Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả cho vay tiêu dùng tại trung tâm tín chấp miền bắc ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 34 - 35)

5. Kết cấu của khóa luận

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và Phó giám đốc

Là cơ quan đầu não quản lý mọi hoạt động của Trung tâm, điều hành trực tiếp toàn bộ hệ thống, tiếp nhận các chỉ thị phổ biến cho cán bộ công nhân viên trong Trung tâm, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình, đề ra các giải pháp, biện pháp để thực hiện đạt hiệu quả. Ngoài ra, Ban Giám đốc còn chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và nghiệp vụ cấp tín dụng nói riêng. Cụ thể:

Xem xét nội dung thẩm định từ phòng tín dụng, quyết định cho vay hay không tuỳ thuộc vào nguồn vốn hiện có của Ngân hàng tại thời điểm đó.

Ký hợp đồng tín dụng.

Quyết định các biện pháp xử lý nợ, gia hạn điều chỉnh nợ quá hạn.

- Phòng kinh doanh - tín dụng:

Thường xuyên kiểm tra công tác tín dụng, kịp thời phát hiện sai sót trong việc sử dụng vốn của khách hàng.

Nắm bắt định hướng phát triển kinh tế khu vực, phương hướng phát triển kinh tế trên địa bàn huyện để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Có trách nhiệm trực tiếp giao dịch với khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm tra hồ sơ, trình ban Giám đốc ký các hợp đồng tín dụng.

Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay và nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn.

Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu sử dụng vốn cần thiết để phục vụ cho vay.

Mỗi cán bộ tín dụng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng và phó phòng và Ban Giám đốc Trung tâm tín chấp miền Bắc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, về kiểm tra kiểm soát chứng từ kế toán, hồ sơ vay vốn, các hoạt động kinh doanh của Trung tâm, lập báo cáo hằng tháng, quý gửi Ngân hàng cấp trên theo quy định, tham gia vào việc xem xét giải quyết khiếu nại khiếu tố của công nhân liên quan đến hoạt động Ngân hàng.

- Phòng bán hàng trực tiếp:

Thực hiện công tác marketing, tiếp thị khách hàng, bán sản phẩm tín dụng, sản phẩm Payroll và các sản phẩm ngân hàng cá nhân của VPBank.

- Phòng chăm sóc khách hàng hiện hữu:

Thực hiện quản lý, phát triển danh mục các khách hàng quan trọng nhất.

Chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với Trung tâm.

Thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ.

Tổ chức, theo dõi, đôn đốc công tác thu hồi nợ đến hạn hoặc quá hạn, đề xuất các phương án xử lý nợ quá hạn và tài sản đảm bảo, thế chấp, cầm cố,...

- Phòng hành chính:

Thực hiện đảm bảo an toàn cho toàn bộ kho quỹ theo quy định, thực hiện nghĩa vụ thu phát tiền cho khách hàng, vận chuyển tiền mặt và lập báo cáo thống kê theo chế độ hiện hành, quản lý văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài sản trong đơn vị, nắm bắt thông tin từ biến động thị trường, lãi suất…

- Tổ xử lý thông tin:

Phối hợp với phòng thông tin điện toán Hà Nội để tham gia quản lý, thực hiện, giám sát các chương trình triển khai, dự án về công nghệ thông tin tại trung tâm. Bảo dưỡng, bảo trì các trang thiết bị tin học tại phòng, đảm bảo duy trì hệ thống dữ liệu hoạt động tốt, khắc phục sự cố kịp thời, báo cáo ngay cho Giám đốc và các phòng.

- Tổ pháp chế công nợ-thẩm định giá:

Thẩm định các hồ sơ về khách hàng do các phòng Tín dụng và phòng Payroll chuyển qua.

- Tổ kiểm tra nội bộ:

Thường xuyên theo dõi tiến độ làm việc của cán bộ , nhân viên trung tâm

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả cho vay tiêu dùng tại trung tâm tín chấp miền bắc ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w