5. Kết cấu của khóa luận
3.1.1. Điểm mạnh (Strengths)
a. Chất lượng tài sản được kiểm soát tốt
Công tác quản trị rủi ro luôn được Trung tâm chú trọng, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro tới nền kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu được cải thiện và duy trì ở mức dưới 2%. Trái với những lo ngại khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt đã chứng minh sự thành công của những bước đi hướng tới tăng trưởng hiệu quả nhưng bền vững mà VPBank thực hiện trong những năm qua. Cùng với đó, Trung tâm đã liên tục đẩy mạnh và củng cố các hệ thống cảnh báo rủi ro cũng như các chính sách theo dõi hỗ trợ khách hàng.
b. Tối ưu nguồn vốn huy động
Hoạt động huy động vốn của Trung tâm có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm, do Ngân hàng đã tạo được uy tín trên thị trường nên đã thu hút được nguồn vốn huy động từ khu vực tổ chức kinh tế và dân cư. Trong tổng nguồn vốn huy động, thì tỷ trọng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế gấp khoảng 2 lần vốn huy động từ dân cư và có sự tăng lên qua các năm từ 2018 đến 2020. Tốc độ tăng trưởng ổn định tạo thế chủ động cho Trung tâm trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài, cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tư vào VPBank. Mặt khác, chỉ tiêu này cũng thể hiện khả năng cạnh tranh của VPBank đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn.
c. Lợi nhuận tăng trưởng bền vững
Kết thúc năm 2020, lợi nhuận trước thuế của Trung tâm đạt trên 52 tỷ đồng, và tăng trưởng 53,3% so với năm trước, mặc dù chịu các tác động từ đại dịch Covid 19. Sự tăng lên này đồng nghĩa với việc cho thấy bên cạnh những khách hàng truyền thống thì Trung tâm cũng rất tích cực mở rộng đối tượng khách hàng, đa dạng hoá
các hình thức cho vay nhằm thu hút thêm khách hàng mới, khách hàng có phương án kinh doanh khả thi, giảm thiểu những rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm cũng được đổi mới, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp thoải mái cho đội ngũ nhân viên và môi trường cung ứng dịch vụ thân thiện và có chất lượng cao cho khách hàng.
d. Xu hướng tập trung nhiều hơn vào hoạt động cho vay ngắn hạn
Các chính sách điều tiết hiệu quả đã giúp Trung tâm tín chấp miền Bắc nói riêng và VPBank nói chung quản lý thanh khoản ở mức tối ưu. Các tỷ lệ an toàn của VPBank vẫn tiếp tục được duy trì ở mức tốt, tuân thủ quy định của NHNN trong đó tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kiểm soát gần mức 40%. Đây sẽ là dư địa để Trung tâm tiếp tục những cơ hội tối ưu bảng cân đối, mang lại hiệu quả trong sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo tuân thủ theo các quy định về an toàn.
Trong khi đó, mặc dù cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn cho vay trung vài dài hạn. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng tín dụng trong thời kì mới, đáp ứng được các quy định của NHNN và VPBank về việc sử dụng vốn ngắn hạn vào cho vay trung và dài hạn, đảm bảo tỷ lệ an toàn trong sử dụng vốn.
e. Giá trị tài sản bảo đảm nợ vay rất cao so với dư nợ cho vay
Hoạt động cho vay tiêu dùng được đánh giá là có mức độ an toàn cao trong các đối tượng cho vay do món vay có tính chất nhỏ lẻ, chủ yếu không có tài sản thế chấp, cầm cố. Đối với các nhu cầu để mua sắm, sửa chữa nhà cửa thì TSĐB chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, tiếp theo là thế chấp bằng quyền sử dụng đất.
f. Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức an toàn
Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh là không thể tránh khỏi, nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỉ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay tiêu dùng tại Trung tâm ở có sự biến động liên tục, nhưng nhìn chung thì tỷ lệ này vẫn nhỏ hơn 5%, vẫn nằm trong mức cho phép theo quy định của NHNN.