2. 2.1.Phân tích kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần An Phát Khánh
2.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu Công ty
Dưới đây là bảng báo cáo tình hình doanh thu của Công ty Cổ phần An Phát Khánh giai đoạn 2018-2020.
Bảng 2.3 Tình hình doanh thu của Công ty giai đoạn 2018-2020
(ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu khác Tổng doanh thu
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2020) Qua bảng 2.3 ta thấy tình hình doanh thu của Công ty Cổ phần An Phát Khánh giai đoạn 2018-2020 có xu hướng tăng từ năm 2018 đến năm 2019 và có xu hướng giảm ở cuối năm 2020. Tổng doanh thu năm 2018 đạt 30,5 tỷ đồng, sang năm 2019 tăng lên 33,63 tỷ đồng tương đương tăng 10,26% so với năm 2018. Đến năm 2020 thì tổng doanh thu công ty giảm xuống chỉ còn 23,8 tỷ đồng tương đương giảm 29,23% so với năm 2019.
Tổng doanh thu của Công ty bao gồm:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Doanh thu hoạt động tài chính.
- Doanh thu khác.
Trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất và là nguồn thu nhập chính của Công ty. Doanh thu này năm 2018 đạt 28,4 tỷ đồng, tăng lên 31,13 tỷ đồng vào năm 2019 tương đương tăng 9,61% so với năm 2018. Đến năm 2020 giảm xuống còn 20,95 tỷ đồng tương đương giảm 32,67% so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2019. Để đạt
được mức tăng lên năm 2018-2019 là sự cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân viên và lãnh đạo Công ty.
Với môi trường kinh doanh thuận lợi cùng với nhiều chính sách ưu đãi dẫn đến Công ty đã có được sự tăng lên liên tục của doanh thu. Tuy nhiên năm 2020 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam đặc biệt ảnh hưởng đến lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, kéo theo sự sụt giảm mạnh của doanh thu Công ty.
Bên cạnh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh thu hoạt động tài chính cũng là một phần nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty. Mặc dù doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng doanh thu nhưng qua sự tăng trưởng của mình cũng góp phần vào tăng trưởng của tổng doanh thu. Cụ thể năm 2018 doanh thu từ hoạt động tài chính đạt được 2,1 tỷ đồng, năm 2019 tăng lên 2,5 tỷ đồng tương đương tăng 19,05% so với năm 2018. Đến năm 2020 doanh thu này đạt được 2,85 tỷ đồng tương đương tăng thêm 14% so với năm 2019.
Do Công ty không có những nguồn thu nhập khác ngoài doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với doanh thu hoạt động tài chính nên Công ty không có doanh thu khác.
2.2.1.2. Phân tích tình hình chi phí Công ty
Để đánh giá được kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần An Phát Khánh thì bên cạnh việc phân tích biến động doanh thu còn phải phân tích tình hình biến động chi phí của doanh nghiệp.
Bảng 2.4 Khái quát tình hình chi phí của Công ty giai đoạn 2018-2020
(ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý kinh doanh Chi phí tài chính
Chi phí khác Tổng chi phí
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2020) Qua bảng 2.4 ta thấy tổng chi phí năm 2018 là 25,6 tỷ đồng, đến năm 2019 là 27,11 tỷ đồng tương đương tăng 5,9% so với năm 2018. Sang đến năm 2020 tổng chi phí giảm xuống chỉ còn 20,61 tỷ đồng tương đương giảm 23,98% so với năm 2019. Tổng chi phí năm 2020 giảm mạnh như vậy là do Công ty gặp khó khăn và cần phải cắt giảm mọi chi phí hoạt động không cần thiết để giữ vững và phát triển Công ty.
Trong cơ cấu tổng chi phí thì chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2018 chi phí bán hàng của Công ty là 20,5 tỷ đồng, đến năm 2019 tăng lên 22,31 tỷ đồng tương đương với tăng 8,83% so với năm 2018. Sang đến năm 2020 thì chi phí bán hàng chỉ đạt 16,41 tỷ đồng tương đương với giảm đi 12,5% so với năm 2019. Chi phí bán hàng của Công ty chủ yếu là chi phí vận chuyển, và các chí phí khác phát sinh trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ sản phẩm của Công ty.
Bên cạnh chi phí bán hàng thì chi phí quản lý kinh doanh gần như chiếm phần còn lại trong tổng chi phí hàng năm của Công ty. Chi phí quản lý kinh doanh của Công ty Cổ phần An Phát Khánh giai đoạn 2018-2020 có xu hướng giảm. Chi phí quản lý kinh doanh năm 2018 là 5,1 tỷ đồng, đến năm 2019 giảm
xuống còn 4,8 tỷ đồng tương đương với giảm 5,88% so với năm 2018. Sang đến năm 2020 thì chi phí quản lý kinh doanh chỉ còn 4,2 tỷ đồng tương đương với giảm 12,5% so với năm 2019.
Do Công ty không có những nguồn chi phí và chi phí tài chính ngoài chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ với chi phí quản lý kinh doanh nên Công ty không có chi phí khác.
2.2.1.3. Phân tích tính hình lợi nhuận Công ty
Bảng 2.5 Tình hình lợi nhuận kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018-2020
(ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận kế toán Lợi nhuận sau thuế
(Nguồn: Phòng kế toán 2018-2020)
Trong 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020 lợi nhuận công ty Cổ phần An Phát Khánh có nhiều biến động, sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghệ taxi grab cũng như sự phát triển của hãng taxi gotaxi thuộc quản lý của công ty, bên cạnh sự tác động của đại dịch covid-2019 nên tình hình hoạt động kinh doanh có nhiều biến động.
Doanh thu năm 2019 tăng 10,26% so với năm 2018 doanh thu tăng hơn 3,13 tỷ đồng sự phát triển mạnh mẽ dẫn đến có sự tăng lên của chi phí là hơn 1,51 tỷ tương ứng tăng 5,9% so với năm 2019. Phần chi phí tăng này chủ yếu đến từ phòng bảo hiểm đẩy mạnh chiến dịch phủ sóng tăng thị phần trên thị trường, tăng số lượng nhân viên nghiệp vụ cũng như chi phí cho marketing.
Dẫn đến tăng số lượng doanh thu lên cùng với chi phí, tuy nhiên đến năm 2020 do tình hình dịch bệnh dẫn đến kinh tế ngừng chệ lại ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận các mảnh kinh doanh của công ty so với năm 2018-2019. Doanh thu năm 2020 giảm 29,23% so với năm 2019 tương ứng giảm 9,83 tỷ đồng, tổng chi phí năm 2020 cũng giảm 23,98% so với năm 2019. Do ứng phó với đại dịch thực hiện theo chỉ đạo của chính phủ lên công ty buộc phải giảm bớt nhân sự ở một số phòng để có thể duy trì kinh doanh, phòng hưởng nhiều nhất trong năm 2020 là phòng bảo hiểm.
Do ảnh hưởng của đại dịch mà doanh thu năm 2020 của công ty phải giảm mạnh dẫn đến ảnh đến các chính sách mà công ty đang vận hành. Giảm tối đa chi phí hoạt động để giảm thiểu rủi do cho công ty.
Ta có thể thấy rõ nhất thông qua kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện qua tổng lợi nhuận trước thuế. Năm 2019 lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 1.62 tỷ đồng, tương ứng tăng 33,06% so với năm 2018. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của taxi công nghệ dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành dịch vụ liên quan của công ty. Lượng người tham gia vào hãng taxi công nghệ ngoài, cũng như sự phát triển của hãng taxi gotaxi trực thuộc công ty dẫn đến tăng cao sự phát sinh của các ngành dịch vụ khác như hỗ trợ đăng ký grab, cho thuế xe chạy taxi công nghệ, hay như cung cấp GPS cho các xe chạy taxi công nghệ cũng như số lượng bảo hiểm cho xe cơ giới. Đến năm 2020, lợi nhuận trước thuế của công ty giảm khoảng 3.33 tỷ đồng, tương ứng giảm khoảng 51,07% so với năm 2019. Nguyên nhân của sự sụt giảm vào năm 2020 sự tác động của đại dịch Covid-2019 gây ra làm giảm mạnh lợi nhuận của công ty. Nhu cầu đi lại của tài xế cũng như khách hàng muốn mua xe giảm làm ảnh hưởng nặng đến các mảng kinh doanh chính của công ty. Bên cạnh đó cũng một phần nguyên nhân do taxi công nghệ trên thị trường đang gần bão hòa, chính sách thắt chặt của nhà nước về các hãng taxi xe công nghệ khiến cho việc kinh doanh mảng này khó khăn hơn trước.
2.2.1.4. Phân tích khả năng sinh lợi của công ty
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là chi tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của tàn bộ quá trình kinh doanh, được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị đơn vị thực hiện được trong kỳ và toàn bộ chi phí tương xứng để tạo nên giá trị đó. Khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều.
Bảng 2.6 Chỉ tiêu sinh lời qua 3 năm của Công ty giai đoạn 2018-2020
(ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Lợi nhuận sau thuế Tổng doanh thu Tổng tài sản
Tổng vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản ROA (%)
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu ROE (%) Tỷ suất lợi nhuận /Doanh thu ROS (%)
(Nguồn: BCTC 2018, 2019, 2020 của Công ty)
2.2.1.4.1. Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu ROS là chỉ tiêu dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố có mối liên hệ mật thiết với
nhau, doanh thu chỉ ra vai trò và vị thế của Công ty trên thị trường, còn lợi nhuận thể hiện chất lượng và hiệu quả kinh doanh mà Công ty đạt được. Như vậy có thể thấy rõ tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả hoạt động của Công ty. Qua đó có thể cung cấp cho nhà quản trị biết được một đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Qua hình bảng 2.6 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 12,84% trong năm 2018, năm 2019 là 15,51%. Điều này cho ta thấy trong năm 2018 cứ 100 đồng doanh thu mà công ty thu được từ các hoạt động kinh doanh thì mang lại cho công ty 12,84 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2019 tỷ suất lợi nhuận của công ty tăng lên 15,51% cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 15,51 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 2,67 đồng tương đương tăng 20,79% so với năm 2018. Tỷ số này đã cho thấy công ty đã có các chiến lược và biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh doanh thu, cho thấy công ty đang có tình hình phát triển rất lạc quan. Sự tăng lên của tỷ số cho ta thấy công ty đang cung cấp nhiều sản phẩm cũng như dịch vụ tốt cho khách hàng, ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang có triển vọng tốt. Năm 2020 tỷ suất lợi nhuận giảm khá đáng kể chỉ còn 10,7% tức là ở thời điểm năm 2020 cứ 100 đồng doanh thu thì công ty thu về 10,7 đồng lợi nhuận tương đương giảm 31,01% so với năm 2019.
Nguyên nhân trong năm 2020 công ty hoạt động kinh doanh có nhiều khó khăn do tình trạng đại dịch dẫn đến nền kinh tế cả nước bị ngừng trệ, từ đó lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng giảm theo. 2.2.1.4.2. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE)
Qua bảng 2.6 ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mà công ty bỏ ra cho các hoạt động kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty trong năm 2018 là 8,39% vậy tức là cứ 100 đồng vốn mà Công ty bỏ ra đã đem lại 8,39 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2019, thì 100 đồng
vốn chủ sở hữu mà Công ty đầu tư tạo ra 12,33 đồng lợi nhuận, tăng 3,9 đồng lợi nhuận tương đương tăng 46,96% so với năm 2018.
Nguyên nhân dẫn đến ROE năm 2019 tăng là do trong năm Công ty đã giảm nguồn vốn chủ sở hữu xuống hơn 4.37 tỷ, tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu là 9,36%, trong khi đó tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là 33,16% chính điều này đã làm cho ROE tăng lên. Đây là một biểu hiện tốt trong hoạt động kinh doanh, ROE tăng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngày một tăng lên, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Sang đến năm 2020 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đã giảm xuống còn 5,91% nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra chỉ mang lại cho công ty 5,91 đồng lợi nhuận sau thuế tương đương giảm 6,42 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2019. Tuy vốn chủ sở hữu năm 2020 tăng 0,81 tỷ tương đương 1,91% so với năm 2019, nhưng lợi nhuận năm 2020 giảm khoảng 2.67 tỷ tương đương giảm khoảng 51,15% lợi nhuận. Chính vì lợi nhuận giảm hơn 51,15% dẫn đến ROE của năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019.
Tuy nhiên nhìn tổng thể ta vẫn có thể nói qua phân tích chỉ tiêu ROE có thể khẳng định Công ty đã khai thác và sử dụng nguồn vốn của mình khá hiệu quả, hoạt động kinh doanh khá tốt tạo ra lợi nhuận cho công ty.
2.2.1.4.3. Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản phản ảnh khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư và hoạt động kinh doanh, tỷ số này nhấn mạnh lợi nhuận trong quan hệ vốn đầu tư. Nói như vậy ta có thể hiểu khi Công ty đầu tư 100 đồng tài sản mà Công ty sử dụng trong các hoạt động kinh doanh thì sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại tỷ số này càng nhỏ thì Công ty sử dụng vốn không hiệu quả. Từ bảng hình 2.6 ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của Công ty tăng từ năm 2018 đến năm 2019 sau đó giảm mạnh ở năm 2020.
Năm 2018 tỷ suất này đạt 7,62% thể hiện cứ 100 đồng tài sản mà Công ty bỏ ra đem lại cho công ty 7,62 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2019 ROA đạt 9,92% tức 100 đồng tài sản công ty đã tạo ra 9,92 đồng lợi nhuận tăng 2,3 đồng lợi nhuận sau thuế tương đương 30,18% so với năm 2018. Điều này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là 21,92% cao hơn tốc độ tăng của tài sản là 2,25% điều này dẫn đến tỷ số lợi nhuận trên tài sản có mức tăng trưởng khá tốt đạt 9,92%. Và tỷ suất này giảm xuống trong năm 2020 tỷ suất năm 2020 đạt 4,62%, giảm 5,3 đồng lợi nhuận sau thuế tương đương giảm 53,43% so với năm 2019 nghĩa là cứ 100 đồng tài sản mà Công ty bỏ ra thì chỉ tạo ra 4,62 đồng lợi nhuận sau thuế. Do lợi nhuân sau thuế năm 2020 giảm 51,15% trong khi đó tổng tài sản tăng 4,98%. Điều này cho thấy trong năm 2020 Công ty chưa tạo ra hiệu quả kinh doanh tương xứng với quy mô do đó làm giảm khả năng sinh lợi của tài sản.
Nhận xét tình hình thực hiện doanh lợi chung của Công ty: Tuy vậy nhìn chung công ty hoạt động có hiệu quả hơn dù cho có sự tác động mạnh mẽ của thị trường trong năm 2020. Qua phân tích các số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh trong năm 2018 và năm 2019 là khá tốt, với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, trên tổng tài sản và trên nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng trưởng rất cao qua các năm. Nhìn chung đây là dấu hiệu khá đáng mừng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty đang phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.
2.2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính c ủa doanh nghiệp
2.2.2.1. Vòng quay khoản phải thu
Bảng 2.7 Bảng vòng quay khoản phải thu giai đoạn 2018-2020 Chỉ số
Tổng doanh thu Khoản phải thu Vòng quay khoản phải thu
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2018-2020) Chỉ tiêu này có hiểu đơn giản là