một vòng quay giảm xuống còn 48 ngày và 49 ngày. Đây là dấu hiệu đáng mừng của doanh nghiệp, biểu hiện của việc quản lí nguồn vốn lưu động hiệu quả hơn, hàng tồn kho, tiền mặt, các khoản phải thu quay vòng nhanh hơn, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận sớm và quay lại tiếp tục tái đầu tư. Đây là điểm mạnh của ngành cũng như của doanh nghiệp cần được duy trì.

2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động

2.2.3.1. Đặc điểm về lao động

Lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh, giữ vai trò quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh. Hiểu được điều này nên công ty luôn luôn hết sức chú trọng xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, xuất sắc trong công viêc. Đồng thời cũng luôn quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của đội ngũ lao động tại Công ty.

Về cơ cấu lao động

Bảng 2.6. Cơ cấu lao động công ty năm 2015-2019

Cơ cấu về giới tính nhân sự của công ty năm 2015-2019

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu về giới tính nhân sự của công ty năm 2015-2019

Qua bảng ta thấy giai đoạn 2015 - 2019 thì số lượng lao động nam luôn cao hơn số lao động nữ. Cao nhất là năm 2015 số lượng lao động nam chiếm gần 73,6% số

lao động trong Công ty. Tỉ lệ này liên tục biến động qua các năm và đến nay 2019 chỉ còn 71,2%. Mặc dù đặc thù ngành nghề hoạt động nhưng số lượng lao động nữ tại công ty cũng chiếm một phần khá lớn. Điều này cũng gây khó khăn nhất định cho công tác khi lao động nữ nghỉ sinh trong vòng 6 tháng. Để bù đắp vào vị trí còn trống tạm thời trong vòng 6 tháng thì công việc của cán bộ tuyển dụng cũng gặp khá nhiều khó khăn. Hơn nữa, khi người phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, họ được hưởng quy định mỗi ngày làm việc 7 tiếng (giảm 1 tiếng làm việc) nên không thể dành toàn bộ thời gian để tập trung cho công việc. Điều này đòi hỏi lãnh đạo quản lý phải có những chính sách đãi ngộ động viên kịp thời đối với lực lượng lao động là nữ để họ có thể làm việc hiệu quả và cống hiến nhiều hơn nữa cho công ty.

Do vậy, cán bộ tuyển dụng phải hết sức lưu ý trong việc tuyển dụng và cân bằng tỷ lệ nam nữ trong công ty. Đối với những vị trí khó thay thế tạm thời thì phải có những phương án dự phòng khi lao động nữ có kế hoạch sinh con.

Qua các năm công ty cũng phải cân đối lại về giới tính của người lao động sao cho hài hòa với nhau. Tránh tình trạng mất cân bằng về giới quá cao dẫn đến nhiều hệ lụy. Vấn đề giới tính cũng là một điểm mà công ty cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong những năm sắp tới.

Về trình độ nhân lực: 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu trình độ nhân sự của công ty năm 2015-2019

Nhìn vào bảng ta thấy, đội ngũ lao động của Công ty là đội lao động có chuyên môn và tuyển dụng ở các trường danh tiếng.

Cao nhất là chuyên môn thạc sỹ: 10 người, chiếm 6.3% so với tổng số lao động trong Công ty. Tỷ lệ phần trăm này đều được duy trì qua các năm cho thấy đội ngũ lao động của công ty có trình độ tương đối cao.

Chiếm số lượng nhiều nhất trong Công ty là trình độ Đại học chiếm gần 50% và tăng liên tục qua các năm. Có thể thấy chất lượng tuyển dụng của công ty là khá tốt.

Đội ngũ lao động tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp nghề, THPT cũng chiến đông đảo và giảm dần qua các năm từ 51,7% năm 2015 xuống còn 43,7% năm 2019. Điều này có thể cho thấy rằng, chất lượng lao động của công ty đang ngày một cải thiện, trình độ học vấn tuyển đầu vào cũng tăng qua các năm.

Số lượng lao động qua từng năm có sự biến đổi, năm 2017 tăng 11.2% số lao động so với năm 2016 và tăng 24,7% so với năm 2015, còn năm 2018 lại tăng 12.5% số lao động so với năm 2017. Năm 2019 tăng 10% so với 2018 do số liệu mới cập nhật ở quý I. Điều này cho thấy đội ngũ lao động của công ty không ngừng tăng so với năm trước. Tuy tỉ lệ tăng là không cao, ít biến động nhưng xét về trình độ và sức trẻ thì có cải thiện rõ ràng.

Cơ cấu về trình độ nhân sự của công ty năm 2015- 2019 100% 90% 28.4 80% 70% 60% 50% 43.1 40% 30% 20% 28.4 10% 0% 2015 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu về độ tuổi lao động của công ty năm 2015-2019

Qua bảng thống kê trên đây, có thể thấy, cơ cấu lao động tại công ty theo độ tuổi đang trẻ hóa. Số lượng người lao động qua quá trình tuyển dụng các năm ngày càng theo xu hướng tăng dần những người trẻ. Năm 2015 số lượng người lao động ở độ tuổi 18-20 trong công ty là 40 người, số lượng này đã tăng lên đáng kể, tính đến năm 2019 đã là 50 người. Từ năm 2015 đến năm 2019 thì số lượng lao động trẻ tuổi từ 18-20 tăng 43,8%. Đây là một điểm mạnh mà công ty chú trọng phát triển, người trẻ năng động, hiệu quả.

Số lượng người lao động qua quá trình tuyển dụng cho thấy số lượng người lao động trong độ tuổi từ 21-45 tuổi cũng tăng dần đều qua các năm. Năm 2015 số lao động ở tuổi từ 21-45 là 41 người, số lượng này tăng lên 73 người trong năm 2018. Từ năm 2015 đến 2019 thì số lượng người từ 21-45 tăng lên 44,1%. Đây cũng là một mức tăng đáng kể theo thống kê 5 năm qua. Đội ngũ người lao động ở độ

Số lượng người lao động từ 45 tuổi trở lên có xung hướng tăng nhẹ qua các năm. Cụ thể năm 2015 là 40 người lao động đến năm 2019 thì tăng lên là 60 người lao động. Sau 5 năm thống kê thì số lượng người lao động từ 45 tuổi trở lên chỉ tăng

31,2% so với năm 2015. Có thể thấy rằng số lượng lao động trong độ tuổi này tăng nhẹ. Đội ngũ lao động trẻ tuổi thì không ngừng tăng cao đồng thời, công ty vẫn đảm bảo đội ngũ người lao động có độ tuổi giàu kinh nghiệm.

2.2.4 Thực trạng hiệu quả về chi phí

Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động kinh doanh một trong kỳ nhất định tháng, quý, năm.

Kết thúc năm tài chính phòng kế toán sẽ tiến hành tổng hợp toàn bộ chi phí trong năm để xác định kết quả kinh doanh, phân tích chi phí mà cả năm để biết hiệu quả và xu thế của công tác quản lý chi phí của công ty.

Bảng 2.7. Thực trạng hiệu quả sử dụng chi phí

Chỉ tiêu Năm 2018 1, Giá vốn 9,762,490,093 hàng bán 2, Chi 317,443,149 phí bán hàng 3, Chi 586,881,057 phí QLDN 4, Chi 40,788,046 phí tài chính 5, Chi 10,707,602,345 phí hoạt động

6, 11,646,009,818 Doanh thu thuần 7, Tỷ suất giá vốn hàng bán 84 8, Tỷ suất chi phí bán hàng 2.73 9, Tỷ suất chi phí QLDN 5.04 10, Tỷ suất chi phí tài chính 0.35 11, Tỷ suất chi phí hoạt động 91.9

(Nguồn: BCTC Doanh nghiệp) Nhìn vào tổng thể bảng tỷ trọng chí phí doanh thu trên ta thấy một vấn đề lớn đang tồn tại trong doanh nghiệp đó là tổng chi phí hoạt động đang chiếm phần lớn doanh thu của doanh nghiệp. Cụ thể là năm 2018, chi phí hoạt động chiếm tỉ trọng 91.9% doanh thu thuần tức là lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp rất thấp (dưới 10%). Tỷ trọng này còn có xu hướng tăng lên qua các

năm cụ thể là. Năm 2019, tỷ suất chi phí hoạt động tăng 0.4% lên 92.3%, năm 2020, tỷ suất chi phí hoạt động tăng 1,3% so với năm 2019 lên 93.5%, tức là hiệu quả sử dụng chi phí đã giảm xuống.

Chi phí hoạt động có tỷ trọng cao như vậy đóng góp phần lớn là giá vốn hàng bán. Năm 2018, tỷ suất giá vốn hàng bán là 84%, chỉ tiêu này giảm xuống vào năm 2019 còn 82% tức là doanh nghiệp đã tối ưu tốt hơn giá vốn hàng bán. Đến năm 2020, tỷ trọng này tăng lên cao nhất là 85% (tăng 3,7% so với năm 2019), nguyên nhân chủ yếu do tác động của Covid 19 khiến chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển… bị đẩy lên cao. Doanh nghiệp có tỷ trọng giá vốn hàng bán cao như thế một phần do đặc điểm ngành in ấn với giá nguyên vật liệu đầu vào cao, khấu hao máy móc thiết bị lớn, chi phí vận hành sản xuất lớn…Nếu tối ưu hóa tốt chi phí này doanh nghiệp có thể thu về thêm lợi nhuận đáng kể.

Chi phí bán hàng đang có xu hướng được tối ưu hóa tốt lên. Tỷ suất chi phí bán hàng năm 2018 là 2.73%. Năm 2019 chỉ tiêu này tăng 14.5% so với năm 2018 lên 3.12%. Năm 2019 này, doanh nghiệp mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, doanh thu tăng lên đáng kể tuy nhiên không đạt được mức như kì vọng. Đến năm 2020, tỷ suất chi phí bán hàng giảm 9.3% so với năm 2019 còn 2.83%. Do tình hình covid 19 nên doanh nghiệp đã chủ động thu hẹp hoạt động bán hàng hơn, đây là sự điều chỉnh hợp lí của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vượt qua thời kì covid khó khăn. Trong tương lai, sau covid, công ty có thể cân nhắc đưa ra những chính sách tiếp thị hợp lí, mở rộng hoạt động bán hàng để đem lại nhiều doanh thu hơn.

Chi phí quản lí doanh nghiệp đang được tối ưu hóa tốt lên. Cụ thể, năm 2018,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH in và phát triển thương mại đại dương (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w