Khái quát tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần GTNFoods

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần GTNFoods (Trang 53 - 63)

5. Cấu trúc đề tài

2.2.1. Khái quát tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần GTNFoods

Trong năm 2020, Công ty đã đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu thoái vốn nhiều khoản đầu tư không cốt lõi, thu hồi công nợ và tập trung vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất sữa. Cụ thể là ngày 10/8/2020, HĐQT GTNfoods đã họp và thống nhất ban hành nghị quyết số 12/2020/GTN/NQ-HĐQT v/v mua hơn 29 triệu cổ phần của Mộc Châu Milk. Dự kiến sau khi hoàn tất thương vụ này, GTNfoods sẽ tăng tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp thông qua Vilico tại Mộc Châu Milk lên 51%.

Bảng 2. 1. Kết quả kinh doanh năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Doanh thu thuần Lợi nhuận gộp Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận cổ đông công ty mẹ

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020 của Công ty cổ phần GTNFoods.

Bảng 2. 2. Kết quả kinh doanh năm 2020 so với kế hoạch

1 Doanh thu thuần 2 Lợi nhuận trước thuế 3 Lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020 của Công ty cổ phần GTNFoods

Về doanh thu hợp nhất

Doanh thu thuần hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 2.825,8 tỷ đồng, giảm 144,6 tỷ đồng, tương đương giảm 5% so với năm 2019, đạt 97,1% kế hoạch, trong đó doanh thu hoạt động của các công ty con mà GTN hợp nhất vào báo cáo tài chính như sau:

- Doanh thu thuần Mộc Châu Milk đạt 2.822,9 tỷ đồng, tăng 10% so với năm

2019.

- Doanh thu thuần của Vilico đạt 3,5 tỷ đồng, thấp hơn 91% so với năm 2019.

- Doanh thu của Vilico trong năm 2020 chủ yếu đến từ hoạt động cho thuê bất

động sản.

Về lợi nhuận hợp nhất

Năm 2020, lợi nhuận trước thuế và sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 250,1 tỷ đồng và 246,7 tỷ đồng, tương đương hoàn thành 157,3% và 249,2% kế hoạch được ĐHCĐ thường niên năm 2020 thông qua. Nguyên nhân vượt kế hoạch lợi nhuận chủ yếu là nhờ hoạt động của Mộc Châu Milk đã có sự cải thiện hơn đáng kể với việc ổn định được hệ thống và chính sách bán hàng với nhà phân phối cũng như tối ưu hóa các chi phí bán hàng, chi phí giá vốn.

Tình hình tài chính của công ty qua từng năm 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0

Biểu đồ 2.1. Tình hình Doanh thu – Lợi nhuận gộp của công ty giai đoạn 2016-2020

Doanh thu của công ty biến động qua từng năm, cao nhất là năm 2017 với doanh thu đạt 3788 tỷ đồng. Doanh thu các năm 2018, 2019 và 2020 có sự giảm nhẹ lần lượt là 3014 tỷ, 2976 tỷ và 2828 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự giảm sút về

doanh thu là do công ty hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả. Tuy nhiên về lợi nhuận của công ty lại có sự tăng trưởng mạnh, cụ thể: Năm 2016, lợi nhuận gộp là 76 tỷ đồng đến năm 2020, lợi nhuận gộp là 822 tỷ đồng gấp 10,82 lần trong vòng 4 năm có thể thấy công ty đã quản trị chi phí một cách hiệu quả.

Đơn vị tính: % 2020 11.3 2019 11.6 2018 2017 2016 0%

Biểu đồ 2.2. Tình hình cơ cấu vốn giai đoạn 2016-2020

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020 của Công ty cổ phần GTNFoods

Cơ cấu vốn của công ty đang chuyển dịch dần từ vốn vay sang vốn chủ sở hữu. Năm 2016, công ty đi vay nợ 20,7% tuy nhiên đến năm 2020, con số vay nợ chỉ chiếm 11,3%. Nguồn vốn chủ sở hữu lớn cho thấy công ty có khả năng tự chủ tốt về tài chính, đảm bảo được tính thanh khoản và không chịu áp lực từ các khoản nợ.

Đơn vị tính: %

Biên lợi nhuận gộp - Biên lợi nhuận ròng

35 29.1 30 25 20 15 10 5 0

Biểu đồ 2.3. Tình hình Biên lợi nhuận gộp – Biên lợi nhuận ròng giai đoạn 2016 – 2020

Biên lợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy lợi nhuận gộp chia doanh thu thuần. Biên lợi nhuận gộp của công ty có xu hướng tăng theo từng năm. Biên lợi nhuận gộp năm 2016 chỉ là 4,3% thì đến năm 2020, chỉ số này tăng gấp 6,8 lần là

29,1%. Năm 2020 có biên lợi nhuận gộp cao nhất bởi vì năm đó lợi nhuận gộp của công ty cũng cao nhất trong khi doanh thu thuần cũng chỉ tương đương với những năm trước.

Biên lợi nhuận ròng được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần. Biên lợi nhuận ròng của công ty biến động qua từng năm, cao nhất là 8,7% năm 2020 và thấp nhất là 0,2% vào năm 2019. Năm 2019 có biên lợi nhuận ròng thấp nhất là do lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt 7 tỷ đồng, lợi nhuận quá thấp so với quy mô của công ty.

3000 2500 2000 1500 1000 500 Đơn vị tính: tỷ đồng

Quá trình thay đổi vốn điều lệ

2500 1500 680 748 80 0 30/05/2011 20/01/2013 26/03/2015 26/01/2016 18/11/2016

Biểu đồ 2.4. Tình hình thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu qua các năm

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020 của Công ty cổ phần GTNFoods

Ngày 30/05/2011, Công ty Cổ phần GTNfoods được thành lập với vốn điều lệ 80 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực như sản xuất tre công nghiệp, xây dựng hạ tầng, khoáng sản, vật liệu xây dựng, nhựa, nông sản và thực phẩm.

Ngày 20/01/2013, Công ty tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng lên 680 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên số 01/2013/NQ/ĐHĐCĐ/ĐV.

Ngày 26/03/2015, triển khai theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 ngày 08/05/2015, Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐQT của Hội đồng quản trị Công ty quyết nghị triển khai phương án chia cổ tức năm 2014 cho các cổ đông theo hình thức chi trả bằng cổ phiếu, với tỷ lệ thực hiện 10:1, nâng vốn điều lệ từ 680 tỷ đồng lên 748 tỷ đồng.

Ngày 08/05/2015, Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 748 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng. Tại ngày 26/01/2016, Công ty đã hoàn thành việc tăng vốn này.

Ngày 26/04/2016, Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty thông qua phương án phát hành riêng lẻ cổ phần tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 2.500 tỷ đồng, thay đổi tên Công ty thành “Công ty Cổ phần GTNfoods”. Vào ngày 18/11/2016, Công ty đã hoàn thành việc phát hành riêng lẻ này, tăng vốn điều lệ lên 2.500 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần GTNFoods (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w