Đánh giá chung về thực trạng tình hình tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần GTNFoods (Trang 78)

5. Cấu trúc đề tài

2.3. Đánh giá chung về thực trạng tình hình tài chính của Công ty

- So với năm 2019, lợi nhuận trong năm 2020 là 246,7 tỷ đồng tăng 240 tỷ gấp 36,8 lần so với năm trước cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm qua cải thiện một cách đáng kể. Lợi nhuận sau thuế tăng chứng tỏ doanh nghiệp đã kinh doanh có hiệu quả trong năm vừa qua.

- Vốn chủ sở hữu năm 2019 là 3555,9 tỷ đồng đến năm 2020 là 3711,5 tỷ đồng tăng 155,6 tỷ đồng do thu hồi vốn từ việc thoái vốn khỏi các công ty liên kết không hiệu quả cho thấy doanh nghiệp đang có bước cải tổ lại hoạt động đầu tư của công ty. Vốn chủ tăng thể hiện tình hình năng lực tự chủ tài chính của công ty tốt.

- Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao hơn trung bình ngành cho thấy doanh nghiệp luôn đảm bảo được các khả năng thanh toán, nâng cao uy tín với các chủ nợ.

- Cơ cấu tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp đang ở mức tương đương với trung bình ngành, điều này cho thấy tỷ lệ giữa tài sản và nguồn vốn của công ty tương đối phù hợp.

- Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động như vòng quay nợ phải thu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tổng tài sản đều tốt. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời tuy không cao nhưng có tốt hơn so với năm 2019.

2.3.2. Những hạn chế về tình hình tài chính

- Trong năm vừa qua doanh nghiệp tăng vốn chủ sở hữu, tuy nhiên tài sản cố

định lại giảm 125,3 tỷ trong khi đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 645,25 tỷ động cho thấy rằng số tiền này không được đem vào đầu tư kinh doanh sản xuất mà đem đi gửi ngân hàng. Điều này thể hiện doanh nghiệp đang quản trị nguồn vốn không hiệu quả.

- Công ty không đầu tư nhiều vào tài sản cố định thì không thể mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong khi quỹ đất của công ty nhiều mà công ty chưa

dụng để phát triển sản xuất thì đây là một hạn chế rất lớn, làm lãng phí nguồn tài nguyên cũng như lãng phí lợi thế của công ty.

- Doanh nghiệp trong năm 2020 không đi vay vốn nguyên nhân là do công ty hiện tại đang có quá nhiều tiền nhưng chưa biết dùng vào mục đích gì, điều này làm cho công ty không đi vay vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên việc chưa tận dụng được lợi thế từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã khiến cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chưa đạt được mức tối ưu.

- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp còn thấp. Một công ty có bề dày hoạt động như GTNFoods, nếu tính đến thời điểm bây giờ thì hệ số sinh lời phải khá là cao. Tuy nhiên đến nay, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời lại rất thấp cho thấy rằng hoạt động đầu tư vào công ty không hiệu quả, các nhà đầu tư từ đó cũng không yên tâm đầu tư vào công ty.

2.3.3. Những nguyên nhân của hạn chế

- Hiện nay, Vinamilk đang là cổ đông lớn nhất của GTNFoods, nắm giữ 75% cổ phần đã làm cho Vinamilk trở thành công ty mẹ của GTNFoods. Với sự dẫn dắt của một công ty hàng đầu trên thị trường chứng khoán, GTNFoods

đang trong giai đoạn tái cơ cấu sát nhập, chính vì thế hoạt động kinh doanh của công ty ở thời điểm hiện tại chưa hoàn toàn ổn định cũng như không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng.

- Là một công ty vốn hóa lớn và có nhiều năm hoạt động, tuy nhiên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh những năm 2019 trở về trước không hiệu quả, lỗ lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2020, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong thập kỷ qua chưa tốt và nhiều yếu kém.

- Doanh nghiệp mang tiền đi đầu tư thay vì đem vào hoạt động sản xuất là do chưa có phương án kinh doanh mở rộng sản xuất phù hợp, chưa phát triển

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GTNFOODS

3.1. Chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ kinh doanh để giảm chi phí quản lýgián tiếp gián tiếp

Hiện nay quy trình nghiệp vụ kinh doanh của công ty đang còn phức tạp và thời gian chờ lâu. Điều này gây ảnh hưởng đến các quyết định tức thời nhằm đáp ứng các mục tiêu trong ngắn hạn. Chính vì thế doanh nghiệp cần tiếp tục tập trung xây dựng và chuẩn hóa quy trình cho từng bộ phận với mục tiêu đơn giản, tinh gọn nhưng vẫn phải mang lại hiệu quả. Công ty cũng đang nghiên cứu việc áp dụng các phần mềm quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên, nhằm nâng cao và kiểm soát tốt hơn hiệu quả công việc.

3.2. Tăng cường kiểm tra kiểm soát và quản trị rủi ro tài chính để giảm thiểu tổn thất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tổn thất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

Rủi ro trong hoạt động tài chính ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay tỷ lệ rủi ro của doanh nghiệp đang khá cao bởi hoạt động từ đầu tư vào các công ty liên kết không hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần tăng cường chất lượng kiểm tra kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro tài chính đối với tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của công ty cũng như các công ty con và công ty liên kết. Vì vậy công ty cần phải thường xuyên quan tâm chú trọng đến vấn đề thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ

và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro để giảm thiểu mọi ảnh hưởng tiêu cực về hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững của toàn Tập đoàn.

3.3. Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hoạt động và tăng vốn điều lệ của công ty ty

GTNfoods cần tiếp tục thực hiện các hoạt động đầu tư và tái cấu trúc công ty theo hướng tập trung nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp. Chỉ đạo công ty con là Tổng công ty Chăn nuôi (CTCP) thoái vốn tại các công ty liên kết có hoạt động không hiệu quả và không nằm trong những lĩnh vực cốt lõi ưu tiên đầu tư như: Công ty Đại An Việt, Công ty CP Đầu tư thương mại và CN Đông Á, Công ty CP Gà Giống Châu Thành,… thu về hàng chục tỷ đồng tiền mặt cho Vilico. GTNfoods cần chuẩn bị đủ nguồn vốn đầu tư để tham gia để tăng vốn điều lệ cho Mộc Châu Milk, nhằm gia tăng tỷ lệ sở hữu cũng như đảm bảo cho Mộc Châu Milk có đủ nguồn lực để mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng cường đầu tư vào các dự án chăn nuôi bò sữa mới. Điều này giúp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của Mộc Châu Milk trên thị trường nội địa cũng như có hướng đi mới xuất khẩu ra thị trường vùng lân cận.

3.4. Thực hiện tiết giảm chi phí quản lý gián tiếp, tạo sự khác biệt cho sảnphẩm để tăng giá bán nhằm gia tăng hệ số sinh lời phẩm để tăng giá bán nhằm gia tăng hệ số sinh lời

Qua phân tích mô hình Dupont, ta có thể thấy ROE năm 2020 của doanh nghiệp thấp là do trình độ quản lý doanh thu và chi phí cũng như khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp còn kém. Để tăng ROE, tức là tăng hiệu quả kinh doanh, công ty cần tăng cường kiểm soát chi phí hoạt động với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí để tối đa hóa lợi nhuận. Muốn tăng sức sinh lợi của doanh thu thuần, doanh nghiệp cần có những biện pháp giảm chi phí, tăng doanh thu và giảm các khoản giảm trừ doanh thu. Điều này yêu câu doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh phù hợp dựa trên những lợi thế cạnh tranh nhất định của doanh nghiệp

so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Có thể bằng cách tiết giảm chi phí, tạo sự khác biệt cho sản phẩm để tăng giá bán.

3.5. Sử dụng có hiệu quả các tài sản sẵn có, đặc biệt là quỹ đất và nguồn tàinguyên sẵn có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nguyên sẵn có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Công ty có lượng tài sản lớn và quý giá. Tuy nhiên hiện nay công ty chưa thực sự tận dụng nguồn tài nguyên một cách tối ưu và hiệu quả. Điều này làm cho quy mô sản xuất của công ty còn rải rác chưa tập trung. Công ty cần đẩy mạnh triển khai nghiên cứu sử dụng và phát triển quỹ đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các vùng nguyên liệu một cách tối ưu nhất, sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn đầu tư.

Ngoài ra công ty cần nổ lực hơn trong công tác marketing để gia tăng đơn hàng, tận dụng công suất của thiết bị, dây chuyền sản xuất bằng cách ưu tiên các đơn hàng số lượng lớn và chấp nhận mức giá thấp hơn hay cho thuê hoặc mua dùng chung những thiết bị có tốc độ khấu hao nhanh.

3.6. Tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý để tăng thêm nguồn vốn để đầu tư nhằm tăng quy mô lợi nhuận và hệ số sinh lời nguồn vốn để đầu tư nhằm tăng quy mô lợi nhuận và hệ số sinh lời

Hiện nay công ty tạm thời thừa vốn mang đi gửi ngân hàng chưa vay nợ ngân hàng. Để nâng cao chỉ số ROE, công ty còn rất nhiều khả năng đi vay vốn ngân hàng, tăng thêm đòn bẩy tài chính, từ đó sẽ tăng thêm quy mô lợi nhuận và tỷ suất ROE. Để thực hiện được gải pháp này thì công ty phải xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khả thi theo chiến lược SXKD của công ty đã đề ra cho các năm tới.

3.7. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển các sản phẩm mới của công ty mới của công ty

Với nguồn tiền lớn, công ty cần tập trung hơn hoạt động R&D, phát triển các sản phẩm mới có thể cạnh tranh được trên thị trường trong nước và quốc tế. Mặt khác công ty cần tăng cường đầu tư máy móc công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện

đại. Tiếp tục nghiên cứu và triển khai áp dụng các phương pháp trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình tăng trưởng xanh, ứng dụng và học hỏi mô hình mà các quốc gia phát triển đã và đang áp dụng.

Công ty cần triển khai nghien cứu sử dụng và phát triển quỹ đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các vùng nguyên liệu một cách tối ưu nhất, sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn đầu tư.

KẾT LUẬN

GTNFoods là một tập đoàn sản xuất lớn tập trung phát triển mảng kinh doanh cốt lõi trong lĩnh vực Thực phẩm và Nông nghiệp, đặc biệt là hoạt động chăn nuôi, chế biến và sản xuất kinh doanh Sữa. Với lợi thế về quy mô cũng như lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, GTNFoods có nhiều tiềm năng để tận dụng được các lợi thế này để phát triển một cách mạnh mẽ hơn. Công ty cần khắc phục các hạn chế tồn tại qua kết quả phân tích đánh giá về tình hình Tài chính và triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp đã kiến nghị ở chương 3 sẽ giúp công ty nâng cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật

1. Luật kế toán năm 2015

Sách, báo, tạp chí

2. Nguyễn Minh Kiều (2011), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB

3. Nguyễn Năng Phúc (2020), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

4. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB

Tài chính, Hà Nội

Tài liệu điện tử

5. gtnfoods.com.vn

6. Báo cáo tài chính năm 2020 của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam 7. Báo cáo tài chính năm 2020 của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội

8. Thông tin giao dịch Công ty cổ phần GTNfoods (HOSE), CafeF, http://s.cafef.vn/hose/GTN-cong-ty-co-phan-gtnfoods.chn, truy cập ngày 18/06/2021

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần GTNFoods (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w