5. Kết cấu của khóa luận
2.2.3. Chỉ tiêu nợ xấu
Các ngân hàng luôn cố gắng duy trì tỉ lệ nợ xấu của mình ở mức thấp nhất để đảm bảo an toàn cho vay. Tỷ lệ nợ xấu cao hay thấp sẽ cho biết quá trình cho vay có tăng trưởng lành mạnh hay không, bởi dù doanh thu cho vay cao , dư nợ lớn nhưng không thu được nợ sẽ dẫn đến hoạt động không có hiệu quả.
Bảng 2.7 : Tỷ lệ nợ xấu tại Trung tâm tín chấp miền Bắc giai đoạn 2018-2020 Đơn vị : Tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu
Nợ xấu cho vay tiêu dùng Dư nợ cho vay tiêu dùng
Tỷ lệ nợ xấu
(Nguồn : Phòng kinh doanh Trung tâm tín chấp miền Bắc ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng tại Trung tâm giai đoạn 2018-2020 có sự thay đổi không đồng đều. Cụ thể, vào năm 2018, tỷ lệ nợ xấu ởmức 1,39%. Tuy nhiên, sang năm 2019, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1,09%, như vậy là đã giảm 0,3% so với năm 2018. Dễ dàng lý giải được là do nền kinh tế năm 2019 đang dần đi vào ổn định sau những ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn thế giới : giá
cả không có nhiều biến động, tỷ lệ lạm phát thấp hơn, tỷ giá và lãi suất cũng ít có sự thay đổi,… khả năng tài chính của khách hàng cũng vì thế mà ổn định hơn. Vì vậy, khi tham gia các mối quan hệ tín dụng với Ngân hàng, khách hàng cũng có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng tốt hơn.
Tới năm 2020, con số này ở mức cao nhất trong 3 năm ở mức 1,8% trong bối cảnh cả thị trường chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid 19. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu vẫn đang được kiểm soát tốt, duy trì ở mức dưới 3%. Trái với những lo ngại khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt đã chứng minh sự thành công của những bước đi hướng tới tăng trưởng hiệu quả nhưng bền vững mà VPBank thực hiện trong những năm qua.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu tại Trung tâm tín chấp miền Bắc giai đoạn 2018-2020 Đơn vị : %
(Nguồn : Phòng kinh doanh Trung tâm cho tín chấp miền Bắc )