Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Nhập khẩu thiết bị, phụ tùng tại công ty TNHH đầu tư và phát triển thương mại quốc tế AG (Trang 29 - 32)

5. Kết cấu khóa luận

1.2.1 Yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan là những yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể tác động làm thay đổi nó mà chỉ có thể hiểu, tuân thủ và đưa ra những phương án ứng xử của mình sao cho tận dụng đựợc tối đa những thuận lợi do yếu tố khách quan mang lại cũng như hạn chế tối thiểu những bất lợi do yếu tố khách quan đó tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp điều này buộc doanh nghiệp phải tìm cách thích nghi hoặc tuân thủ các nguyên tắc và quy luật. Các yếu tố khách quan cơ bản gồm có những yếu tố sau:

Môi trƣờng chính trị

Tác động của hệ thống luật pháp, hệ thống các công cụ chính sách của nhà nước, cơ chế điều hành của chính phủ. Một doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các văn bản luật chỉ rõ doanh nghiệp được kinh doanh hàng hoá gì? Cấm kinh doanh hàng hoá gì? Chất lượng hàng hoá phải đảm bảo gì? Có bị kiểm soát hay không? Hệ thống công cụ chính sách của nhà nước tác động không nhỏ tới hoạt động XNK của doanh nghiệp. Công cụ chính sách rất nhiều bao gồm những công cụ chính sách chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân và các chính sách đặc thù về từng lĩnh vực. Các chính sách điển hình có: chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách XNK, chính sách phát triển thị trường. Tất cả các chính sách đó đều liên quan đến khuyến khích hay hạn chế hoạt động XNK của doanh nghiệp do đó chúng buộc các doanh nghiệp phải tính đến khi ra các quyết định XNK.

Cơ chế điều hành của nhà nước cũng tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ chế điều hành của chính phủ sẽ liên quan trực tiếp tới tính hiệu lực của luật pháp và chính sách kinh tế. Nếu một chính phủ mạnh, điều hành chuẩn mực và tốt sẽ khuyến khích kinh doanh chính đáng. Nếu không điều hành tốt hoạt động XNK sẽ mất phương hướng thí dụ như số lượng, thời điểm, giá cả… Hàng hoá nhập khẩu không được điều hành tốt có thể làm cho thị trường trong nước biến động và gây khó dễ cho kinh doanh.

Đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Cùng với sự lớn mạnh của nền sản xuất trong nước khoảng cách giữa các doanh nghiệp ngày càng thu hẹp, nhiều sản phẩm, ngành lĩnh vực có chất lượng cao có khả năng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng hoá trong nước có khả năng thay thế hàng ngoại nhập. Trước thực trạng đó doanh nghiệp phải tính đến đến sự lớn mạnh của sản xuất trong nước để xem xét khả năng nhập khẩu chủng loại hàng hoá đó có thực sự cạnh tranh với hàng hoá trong nước hay không. Không phải mặt hàng nào nhập khẩu đều có thể chiếm ưu thế cạnh tranh với hàng nội. Tất cả các yếu tố trên đây phản ánh nội lực kinh tế đất nước ngày càng phát triển.

Môi trƣờng kinh tế

Môi trường kinh tế trước hế phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế chung về cơ cấu ngành kinh tế, cơ cầu vùng. Tình hình đó tạo nên sự hấp dẫn về thị trường đối với các thị trường khác nhau. Nhập khẩu thực tế của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong nước và quốc tế. Khi nền kinh tế ở vào giai đoạn khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cũng như thuế tăng buộc các doanh nghiệp phải đắn đo khi đưa ra các quyết định nhập khẩu hay không vì nó sẽ ảnh hưởng đến yếu tố đầu ra, có thể sẽ làm tăng giá thành sản phẩm tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh. Tình hình sẽ trái ngược lại khi mà nền kinh tế trở lại thời kỳ phục hồi và tăng trưởng.

Môi trƣờng tự nhiên

Môi trường tự nhiên bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều mặt tới nguồn lực đầu vào cần thiết cho các nhà hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu thô, sự gia tăng chi phí năng lượng ngày càng trở nên nghiêm trọng, đòi hỏi các nhà sản xuất phải tập trung sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế. Chất thải công nghiệp, chất thải rắn, chất thải không được tái chế đang là vấn đề nan giải cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường đòi hỏi các doanh nghiệp tìm kiếm đầu vào từ các nước khác làm ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Môi trƣờng công nghệ kỹ thuật

Môi trường công nghệ kỹ thuật bao gồm các nhân tố gây tác động ảnh hưởng đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường, nó là nhân tố quan trọng nhất

mới không chỉ cho phép các công ty chiến thắng trên phạm vi toàn cầu mà làm thay đổi bản chất của sự cạnh tranh. Bởi vì nó tác động mạnh mẽ đến chi phí sản xuất, năng suất lao động, ảnh hưởng đến các biện pháp cụ thể của hoạt động thương mại nói chung và nhập khẩu nói riêng. Các nhà hoạt động kinh doanh phải nắm bắt và hiểu rõ được bản chất của những thay đổi trong môi trường công nghệ kỹ thuật cùng nhiều phương thức khác nhau mà mỗi công nghệ mới có thể phục vụ cho đòi hỏi sản xuất của công ty đồng thời cảnh giác các khả năng xấu có thể xảy ra.

Những biến động của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc

Nhập khẩu là chiếc cầu nối giữa sản xuất trong nước với thị trường quốc tế và ngược lại. Nó tạo ra sự phù hợp, gắn bó và phản ánh sự tác động qua lại giữa hai thị trường chia. Khi có sự thay đổi trong giá cả nhu cầu thị trường về một mặt hàng ở thị trường trong nước thì ngay lập tức có sự thay đổi lượng hàng nhập khẩu. Cũng như vậy, thị trường các nước ngoài quyết định sự thỏa mãn nhu cầu trong nước, sự biến động của nó về khả năng cung cấp sản phẩm mới. sự đa dạng của hàng hóa đồng thời địa vị cũng được phản ánh và có tác động đến thị trường nội địa.

Hệ thống cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc

Nhập khẩu nói chung không thể tách rời hoạt động vận chuyển và thông tin liên lạc, vì vậy với một hệ thống thông tin liên lạc nhanh nhạy rộng khắp và hệ thống giao thông thuận tiện an toàn cho phép các doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội kinh doanh, dân dụng được thời cơ làm đơn giản hóa nhập khẩu, giảm bớt được các chi phí và rủi ro, nâng cao tính kịp thời nhanh gọn trong quá trình nhập khẩu, tăng vòng quay của vốn. Ví dụ, hệ thống cảng biển được trang bị hiện đại cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hóa được mua bán. Hệ thống bảo hiểm kiểm tra chất lượng cho phép các hoạt động mua bán quốc tế được thực hiện một cách an toàn đồng thời giảm bớt mức độ thiệt hại có thể xảy ra đối với các nhà kinh doanh trong trường hợp xảy ra rủi ro.

Ngược lại khi nhập khẩu phát huy được tính hiệu quả thì nó sẽ góp phần làm cho sản xuất trong nước phát triển, tăng thu ngân sách từ đó Nhà nước có điều kiện hơn để đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc phục vụ cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Hệ thống tài chính ngân hàng

Hệ thống tài chính ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu nó can thiệp sâu vào hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp chi phối tới hoạt động

này. Nó là cơ sở là chỗ dựa cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh; cung cấp vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh doanh ngoài ra với hệ thống ngân hàng tài chính đủ mạnh sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp đối với các bạn hàng.

Yếu tố tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả đồng tiền của một quốc gia này dưới dạng đồng tiền của một quốc gia khác, có tác động mạnh mẽ đến nhập khẩu vì tính giá và thanh toán trong nhập khẩu phải dùng đến ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ so với nội tệ tăng nghĩa là đồng nội tệ giảm giá, giá sản phẩm quốc tế trên thị trường nội địa tăng (tức chi phí hàng hóa nhập khẩu bằng ngoại tệ sẽ tăng) làm hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu và ngược lại.

Một phần của tài liệu Nhập khẩu thiết bị, phụ tùng tại công ty TNHH đầu tư và phát triển thương mại quốc tế AG (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w