1.5.2.1 Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
- Các nhân tố về mặt kinh tế
Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò quan trọng quết định đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế gồm:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa dịch vụ tăng lên. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu của khách hàng tạo ra sự thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Lãi suất vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao, điều này làm cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm xuống nhất là so với doanh nghiệp có tiềm lực mạnh.
Các chính sách kinh tế của nhà nước: Các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có tác dụng thúc đẩy hoặc cản trở hoạt động kinh doanh cả doanh nghiệp. Có đôi khi chính sách kinh tế của nhà nước tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhưng đôi khi lại làm mất cơ hội cho doanh nghiệp khác.
- Các nhân tố thuộc về chính trị pháp luật
Một thể chế chính trị một hệ thống pháp luật chặt chẽ rõ ràng ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp và xã hội. Thể hiện rõ nhất là các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, các chính
sách tài chính, chế độ tiền lương, phụ cấp cho người lao động … các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Các nhân tố về khoa học công nghệ
Các nhân tố về khoa học công nghệ tác động quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo ra khả năng cạnh tranh của thị trường là hai yếu tố chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ hiện đại áp dụng trong kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng dịch vụ giảm tối đa chi phí dẫn đến giá thành sản phẩm giảm.
- Các yếu tố về văn hóa xã hội
Phong tục tập quán lối sống, thói quan tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Những khu vực có văn hóa - xã hội khác nhau do vậy khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rõ những yếu tố thuộc về văn hóa – xã hội ở khu vực đó để có những chiến lược sản phẩm phù hợp với từng khu vực khác nhau.
1.5.2.2 Nhân tố thuộc môi trường vi mô
- Khách hàng
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng là những người tạo ra thị trường, quy mô của khách hàng chính là quy mô của thị trường. Mọi biến động tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích thói quen làm cho số lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng kinh doanh theo nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp, tạo thói quen và tổ chức các dịch vụ phục vụ khách hàng. Một nhân tố đặc biệt là mức thu nhập của khách hàng và khả năng thanh toán của khách hàng có tính quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng và ngược lại khi thu nhập giảm thì nhu cầu giảm, do vậy doanh nghiệp cần có những chính sách giá cho sản phẩm hợp lý.
- Đối thủ cạnh tranh
Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ ngang sức tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít, thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫn đến lợi nhuận của từng doanh nghiệp cũng nhỏ đi. Do vậy việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
- Đối tác kinh doanh
Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình kinh doanh có thể chia sẻ lợi nhuận của một doanh nghiệp, ngược lại các nhà cung cấp có thể gây khó khăn làm cho khả năng của doanh nghiệp giảm trong trường hợp:
Nguồn cung cấp mà doanh nghiệp cần có một hoặc vài công ty có khả năng cung cấp.
Loại vật tư mà nhà cung cấp cho doanh nghiệp là đầu vào quan trọng nhất của doanh nghiệp.
Từ các yếu tố trên thì nhà cung cấp có thể ép buộc các doanh nghiệp mua nguyên liệu đầu vào với giá cao, khi đó chi phí sẽ tăng lên giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng dẫn đến khối lượng tiêu thụ bị giảm xuống. Doanh nghiệp mất dần thị trường dẫn đễn lợi nhuận bị giảm xuống, để giảm bớt ảnh hưởng xấu của nhà cung cấp mang lại thì doanh nghiệp cần phải tăng cường mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, tìm và lựa chọn nguồn cung ứng chính có uy tín cao.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN AN PHÁT KHÁNH 2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần An Phát Khánh
2.1.1. Thông tin chung
Tên Công ty: Công ty Cổ Phần AN Phát Khánh Tên tiếng anh: An Phat Khanh Joint Stock Company Tên viết tắt: APKH JSC
Địa chỉ đăng ký kinh doanh: Số 2, ngõ 4, phố Cầu Am – Phường Vạn Phúc – Quận Hà Đông – Hà Nội.
Địa chỉ văn phòng: Tòa nhà 5A/168 Trung Kính, Hà Nội Điện thoại: 024.32.35.35.35
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 18/10/2017.
Mã số doanh nghiệp:0108028385
Hợp tác xã AN PHÁT KHÁNH EMT Đà Nẵng: Hợp tác xã AN PHÁT KHÁNH EMT Đà Nẵng có mã số thuế 0401832774 được cấp vào ngày 19/05/2017, cơ quan Thuế đang quản lý: Chi cục Thuế khu vực Thanh Khê – Liên Chiểu.
Địa chỉ trụ sở công ty: 282 Nguyễn Tri Phương, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Website: www.anphatkhanh.vn Slogan: “All for drivers”
Hội đồng quản trị:
• CTHĐQT CEO Nguyễn Văn Xang • Phó CTHĐQT Nguyễn Minh Chính • Phó CTHĐQT Nguyễn Huy Thịnh
2.1.2. Quá trình hình thành và phát tri ển.
Nắm bắt xu hướng công nghệ mới, đứng trên vai người khổng lồ, ngay khi Uber tham gia thị trường Việt Nam từ 2014, đội ngũ sáng lập đã hình thành hợp tác xã Việt Go và chính thức sáng lập cuối năm 2015.
Với thế mạnh công nghệ, các chính sách ưu đãi tốt nhất dành cho các chủ, lái xe, An Phát Khánh đã nhanh chóng trở thành đơn vị số 1 về xe công nghệ tại Hà Nội.
Đầu năm 2016 công ty chính thức chen chân vào thị trường bảo hiểm với các loại bảo hiểm liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, chính thức phòng bảo hiểm xe cơ giới được thành lập.
Cuối năm 2016, An Phát Khánh gia nhập Đà Nẵng và trở thành 1 trong các đơn vị đứng đầu tại đây.
Năm 2017 công ty chính thức thành lập thêm công ty cổ phần dịch vụ An Phát Auto là một trong những doanh nghiệp kinh doanh xe đã qua sử dụng lớn nhất, uy tín và định vị trở thành công ty kinh doanh xe ô tô đã qua sử dụng dẫn đầu thị trường với số lượng, chủng loại xe phong phú và đa dạng nhất thị trường Việt Nam.
2.1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
2.1.3.1. Sản phẩm – Dịch vụ
Công ty cổ phần An Phát Khánh là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, là đối tác số 1 của Grab, Toyota, Kia, Huyndai. Với mô hình kinh doanh vận tải theo một xu hướng công nghệ mới. Với sự đam mê nhiệt huyết cùng với đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, chuyên nghiệp doanh nghiệp đã xây dựng được một cộng đồng lái xe với những dịch vụ vận tải chuyên nghiệp. Xuất phát từ 06 đầu xe của các cổ đông và do công ty quản lý, Công ty nhanh chóng hợp tác phát triển lên đến hàng ngàn đầu xe.
− Hỗ trợ đăng kí chạy GRAB: Công ty phụ trách xin tem phù hiệu hợp đồng trên sở giao thông vận tải cho khách hàng muốn đổi sang hình thức kinh doanh vận tải. Cung cấp giấy tờ đăng kí và hỗ trợ khách chạy grab. − Mua bán ô tô: Hiện tại Công ty An Phát Khánh đang có 2 salon ô − Gara ô tô: Gara An Phát Auto số 270A Nguyễn Xiển
− Cho thuê xe và hợp tác thuê xe
− Hãng taxi Gotaxi: Được đầu tư từ APK Group (An Phát Khánh) – đơn vị quản lý gần 20.000 xe dịch vụ Grab tại Hà Nội và Đà Nẵng.
− Công ty cổ phần An Phát Khánh còn là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới, là đối tác của Bảo hiểm Hàng Không, Bảo hiểm Dầu Khí PVI, Bảo hiểm Bưu Điện và Bảo hiểm Bảo Việt.
2.1.3.2. Khách hàng – Đối tác kinh doanh
Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của CTCP An Phát Khánh trong hơn
6 năm đã đem lại nhiều giá trị cũng như lợi ích cốt lõi dành cho khách hàng.
Bên cạnh khách hàng của Công ty tập trung chủ yếu ở khách hàng cá nhân các hộ kinh doanh, nhưng Công ty vẫn chú rất quan tâm chú trọng đến mục tiêu kinh doanh là các doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
Trong vòng hơn 6 năm công ty đã xây dựng lên cho mình sự uy tín và tin tưởng hợp tác phát triển lâu dài đối với nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh vận tải.
Công ty Cổ phần An Phát Khánh hiện đang là đối tác tin cậy nhiều năm nay của rất nhiều công ty. Từ các công ty dịch vụ đến các hãng ô tô lớn như Toyota, Thành Công.
Một số đối tác, khách hàng thường xuyên, lâu năm của công ty: − Công ty ô tô Hyundai
− Công An cửa khẩu quốc tế Cam Ranh − Công ty Bảo hiểm Hàng Không
2.1.3.3. Đối thủ cạnh tranh
Công ty Cổ phần An Phát Khánh hoạt động kinh doanh theo mô hình hợp tác xã chính vì vậy đối thủ cạnh tranh của công ty đến từ các hợp tác xã khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Điển hình một số hợp tác xã lớn cạnh tranh trực tiếp đến công ty như Hợp tác xã vận tải Nam Anh, Hợp tác Xã phù Đổng hay như Hợp tác xã Giao Thông Vận Tải Toàn Cầu vvv…
Bên cạnh sự cạnh tranh trực tiếp của các công ty hợp tác xã thì một số mảng kinh doanh của công ty còn có các đối thủ cạnh tranh bên ngoài. Đặc biệt cạnh tranh gay gắt trong mảng bảo hiểm xe cơ giới còn có các bên cung cấp khác như các trạm đăng kiểm, cây xăng hay các nhà môi giới bảo hiểm cá nhân hoặc tổ chức. Mảng đại lý xe ô tô của công ty luôn chịu áp lực đến từ các solon khác có bề dầy kinh nghiệm kinh doanh. Bên cạnh đó hình thức kinh doanh thương mại điện tử gắn kết các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu mua bán xe cũng là một đối thủ cạnh tranh hết sức đáng lưu ý của công ty.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức.
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần An Phát Khánh
2.1.4.2. Nhiệm vụ của các phòng ban
Các bộ phận phòng ban đều có nhiệm vụ riêng của mình, có trách nhiệm khác nhau nhưng đều cần có sự phối hợp chặt chẽ nhằm đạt mục tiêu của công ty đề ra.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý vốn và đưa ra toàn bộ quyết định quan trọng của công ty, toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích và quyền lợi của công ty.
Giám đốc công ty: Thiết lập xây dựng và quản lý mọi hoạt động của công ty thực hiện các cuộc xem xét lãnh đạo. Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các phòng, và chịu trách nhiệm trước pháp luật của Công ty. Xây dựng định hướng phát triển của Công ty, điều hành, kiểm tra giám sát chung mọi mặt của Công ty.
Phó giám đốc: Hoạch định tổ chức thực hiện kiểm tra các công việc thuộc quản lý của mình. Chịu trách nhiệm lập kế hoạch thu chi phân bổ kinh phí cho các lĩnh vực hoạt động của Công ty, và chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả công việc hoạt động của Công ty với giám đốc.
Phòng Quản lý phương tiện: Phụ trách việc quan hệ với các nhà cung cấp; trao đổi thông tin, xây dưng - mở rộng nhà cung cấp theo chỉ đạo và định hướng của giám đốc công ty. Chịu trách nhiệm xây dựng giá nhập, giá bán của sản phẩm. Chịu trách nhiệm về hàng hoá, kế hoạch nhập hàng, tiến độ giao nhận hàng, và những thủ tục liên quan. Chịu trách nhiệm quản lí hàng hóa phương tiện công ty.
Phòng kinh doanh: Theo định hướng của giám đốc công ty, xây dựng kế hoạch triển khai, cụ thể hoá các yêu cầu phát triển khách hàng, doanh thu. Chịu trách nhiệm về doanh thu của từng sản phẩm công ty phân phối đối với nhà cung cấp, chịu trách nhiệm về doanh thu theo yêu cầu phát triển của công ty theo từng giai đoạn. Chịu trách nhiệm về phát triển thị trường theo kế hoạch phát triển của công ty.
Phòng Maketing: Phụ trách Phát triển thị trường hỗ trợ phòng kinh doanh. Nghiên cứu sản phẩm của Công ty và các đối thủ cạnh tranh khác. Nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng về các dòng sản phẩm. Phát triển thị trường cho các sản phẩm mới theo kế hoạch được giao. Tham gia huấn luyện các tính năng sản phẩm cho đại diện bán hàng, nhân viên bán hàng, tham gia các hoạt động marketing khác…
Hỗ trợ các hoạt động Marketing bằng cách soạn thảo, định dạng, và báo cáo các thông tin và tài liệu. Tổng hợp các báo cáo về đánh giá người tiêu dùng bằng cách sọan thảo, tập hợp, định dạng và tóm tắt thông tin, đồ thị, và trình bày. Cập nhật thông tin đối thủ bằng cách nhập dữ liệu từ doanh số các chủng loại sản phẩm bằng cách sọan thảo, tập hợp, định dạng và tóm tắt thông tin, đồ thị, và trình bày; phân phát các báo cáo. Chuẩn bị các thư từ và catalog bằng cách định dạng nội dung và hình ảnh; sắp xếp việc in ấn và cước phí trọn gói Internet. Thu thập thông tin về khách hàng, nhu cầu khách hàng, khả năng khách hàng. Thu thập và xử lý thông tin về các đối thủ cạnh tranh.
Phòng kế toán: Hoàn thành các yêu cầu về hạch toán theo quy định của nhà nước, giám sát việc thanh toán, xuất nhập và quản lý hàng hoá.
− Tham mưu cho giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hoạch toán kế toán của toàn bộ hoạt động công ty theo đúng điều lệ thống kê kế toán, theo quy chế tài chính và pháp luật nhà nước. − Tham mưu đề xuất với giám đốc ban hành các quy chế tài chính phù hợp với các nghiệp vụ kinh doanh, xây dựng các định mức chi phí đảm bảo kinh doanh của công ty có hiệu quả.
− Thường xuyên đánh giá kết quả kinh doanh với ban giám đốc để có các
đề xuất và kiến nghị kịp thời tạo thuận lợi nhất cho tình hình tài chính công ty.
− Phản ánh trung thực khách quan về tình hình tài chính của công ty và kết hợp với các hoạt động của Công ty.
− Định kỳ làm báo cáo theo quy định lập kế hoạch thu chi nhằm đáp ứng các nhu cầu của Công ty.
− Kiểm tra kiểm soát việc thu chi thanh toán các khoản nợ theo dõi tình hình công nợ, tình hình nộp ngân sách nhà nước.
− Chịu trách nhiệm những vấn đề liên quan tới thủ tục thuế, các nghĩa