Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần GTNFoods (Trang 65 - 77)

5. Cấu trúc đề tài

2.2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng 2. 4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2019 - 2020

Chỉ tiêu

Các khoản giảm trừ doanh thu

Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV Doanh thu từ hoạt động tài chính Chi phí tài chính

Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ HĐKD Lợi nhuận khác

Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế TNDN

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2020 của Công ty cổ phần GTNFoods

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế

300 250 246.7 200 150 100 50 6.7 0 Năm 2019 Năm 2020

Lợi nhuận sau thuế

Biểu đồ 2.6. Lợi nhuận sau thuế năm 2019-2020 Nhận xét

Nhìn vào Bảng 2.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 -2020 của doanh nghiệp cho thấy lợi nhuận sau thuế năm 2020 là 246,7 tỷ đồng, tăng gấp 36,8 lần so với năm 2019. Nguyên nhân:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 147,4 tỷ đồng do doanh thu bán thành phẩm, doanh thu bán hàng hóa, doanh thu cung cấp hàng hóa giảm. Giá vốn hàng bán năm 2020 là 2004,1 tỷ đồng so với năm 2019 là 2506,8 tỷ đồng giảm 502,7 tỷ đồng nguyên nhân do chi phí nguyên vật liệu, chi phí lãi vay, chi phí bán hàng, khấu hao máy móc thiết bị giảm do tài sản cố định trong năm giảm. Chi phí tài chính giảm 17,3 tỷ đồng do lỗ từ chuyển nhượng vốn góp và lãi vay ngân hàng. Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là khoản mục thay đổi lớn nhất tăng 2862,8 tỷ đồng do công ty đem vốn đi đầu tư tài chính ngắn hạn. Như vậy lợi nhuận sau thuế tăng cho thấy công ty đã cải thiện được hoạt động kinh doanh của mình.

2.2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảng 2. 5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp năm 2019 - 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu I. Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận trước thuế

2. Điều chỉnh cho các khoản:

Khấu hao TSCĐ và phân bổ lợi thế thương mại Các khoản dự phòng

Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

Lãi từ hoạt động đầu tư Chi phí lãi vay

thay đổi vốn lưu động

Lưu chuyển thuần từ HĐKD

II. Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư

1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài

sản dài hạn khác

2. Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các

tài sản dài hạn khác

3. Tiền chi cho vay, mua công cụ nợ của đơn vị khác

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

6. Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

III. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

1. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành

2. Tiền thu từ đi vay

3. Tiền trả nợ gốc vay

4. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền thuần trong năm Tiền và tương đương tiền đầu năm

Tiền và tương đương tiền cuối năm

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2020 của Công ty cổ phần GTNFoods

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của doanh nghiệp âm 342,4 tỷ đồng cho thấy dòng tiền thu vào trong kỳ ít hơn dòng tiền chi ra trong kỳ thể hiện quy mô vốn bằng tiền của doanh nghiệp đang bị giảm sút.

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2020 là 287,2 tỷ so với năm 2019 là 292,8 tỷ giảm 5,6 tỷ đồng do khấu hao tài sản cố định, các khoản dự phòng, lãi từ hoạt động đầu tư và chi phí lãi vay giảm.

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư năm 2020 ghi nhận giảm 523,8 tỷ đồng nguyên nhân do tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định trong kỳ âm 22,1 tỷ đồng tức là giảm 83,6 tỷ so với năm 2019 cho thấy công ty mua sắm, xây dựng TSCĐ ít hơn so với đầu năm. Tiền chi cho vay, mua công cụ nợ của đơn vị khác trong năm tăng 2341,3 tỷ đồng là do doanh nghiệp đem tiền đi gửi ngân hàng và các quỹ tín dụng nhiều hơn so với đầu năm. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ trong kỳ tăng 2361,6 tỷ đồng do lãi gửi ngân hàng. Tiền chi đầu tư góp vốn trong năm qua giảm 265,692 tỷ đồng nguyên nhân do công ty đang trong quá trình tái cơ cấu lại doanh nghiệp, thoái vốn khỏi các công ty đầu tư liên kết không hiệu quả. Chính vì công ty đầu tư góp vốn vào đơn vị khác giảm làm cho tiền thu hồi từ đầu tư vào các đơn vị khác cũng giảm theo.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 105,8 tỷ trong kỳ cho thấy số tiền huy động từ các nhà cung cấp vốn giảm do nhu cầu cần tài trợ giảm trong kỳ. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành âm 14,3 tỷ trong kỳ do công ty đã hoàn lại vốn góp cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp. Do doanh nghiệp không vay vốn trong năm 2020 vừa qua nên tiền thu được từ đi vay và tiền trả nợ gốc vay của doanh nghiệp là bằng 0.

Lưu chuyển tiền thuần trong năm âm 342,4 tỷ đồng phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

2.2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản

Chỉ tiêu

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Bảng 2. 6. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán năm 2019 – 2020 so với các doanh nghiệp cùng ngành

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp trong năm 2020 là 10,69 trong khi hệ số này của Vinamilk chỉ là 1,85 và hà Nội Milk là 1,32 thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp khá cao so các công ty cùng ngành. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2020 tăng so với năm 2019 chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp quá nhiều, đang bị ứ đọng, hiệu quả kinh doanh chưa tốt.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2020 là 9,9 trong khi hệ số của này của Hà Nội Milk là 0,66; của Vinamilk là 1,55 cho thấy doanh nghiệp dồi dào về vốn lưu động. Hệ số này tăng so với năm 2019 phản ánh tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chưa hiệu quả.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp năm 2020 là 3,73 trong khi của Vinamilk là 0,04, Hà Nội Milk là 0,01 cho thấy hệ số của công ty cao hơn nhiều so với trung bình ngành. Công ty có khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ bằng tiền mặt và tương đương tiền.

Nhìn chung công ty có lượng tài sản ngắn hạn lớn đảm bảo được khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời. Cả ba chỉ số khả năng thanh toán của công ty đều ở mức cao, ưu điểm là làm tăng uy tín của công ty đối với các chủ nợ, nhược điểm là cho thấy công ty bị ứ đọng vốn, chưa đạt được hiệu quả về kinh doanh.

Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán dài hạn Hệ số nợ so với tài sản Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ

Hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn

Hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn

Cơ cấu đầu tư

Bảng 2. 7. Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu tài sản và nguồn vốn năm 2019 - 2020 so với các doanh nghiệp cùng ngành

Hệ số khả năng thanh toán dài hạn của công ty năm 2020 là 6,7 là tương đối tốt cho thấy doanh nghiệp đảm bảo được các khoản nợ dài hạn bằng những tài sản dài hạn. Hệ số nợ so với tài sản của doanh nghiệp so với các công ty cùng ngành

2020 lần lượt là 0,3 và 0,6 trong khi GTNFoods chỉ ở mức 0,113 cho thấy tài sản của doanh nghiệp thì khoản nợ phải trả khá thấp, doanh nghiệp không chịu quá nhiều áp lực từ các khoản nợ. Hệ số nợ so với vốn chủ của công ty năm 2020 là 0,1276 thấp hơn nhiều so với Vinamilk là 0,43 và Hà Nội Milk là 1,7. Hệ số này còn giảm so với năm 2019 là 0,1318. Với hệ số thấp như trên cho thấy doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành. Hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp năm 2020 là 0,87 cao hơn so với Vinamilk và Hà Nội Milk cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty với các chủ nợ. Hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty ở mức trung bình so với trung bình ngành. Với những công ty đã có kinh nghiệm sản xuất lâu đời thì tài sản chuyển dần từ tài sản dài hạn sang tài sản ngắn hạn để thúc đẩy, hỗ trợ cho quá trình bán hàng và phân phối sản phẩm. Nhìn vào cơ cấu đầu tư về tài sản có thể thấy rằng công ty tập trung phần lớn vào tài sản ngắn hạn cho nên hệ số của các doanh nghiệp cùng ngành đều lớn hơn 1.

Như vậy, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty tương đối khá giống với trung bình ngành và thể hiện rõ được đặc điểm của ngành này.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

Chỉ tiêu

Vòng quay khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình Vòng quay hàng tồn kho Số ngày tồn kho

Vòng quay tổng tài sản

Bảng 2. 8. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động của doanh nghiệp năm 2019- 2020 so với các doanh nghiệp cùng ngành

Hệ số vòng quay khoản phải thu năm 2020 của doanh nghiệp lớn nhất so với các công ty cùng ngành cho thấy tốc độ thu hồi các khoản nợ của công ty nhanh, công ty không bị chiếm dụng vốn. Do có tốc độ vòng quay khoản phải thu lớn nên kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp cũng nhanh nhất so với trung bình ngành, cụ thể doanh nghiệp chỉ mất 17,5 ngày để thu hồi được các khoản nợ của mình trong khi với doanh nghiệp Vinamilk con số này là 29,34 ngày và với Hà Nội Milk là 158,7 ngày.

Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2020 tương đối cao so với các doanh nghiệp cùng ngành là 8,5 vòng. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng lớn chứng tỏ thời hạn tồn kho của doanh nghiệp ngắn, hàng luân chuyển nhanh làm cho khả năng sinh lời lớn và rủi ro về tài chính thấp. Số ngày tồn kho của công ty cũng thấp nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp để hàng trong kho của mình bình quân là 42,9 ngày. Hệ số vòng quay hàn tồn kho càng lớn thì số ngày tồn kho càng ngắn, hàng của doanh nghiệp bán ra thị trường nhanh nên doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn cho thấy tình hình sản xuất bán hàng của doanh nghiệp tốt.

Vòng quay tổng tài sản thể hiện khả năng tạo ra doanh thu của công ty trên mỗi đơn vị giá trị tài sản. Hệ số này của doanh nghiệp năm 2020 tương đối gần bằng với hệ số của Vinamilk là 1,03. Như vậy, chỉ tiêu về khả năng hoạt động của công ty tương đối tốt so với trung bình ngành.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Chỉ tiêu

ROA (%) ROE (%) ROS (%) EPS (đồng/cổ phiếu)

Bảng 2. 9. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp năm 2019 – 2020

Chỉ số ROA năm 2020 thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kiếm được 5,9% tiền lãi trên 1 đồng tài sản. ROA của doanh nghiệp so với mức trung bình là không cao, tuy nhiên so với năm 2019, ROA của doanh nghiệp đã tăng gấp 34,7 lần cho thấy khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp đã có sự cải thiện một cách đáng kể.

Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một đồng vốn bỏ ra năm 2020 thì thu được 6,6% đồng lời. ROE của doanh nghiệp chưa phải là tốt so với các công ty cùng ngành, tuy nhiên chỉ số này đã tăng gấp 34,7 lần so với năm 2019 cho thấy khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp đã có sự cải thiện rõ rệt.

Tỷ lệ lãi ròng ROS cho biết lợi nhuận thuần năm 2020 chiếm 8,7% trong doanh thu. Chỉ số năm 2020 đã tăng 34,8 lần so với thời điểm năm 2019 cho thấy công ty đã cải thiện được mức lợi nhuận trên doanh thu.

EPS năm 2020 là 990,7 đồng/cổ phiếu. Mức giá như trên khá thấp so với trung bình ngành, tuy nhiên so với năm 2019, mức giá này đã tăng gấp 36,8 cho thấy nhờ sự cải thiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà lợi nhuận trên 1 cổ phiếu khi đầu tư vào doanh nghiệp cũng đã tăng đáng kể.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần GTNFoods (Trang 65 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w