Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần an phát khánh giai đoạn 2018 2020 (Trang 68 - 71)

2.3.2.1. Mặt hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực trong hoạt động kinh doanh của Công ty thì vẫn còn những mặt hạn chế chưa được sau:

− Các khoản phải thu:

Các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng khá cao, điều này sẽ gây nên tình trạng Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn, dẫn đến việc Công ty bị

thiếu hụt vốn, sẽ gây khó khăn khi Công ty đang thực hiện các dự án lớn, đòi hỏi nguồn vốn nhiều và ổn định.

− Nợ phải trả:

Trong giai đoạn 2018-2020 tổng nợ phải trả của Công ty có xu hướng tăng. Tổng nợ của Công ty chiếm giá trị rất lớn, điều này có nghĩa rằng Công ty đang nắm giữ được rất nhiều vốn được huy động từ bên ngoài. Tuy nhiên, nợ quá nhiều, tăng qua các năm sẽ gây sức ép, gánh nặng cho Công ty. Điều này làm cho hiệu quả kinh doanh bị ảnh hưởng, nợ nhiều làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Nợ quá nhiều cũng có thể gây ra khả năng phá sản cao hơn.

−Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời:

Các chỉ số sinh lời của Công ty (ROA, ROS, ROE) đang có xu hướng giảm trong giai đoạn gần đây. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang đi xuống, thể hiển rõ ở điểm lợi nhuận sau thuế công ty giảm mạnh vào năm 2020 và đầu năm 2021. Điều này do Công ty chưa sử dụng hiệu quả tài sản và nguồn vốn sở hữu của mình trong việc tạo ra lợi nhuận hay hoạt động kinh doanh làm cho hiệu quả của Công ty chưa cao, Công ty cần phải tìm các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

− Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Qua phân tích ta thấy hiệu quả vốn lưu động của Công ty đang có xu hướng giảm, điều này cho thấy khả năng khai thác sử dụng và quản lý nguồn vốn của Công ty chưa tốt. Điều này dẫn đến bất lợi cho Công ty vì vậy Công ty cần phải tìm biện pháp khắc phục để nâng cao chỉ số này lên.

− Khả năng sản xuất và sinh lời:

Khả năng sản xuất và sức sinh lời của tài sản cố định đang không ở mức tốt, hay nói cách khác Công ty đã sử dụng TSCĐ chưa hiệu quả và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018-2020. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty ngày càng giảm.

− Hiệu quả sử dụng lao động:

Qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần An Phát Khánh, ta thấy hiệu quả sử dụng lao động của Công ty chưa tốt và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018-2020.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Trong giai đoạn 2018-2020 chỉ số lạm phát của Việt Nam có nhiều biến động, chỉ số lạm phát năm 2018 là 3,54% năm 2019 là 2,79% và năm 2020 là 3,23%. Công ty cần quan tâm đến các vấn đề liên quan đến lạm phát vừa là cơ hội cũng như có thể hạn chế rủi do để có thể đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

Trong địa bàn tỉnh Hà Nội và Đà Nẵng có khá nhiều doanh nghiệp về cung cấp các dịch vụ giao thông vận tài cho tài xế lái xe, gây lên sức ép cạnh tranh cho Công ty. Càng nhiều doanh nghiệp trong ngành thì cơ hội dành cho Công ty càng ít, phân khúc thị trường bị thu hẹp, khắt khe và trở lên khó khăn hơn. Do vậy việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một việc rất cần thiết đối với Công ty trong thời gian tới.

Vào khoảng cuối năm 2019 đến năm 2020 Việt Nam chịu sự tác động của đại dịch Covid 19 gây tác động trực tiếp đến các lĩnh vực kinh doanh giao thông vận tải như taxi công nghệ, các cá nhân có sở hữu xe ô tô…Tác động đó ảnh hưởng trực tiếp lên việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, mở rộng phát triển thị trường làm giảm doanh thu thuần cũng như lợi nhuận của Công ty dẫn đến kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN PHÁT KHÁNH

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần an phát khánh giai đoạn 2018 2020 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w