Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH in và phát triển thương mại đại dương (Trang 26)

5. Kết cấu của khóa luận

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

Là nhóm nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được cũng như có thể điều chỉnh ảnh hưởng của nó. Một số nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là:

Bộ máy quản trị của doanh nghiệp: có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của bộ máy này là xây dựng các chiến lược kinh doanh và từ đó đề ra các kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên.

Lao động và tiền lương: lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì tiền lương và thu nhập của người lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì tiền lương là một bộ phận cấu thành lên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó còn tác động tới tâm lý người lao động trong doanh nghiệp.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Khả năng tài chính của doanh nghiệp góp phần quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh và khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Môi trường làm việc trong doanh nghiệp: môi trường làm việc trong doanh

nghiệp góp phần tác động trực tiếp lên nhân viên và đội ngũ lao động, tạo tâm lý dễ chịu trong khi làm việc là điều quan trọng ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của từng

cá nhân. Ngoài ra môi trường thông tin cũng góp phần quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp, thông tin từ bộ phận này sang bộ phận khác tạo sự phối hợp trong công việc, sự hiểu biết lẫn nhau, bổ sung những kinh nghiệm, những kiến thức và sự am hiểu về mọi mặt cho nhau một cách thuận lợi nhanh chóng và chính xác là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CÔNG TY TNHH IN VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐẠI DƯƠNG 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH In và phát triển thương mại Đại Dương

2.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH in và phát triển thương mại Đại Dương TNHH in và phát triển thương mại Đại Dương

Tên giao dịch bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH IN VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐẠI DƯƠNG

Mã số thuế: 0106341183

Địa chỉ trụ sở chính: Xóm Chợ, Xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội Đại diện pháp luật: Nguyễn Quốc Tuấn

Ngày cấp giấy phép: 22/10/2013

Với phương châm đề ra là đảm bảo về chất lương in ấn cũng như thời gian phát hành là trên hết Đại Dương đã từng bước tạo ra được uy tín với khách hàng. Công ty đã nhận được nhiều dự án in ấn, như in tem sản phẩm chát lượng cao,.. đã thu hút lượng khách hàng quen thuộc lớn.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Công ty TNHH in và phát triển thương mại Đại Dương là doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ in ấn:

Là một đối tác tin cậy với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ in ấn cho khách trong và ngoài nước

Ngoài ra, in Đại Dương còn có những hoạt động kinh doanh như: Môi giới, đấu giá; quảng cáo; photo chuẩn bị tài liệu hoạt động văn phòng đặc biệt khác; hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; sản xuất bột giấy, giấy và bìa; sản xuất giấy nhắn, bìa nhãn bao bì; và những dịch vụ liên quan đến in khác…

2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty TNHH in và phát triển thương mại Đại Dương triển thương mại Đại Dương

2.1.3.1. Tầm nhìn

Bằng khát vọng vươn lên cùng chiến lược đầu tư, phát triển bền vững, Công ty TNHH in và phát triển thương mại Đại Dương sẽ trở thành một doanh nghiệp cung cấp về dịch vụ cũng như in ấn hàng đầu Việt Nam với sự khẳng định thương hiệu sản phẩm và sự tin dùng của khách hàng.

2.1.3.2. Sứ mệnh

Đem đến cho quý khác hàng những sản phẩm in ấn chất lượng tốt, dịch vụ hoàn hảo, thời gian nhanh chóng với giá thành hợp lý.

Tạo lập một môi trường làm việc mang lại hiệu quả cao nhất nhằm phát huy toàn diện tiềm năng của từng cán bộ nhân viên.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty

2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH In và phát triển thươngmại Đại Dương mại Đại Dương

(Nguồn: Phòng kế toán) Hình 2.1. Sơ đồ cấu tổ chức Công ty TNHH in và phát triển thương mại Đại Dương

2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban trong công ty công ty

- Giám đốc:

Điều hành các hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ và quyền hạn của công ty.

Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ hàng ngày của công ty, đảm bảo hiệu quả và đúng pháp luật.

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất. - Phó giám đốc:

Là người giúp, cố vấn, tham mưu, cùng làm việc với Giám đốc điều hành một số lĩnh vực công ty theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc công ty.

Chịu trách nhiệm công việc được phân công và ủy quyền. - Phòng hành chính nhân sự:

Quản lý công tác tổ chắc cán bộ công nhân viên và lao động của công ty. Quản lý công tác bảo vệ, an toàn lao động, bảo hiểm xã hộ và các chế độ chính sách

- Kế toán trưởng:

Chịu trách nhiệm trước công ty (cơ quan, tổ chức, đơn vị) về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách.

Có trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán.

Có quyền quyết định về cơ cấu nhân sự của phòng cũng như đánh giá năng lực của mọi nhân viên trong phòng.

- Kế toán nội bộ:

Phát hành, kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán nội bộ và luân chuyển theo đúng trình tự

Hạch toán các chứng từ kế toán nội bộ

Lưu giữ các chứng từ nội bộ một cách khoa học, và an toàn

Kiểm soát và phối hợp thực hiện công việc đối với các kế toán nội bộ khác Lập các báo cáo hàng tuần, tháng, quý hoặc các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp

- Bộ phận quảng cáo:

Đưa ra kế hoạch, chiến lược trên thị trường để kế quả kinh doanh tốt hơn Bộ phận sản xuất:

Lên kế hoạch, trực tiếp tham gia vào công đoạn sản xuất, đảm bảo chất lượng

- Quản lý sản xuất:

Quản lý kho nguyên liệu, kho linh kiện tiêu hao Quản lý sản xuất hàng ngày

Kiểm tra chất lượng đầu ra của thành phẩm, báo cáo cho ban giám đốc tiến độ công việc.

2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh công ty TNHH In và phát triển thương mại Đại Dương thương mại Đại Dương

2.2.1. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Để có thể đưa ra những giải pháp hợp với thực tiễn của doanh nghiệp nhất, trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ nội tại năng lực của doanh nghiệp là thế nào. Hiệu quả hơn hết đó chính là đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH in và phát triển Đại Dương

1,DTBH& CCDV 2. khoản giảm doanh thu 3. DTTBH& CCDV 4. Giá vốn hàng bán

5. nhuận gộp BH&CCD V 6. DT hoạt động chính 7. Chi tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay 9. Chi bán hàng 10. Chi phí quản DN 11. nhuận thuần HĐKD 12. nhập khác 13. Chi phí khác

14. nhuận khác 15. Tổng LN kế toán trước thuế 16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 18. nhuận TTNDN

(Nguồn: BCTC Doanh nghiệp) Trong những năm qua nhìn chung công ty đạt được mức tăng trưởng ổn định, làm ăn có lãi. Duy chỉ có năm 2020, do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid 19 lên toàn bộ nền kinh tế khiến công ty không đạt được mức tăng trưởng doanh thu như mong muốn. Cụ thể là:

Giai đoạn 2018-2019 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm tăng 1,450,816,817 đồng tức tăng 12,5%. Lợi nhuận sau thuế tăng 91,442,642 đồng tức tăng 11,9%. Giai đoạn 2019-2020 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 992,427,660 đồng tức giảm 7,6%. Lợi nhuận sau thuế giảm 188,026,075 đồng tức giảm 21,9%

Nhìn chung, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán có quan hệ cùng chiều. Giai đoạn 2018-2019, Doanh thu tăng 12,5% tướng ứng với mức tăng giá vốn hàng bán là 10%. Nhìn chung mức tăng trưởng cùng chiều này là hợp lí chứng tỏ chiến lược kinh doanh mở rộng quy mô của công ty đạt hiệu quả cao. Tuy vậy trong giai đoạn 2019-2020, Doanh thu giảm đến 7,6% nhưng giá vốn hàng bán chỉ giảm 4,1% nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 trong năm 2020 khiến chi phí cấu thành giá vốn hàng bán tăng thêm như chi phí vận chuyển, lưu kho, chi phí nguyên vật liệu…

Trước diễn biến của đại dịch Covid 19, doanh nghiệp cũng có các chính sách kịp thời nhằm tối ưu được chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Cụ thể là: Doanh nghiệp đã tối ưu được chi phí bán hàng (giai đoạn 2019-2020 giảm 66,210,837 đồng tương ứng mức giảm 16,2%) và chi phí quản lí doanh nghiệp (giai đoạn 2019-2020 giảm 273,736,834 tương ứng giảm 30,3%). Điều này thể hiện công ty đã có những đường hướng sáng suốt trong đại dịch giúp hạn chế những chi phí không cần thiết.

Doanh thu từ hoạt động tài chính đóng góp không đáng kể vào doanh thu của công ty và không đủ trả chi phí lãi vay.

Để có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả kinh doanh của công ty chúng ta có thể đánh giá qua các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS

Bảng 2.2. Bảng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

1. Doanh thu thuần 2. Lợi nhuận sau thuế

3. Tổng số tài sản bình quân

4. Vốn chủ sở hữu bình quân

5. Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu 6. Số vòng quay của tài sản

7. Suất sinh lời của doanh thu (ROS) 8. Suất sinh lời của tài sản (ROA) 9. Suất sinh lời của vốn CSH (ROE)

Qua bảng số liệu đã tính được như trên, ta thấy suất sinh lời của doanh thu (ROS) của doanh nghiệp đến thời điểm năm 2020 có sự thay đổi nhưng không đáng kể, cụ thể năm 2018 và 2019 ROS là 0.07 lần năm 2020 giảm còn 0.06 lần với tỷ lệ giảm 15,47%.

Suất sinh lời của tài sản (ROA) cũng giảm dần trong giai đoạn năm 2018- 2020, năm 2019 ROA giảm từ 0.13 xuống 0.12 tương đương tỷ lệ giảm 6,51%, đáng chú ý năm 2020 suất sinh lời tài sản này giảm mạnh hơn còn 0.08 tương ứng với tỷ lệ giảm 29,18% chứng tỏ việc quản lý mang lại hiệu quả về tài sản chưa cao.

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) cũng giảm dần trong diai đoạn 2018- 2020, năm 2018 ROE có giá trị 0,19 lần đã giảm dần còn 0,13 lần tại năm 2020, ta thấy cứ một đồng rót vào VCSH doanh nghiệp thu lại 0,19 đồng LN sau thuế tại năm 2018, những giá trị này lại giảm dần liệu doanh nghiệp có thuận lợi trong việc đầu tư vào kinh doanh.

Qua những phân tích, tổng quan 3 suất sinh lời trong doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020 đều giảm qua các năm, tình hình tài chính công ty không mấy khả quan, năm 2020 Covid đã gây ảnh hưởng không ít đến việc đầu tư của doanh nghiệp, nên có những kế hoạch mục tiêu sẵn sàng thay đổi phát triển ngay sau khi dịch Covid ngưng lại.

2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh là điều mà doanh nghiệp nào cũng cần chú tâm đến, vì nó là yếu tố quyết định việc doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh được ko. Nếu sử dụng đồng vốn không hiệu quả, doanh nghiệp chỉ gây lãng phí tiền của, thời gian và công sức. Vì vậy đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vô cùng cần thiết:

Bảng 2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Chỉ tiêu 2018 1, Lợi 959,229,101 nhuận trước thuế 2, Lãi 40,788,046 vay 3, Lợi 767,383,281 nhuận ròng 4, VKD 6,040,613,669 bình quân 4, Hệ số khả năng sinh lời của VKD 0.166 5, Tỷ suất lợi 0.127 nhuận

ròng trên VKD

(Nguồn: BCTC Doanh nghiệp) Nhìn vào bảng ta thấy, nhìn chung khả năng sinh lời VKD của công ty khá khả quan. Năm 2018, tỷ suất này đạt mức cao nhất là 0,166 tức là với 1 đồng vốn kinh doanh chúng ta thu về 0.166 đồng lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận là 16,6%. Năm 2019 và 2020 chỉ số này giảm và giảm mạnh nhất vào năm 2020. Cụ thể là năm 2019, khả năng sinh lời của VKD giảm 7% còn 0.154, năm 2020 tỷ số này giảm 27% còn 0.112. Đây là mức giảm khá cao, thể hiện việc sử dụng đồng vốn không còn hiệu quả. Điều này được lý giải phần nào bởi tác động của dịch Covid 19 đã khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ và chi phí tăng cao.

Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên VKD, chỉ tiêu này giúp chúng ta thấy được chi phí lãi vay cũng như

Tiếp theo, chúng ta đánh giá cụ thể hơn vào hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp: 2.2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng 2.4. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu Năm 2018 1,Tổng Doanh 11,661,738,742 Thu 2,TSCĐ 2,159,608,457 Bình quân 3, LNST 767,383,281

4,Hiệu suất sử dụng VCĐ 5,Tỷ suất lợi nhuận VCĐ

(Nguồn: BCTC Doanh nghiệp) Nhìn vào bảng ta thấy, nhìn chung hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty ở mức khá cao. Trong năm 2018, hiệu suất sử dụng vốn cố định đạt mức 5.4 tức là với

1đồng vốn cố định doanh nghiệp đạt được 5.4 đồng doanh thu.. Hiệu suất sử dụng này giảm dần qua các năm và giảm mạnh nhất vào năm 2020. Cụ thể, năm 2019 hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 5% còn 5.11 lần. Năm 2020, hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 15% còn 4.34 lần.

Nhìn vào bảng ta cũng thấy, Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định đạt được mức khá cao. Trong năm 2018, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định ở mức 0.36 lần, tức là với một đồng vốn cố định doanh nghiệp thu được 0.36 đồng lợi nhuận. Cần so sánh thêm với tỉ trọng vốn cố định và vốn lưu động trong vốn kinh doanh. Tỷ số này có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2019, tỷ số giảm 6% còn 0.33. Năm 2020, tỷ số giảm 28% còn 0.24 lần.

Nhìn vào tương quan giữa hai chỉ số này ta thấy, chênh lệch giữa hai chỉ số này là khá lớn, xuất phát từ chênh lệch của doanh thu và lợi nhuận. Năm 2018, Doanh thu/vốn cố định đạt 5.4 lần. còn lợi nhuận/vốn cố định đạt 0.36 lần chênh lệch là 5.04 lần. Chênh lệch này bắt nguồn từ đăc điểm kinh doanh ngành là giá vốn hàng bán lớn cũng như chí phí khấu hao máy móc nhà xưởng lớn. Tuy nhiên, chênh lệch năm 2018-2019 của hai chỉ số này là xấp xỉ nhau (hiệu suất là 0.5, tỷ suất là 0.6) còn chênh lệch năm 2019-2020 của hai chỉ số này cách xa nhau khá nhiều (hiệu suất là 0.15, tỷ suất là 0.28). Chứng tỏ năm 2020, doanh nghiệp không tối ưu hóa chi phí tốt như năm 2019 (với mức doanh thu như thế nhưng doanh nghiệp nhận được ít lợi nhuận hơn). Điều này, chủ yếu là do tác động của dịch covid 19 khiến chi phí của doanh nghiệp tăng lên.

Cuối cùng, để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chúng ta xét đến các chỉ tiêu phân tích vốn lưu động:

2.2.2.2 Thực trang hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH in và phát triển thương mại đại dương (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w