5. Kết cấu của khóa luận
3.1.3. Cơ hội (Opportunities)
a. Cho vay tiêu dùng có cơ hội tăng trưởng tốt
Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, thu nhập của người dân chịu nhiều ảnh hưởng khiến nhu cầu vay tiêu dùng cũng giảm sút. Tuy nhiên tại Việt Nam, nhờ kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 vẫn đạt 2,91% và thuộc nhóm cao hàng đầu trên thế giới. Dù chịu tác động đáng kể từ đợt bùng phát dịch thứ 4, nhưng Ngân hàng United Overseas Bank - UOB vẫn dự báo GDP năm 2021 của Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,7%. Kéo theo đó, thị trường tiêu dùng của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dương.
b. Tạo điều kiện tranh thủ vốn và công nghệ
Hội nhập kinh tế tạo điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của VPBank để theo kịp yêu cầu cạnh tranh, mở rộng thị trường. Trung tâm tín chấp miền Bắc có cơ hội học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng trong khu vực, về kinh nghiệm quản lý, chất lượng dịch vụ và các sản phẩm về ngân hàng.
c. Cho vay tiêu dùng có khả năng sinh lời cao
Cho vay tiêu dùng luôn tiềm ẩn rủi ro ở mức cao, vì thế lợi nhuận kì vọng mang lại từ nguồn cho vay tiêu dùng cũng lớn. Nếu thời kỳ kinh tế phát triển hưng thịnh sẽ có nhiều cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư, sản xuất kinh doanh được mở rộng tăng được lợi nhuận, điều này tạo điều kiện cho Trung tâm mở rộng cho vay và chất lượng tín dụng được nâng lên.
d. Đa dạng các loại hình cho vay
Việc cho vay tiêu dùng làm phong phú thêm các loại hình cho vay, đối tượng cho vay của Ngân hàng, tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng cho vay, tăng vòng quay vốn tín dụng, phân tán và giảm thiểu rủi ro tín dụng chung. Bên cạnh đó việc mở rộng quy mô hoạt động cho vay cũng đem lại lợi nhuận đáng kể. Đối với các loại hình cho vay mua nhà, sửa chữa nhà phải trả góp vốn lãi hàng tháng hoặc hàng quý, Ngân hàng có thể kiếm soát được nguồn thu nhập của khách hàng, hạn chế rủi ro.
e. Cơ hội về thị trường trong nước
Theo số liệu được tính đến ngày 14/06/2021 của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là nước có dân số trẻ với hơn 98 triệu dân, 69,3% trong số đó đang nằm trong độ tuổi lao động. Đây là nhóm khách hàng tiềm năng, có thu nhập, có nhu cầu tích trữ và sử dụng các sản phẩm ngân hàng. Dân số đông, xu hướng đô thị hóa ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng cải thiện và ngành tài chính chuyển dần trọng tâm sang phân khúc cá nhân và hộ gia đình chính là động lực lớn đối với thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam.
f. Cơ hội về đội ngũ lao động
Số sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng ngày một nhiều, chất lượng ngày càng được nâng cao. Trung tâm có thể tận dụng được nguồn “chất xám” này để phát huy hơn nữa các sản phẩm và dịch vụ hiện có.