Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần GTNFoods (Trang 36 - 38)

5. Cấu trúc đề tài

1.3.5.2.Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn

- Hệ số khả năng chi trả lãi vay

Hệ số khả năng chi trả lãi vay =Lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT Chi phí lãi vay

Đơn vị: lần Ý nghĩa:

Hệ số khả năng chi trả lãi vay cho biết khả năng tài chính mà doanh nghiệp tạo ra để trang trải cho chi phí vay vốn trong SXKD của doanh nghiệp.

- Hệ số nợ so với tài sản

Nợ phải trả

Hệ số nợ so với tài sản =Tổng tài sản

Đơn vị: lần Ý nghĩa:

Hệ số nợ so với tài sản cho thấy mức độ phụ thuộc tài chính của doanh nghiệp vào các chủ nợ với 1 đồng tài sản thì có bao nhiêu là đi vay nợ. Hệ số này càng lớn cho thấy doanh nghiệp đi vay nợ càng nhiều.

- Hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả Hệ số nợ phải trả so với VCSH =Vốn chủ sở hữu

Đơn vị: lần

Ý nghĩa:

Hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu đo lường cho biết trong cơ cấu tài sản thì nợ phải trả và vốn chủ lần lượt chiếm bao nhiêu, nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu đi vay hay là vốn chủ sở hữu.

- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn =Tài sản dài hạn

Nợ dài hạn

Đơn vị: lần Ý nghĩa:

Hệ số thanh toán nợ dài hạn cho biết khả năng đảm bảo các khoản nợ dài hạn bằng tài sản cố định của doanh nghiệp.

Thông thường hệ số này lớn hơn (>) hoặc bằng (=) 1 thì được coi là tốt vì khi đó khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp luôn được đảm bảo bằng tài sản cố định.

Hệ số nhỏ hơn (<) 1 phản ánh tình trạng không tốt về khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp.

- Hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ =Nguồn vốn chủ sở hữu = 1 – Hệ số nợ so với

Tổng nguồn vốn

Đơn vị: lần

Ý nghĩa:

Hệ số tự tài trợ phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Ngoài ra hệ số tự tải trợ còn cho thấy khả năng tự tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cơ cấu tài sản

Hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn

Hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu đầu tư =

Tài sản dài hạn

Đơn vị: lần Ý nghĩa:

Cơ cấu tài sản là tỷ trọng của các loại tài sản mà một công ty hiện đang nắm giữ, thể hiện trong bản tổng kết tài sản. Các công ty thuộc ngành nghề khác nhau với trình độ cơ giới hóa khác nhau có cơ cấu tài sản khác nhau. Chẳng hạn các công ty công nghiệp lớn, hiện đại có tỷ trọng tài sản cố định cao hơn các công ty bán lẻ; Ngược lại các công ty bán lẻ có tỷ trọng tài sản lưu động lớn hơn. Việc hiểu rõ cơ cấu tài sản cho phép giám đốc doanh nghiệp đề ra quyết định đúng đắn về các nguồn tài chính hợp lý, đặc biệt trong việc cân đối giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần GTNFoods (Trang 36 - 38)