2.2.3.1. Phân tích khả năng sản xuất và sinh lời của TSCĐ
TSCĐ (Tài sản cố định) là một trong những yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phát triển và hoàn thiện TSCĐ có ý nghĩa rất lớn, để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ người ta thường dùng các chỉ tiêu: Sức sản xuất của TSCĐ, Suất hao phí của TSCĐ, Tỷ suất sinh lời của TSCĐ.
Sức sản xuất tài sản cố định: Nhìn chung qua 3 năm, sức sản xuất TSCĐ của Công ty có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2018 sức sản xuất TSCĐ là 19,55, có nghĩa là cứ 1 đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra 19,55 đồng doanh thu. Năm 2019, chỉ số này là 7,97, giảm 11,6 lần giảm tương ứng 59,33% so với năm 2018, điều này có nghĩa là vào năm 2019 với 1 đồng TSCĐ Công ty sử dụng thì chỉ tạo ra được 7,97 đồng doanh thu. Năm 2020 thì sức sản xuất TSCĐ là 2,94, tiếp tục giảm 63,11% giảm tương ứng 5,03. Điều này cho thấy sức sinh lợi của tài sản cố định đang ở mức không tốt hay nói cách khác Công ty sử dụng tài sản cố định chưa hiệu quả.
Bảng 2.11 Bảng khả năng sản xuất và sinh lời của TSCĐ giai đoạn 2018-2020 Chỉ tiêu
Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế TSCĐ bình quân Sức sản xuất TSCĐ Suất hao phí TSCĐ Tỷ suất sinh lời TSCĐ
Suất hao phí TSCĐ: là chỉ tiêu phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu đồng TSCĐ. Số liệu
ở bảng 2.8 cho thấy suất hao phí TSCĐ của Công ty có xu hướng tăng qua giai
đoạn 2018-2019. Cụ thể, năm 2018 hiệu suất hao phí TSCĐ của Công ty là 0,05, có nghĩa để tạo ra 1 đồng doanh thu trong kỳ, Công ty đã sử dụng 0,05 đồng TSCĐ. Năm 2018 chỉ số này là 0,13 lần tăng 0,08 lần tương đương tăng 160% so với năm 2018. Đến năm 2020 hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty tiếp tục tăng lên 0,34 lần, tăng 0,21 lần tương ứng tăng 161,54% so với năm 2019. Điều này có nghĩa rằng để tạo ra 1 đồng doanh thu, Công ty phải sử dụng 0,34 đồng TSCĐ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ trong giai đoạn 2018-2020 không được tốt.
Tỷ suất sinh lời TSCĐ: Năm 2018 Tỷ suất sinh lời là 2,51 lần nghĩa là khi đầu tư một đồng TSCĐ thì thu được 2,51 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2019 thì giảm 50,59% giảm tương ứng 1,27 lần so với năm 2018. Đến năm 2020 chỉ số này là 0,32 lần giảm xuống 74,19% so với 2018, nghĩa là trong năm 2020 Công ty đầu tư một đồng TSCĐ thì tạo ra 0,32 đồng lợi nhuận sau thuế, tạo ra ít lợi nhuận sau thuế hơn năm 2018 là 0,92 đồng.
Vì vậy cần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Qua phân tích ta thấy Công ty đã sử dụng TSCĐ chưa hiệu quả và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018-2020.
2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động (VLĐ) là bộ phận thứ hai có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra giá trị sản phẩm, nó biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động sử dụng vào quá trình hoạt động kinh doanh. Đặc điểm vốn lưu động phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn và nhiều bộ phận quản lý khác nhau. Nên việc đảm bảo đầy đủ và cân đối các bộ phận vốn có ý nghĩa quan trọng đối với yêu cầu thường xuyên và liên tục của quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy để quản lý tốt vốn lưu động và có hiệu quả sẽ mang lại lợi thế lớn cho Công ty.
Bảng 2.12 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2018-2020 Chỉ tiêu
Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế VLĐ bình quân Số vòng quay VLĐ Mức doanh lợi VLĐ Mức đảm nhiệm VLĐ
Để phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty ta sử dụng các chỉ tiêu: Số vòng quay VLĐ, mức đảm nhiệm VLĐ, mức doanh lợi VLĐ.
− Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bỏ vào hoạt động kinh doanh thì thu lại bao nhiêu đồng doanh thu hay nói cách khác mỗi đồng VLĐ của Công ty luân chuyển bao nhiêu vòng trong kỳ.
Dựa vào kết quả ở bảng 2.12 ta thấy số vòng quay VLĐ của Công ty có sự biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2018 số vòng quay VLĐ là 3,48 vòng thì sang năm 2019 là 3,56 vòng hay tăng tương ứng là 2,3% so với năm 2018. Nếu năm 2018 cứ một đồng VLĐ tạo ra được 3,48 đồng doanh thu thì sang năm 2019 tăng lên 3,56 đồng. Năm 2020 chỉ tiêu này là 2,62 vòng giảm 0,94 vòng tương ứng giảm 26,40% so với năm 2019. Nhìn chung qua 3 năm số vòng quay VLĐ của Công ty có xu hướng tăng nhẹ vào giai đoạn 2018- 2019 sau đó giảm mạnh vào giai đoạn 2019-2020, điều này chứng tỏ rằng Công ty chưa sử dụng nguồn VLĐ một cách hiệu quả.
− Chỉ tiêu mức doanh lợi VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VLĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
Cụ thể ta thấy qua bảng 2.12, năm 2018 trung bình một đồng VLĐ tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh tạo ra 0,29 đồng lợi nhuận. Tương tự năm 2019 chỉ tiêu này giảm xuống 0,01 giảm tương ứng 3,45%. Năm 2020 mức doanh lợi VLĐ của Công ty đạt được 0,38 lần, tăng 0,1 lần tương ứng tăng 35,71% so với năm 2019, tức là khi Công ty đầu tư một đồng VLĐ thì tạo ra 0,38 đồng lợi nhuận.
− Chỉ tiêu mức đảm nhiệm VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đơn vị doanh thu được tạo ra thì cần bao nhiêu đơn vị VLĐ. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao, số vốn tiết kiệm được nhiều và ngược lại.
Mức đảm nhiệm VLĐ của Công ty biến động cũng khá mạnh qua 3 năm. Năm 2019 mức đảm nhiệm VLĐ là 0,69 lần tăng 0,13 lần tăng tương ứng 23,21% so với năm 2018, điều này đồng nghĩa với việc để đạt được một đồng doanh thu năm 2019 thì Công ty đã phải sử dụng đến 0,69 đồng VLĐ. Điều này có nghĩa là vào năm 2019, để tạo ra một đồng doanh thu Công ty đã phải sử dụng thêm 0,69 đồng VLĐ. Đến năm 2020 đạt 0,35 lần giảm 0,34 lần giảm tương ứng 49,27%. Con số này có nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu Công ty chỉ sử dụng 0,35 đồng VLĐ tức là đã tiết kiệm 0,34 đồng VLĐ. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2020 của Công ty đã tốt hơn rất nhiều so với các năm 2018 và đặc biệt là năm 2019 đã giúp công ty tiết kiệm được 0,34 đồng VLĐ. 2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng lao động
Một Công ty muốn đạt kết quả cao trong các hoạt động kinh doanh thì phải không ngừng đầu tư vào nguồn lực là con người. Bởi con người là một nhân tố quan trọng nó tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Chính vì vậy một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Công ty là quản lý và sử dụng một cách hợp lý để khai thác tối đa năng lực của người lao động.
Bảng 2.13 Hiệu quả sử lao động công ty giai đoạn 2018-2020 Chỉ tiêu
Tổng Doanh thu Lợi nhuận trước thuế Chi phí tiền lương Lao động bình quân NSLĐ bình quân LNBQ 1 lao động
Doanh thu/chi phí tiền lương Lợi nhuận/chi phí tiền lương
Để có thể đánh giá hiệu quả lao động của Công ty chúng ta có thể sử dụng hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động như: Năng suất lao động, lợi nhuận bình quân một lao động, doanh thu trên chi phí tiền lương và lợi nhuận trên chi phí tiền lương để phân tích và đánh giá.
− Năng suất lao động: Là một chỉ tiêu chất lượng thể hiện hiệu quả hoạt động có ích của người lao động được đo bằng số lượng hàng hóa tiêu thụ được trong một khoảng thời gian hay lượng thời gian hao phí để có thể tiêu thụ một đơn vị hàng hóa.
NSLĐ bình quân của toàn Công ty qua các năm từ 2018-2020 giảm mạnh vào năm 2019 và sau đó tăng lên trong năm 2020. Năm 2018, NSLĐ bình quân là 0,57 tỷ đồng nghĩa là bình quân một lao động tạo ra 0,57 tỷ đồng doanh thu cho Công ty. Năm 2019 NSLĐ bình quân đạt 0,38 tỷ đồng giảm mạnh so với năm 2018 là 0,29 tỷ đồng tương ứng giảm 50,88%. Năm 2020 chỉ tiêu này là 0,38 tỷ đồng tăng lên 35,71% tương ứng tăng 0,1 tỷ đồng.
Điều này có nghĩa rằng, trong năm 2020 Công ty đã sử dụng lao động có hiệu quả hơn năm 2019 tuy nhiên vẫn kém hơn năm 2018.
− Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân một lao động:
Ta thấy lợi nhuận năm 2018 – 2020 có xu hướng giảm nên làm cho chỉ tiêu lợi nhuận bình quân một lao cũng giảm liên tiếp trong 3 năm qua. Năm 2018 lợi nhuận bình quân một lao động là 0,09 tỷ đồng tức là một lao động tạo ra 0,09 tỷ đồng lợi nhuận. Năm 2019 chỉ tiêu này giảm 0,04 tỷ đồng tương ứng giảm 44,44% so với năm 2018. Và năm 2020 giảm nhẹ 0,003 tỷ đồng tương đương giảm 5,5% tức là một lao động chỉ tạo ra 0,051 tỷ đồng lợi nhuận cho Công ty.
− Chỉ tiêu doanh thu/chi phí tiền lương:
Chỉ tiêu này có nghĩa là nếu Công ty bỏ ra một đồng chi phí tiền lương thì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Trong 3 năm doanh thu trên chi phí tiền lương của Công ty giảm mạnh vào năm 2019 sau đó tăng nhẹ lên vào năm 2020.
doanh thu. Qua năm 2019 giảm 36,69 lần tương ứng giảm 48,11% so với năm 2018. Và sang năm 2020 con số này đạt 45,75 lần tăng 6,19 lần tăng tương ứng 15,65%. Chỉ tiêu này giảm mạnh vào năm 2019 chứng tỏ Công ty sử dụng lao động chưa hiệu quả nhưng đã được cải thiện tăng 15,65 lần vào năm 2020 chứng tỏ Công ty sử dụng lao động có hiệu quả.
Chỉ tiêu lợi nhuận/chi phí tiền lương:
Năm 2018 chỉ tiêu này là 12,25 lần có nghĩa là khi Công ty bỏ ra một đồng chi phí tiền lương thì sẽ thu đc 12,25 đồng lợi nhuận. Năm 2019, chỉ tiêu này giảm mạnh, giảm 37,39% giảm tương ứng 4,58 lần so với năm 2018. Đến năm 2020 thì chỉ tiêu này đạt 6,13 lần, giảm 0,1,54 lần giảm tương ứng 20,08%, đó là do tốc độ giảm của lợi nhuận nhiều hơn tốc độ giảm của chi phí tiền lương.
Qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần An Phát Khánh, ta thấy hiệu quả sử dụng lao động của Công ty chưa tốt và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018-2019 và tăng nhẹ trơ lại vào năm giai đoạn 2019-2020.
2.2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh khác
Bảng 2.14 Bảng tỷ suất lợi nhuận và doanh thu 2018-2020
(ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu Lợi nhuận trước thuế Tổng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí Tỷ suất doanh thu/chi phí
− Tỷ suất doanh thu/chi phí
Qua bản 2.14 thì ta có thể thấy hiệu quả kinh doanh không ngừng tăng lên vào năm 2019 sau đó giảm nhẹ vào năm 2020, dù cho tác động của ảnh hưởng bên ngoài nhưng công ty vẫn có các chiến lượng để giảm thiểu các rủi do nhất cho công ty. Cứ một đồng chi phí vào năm 2018 thì công ty tạo ra 1,19 đồng doanh thu đầu ra, năm 2019 thì tạo ra được 1,24 đồng doanh thu. Năm 2019 tăng lên 0,05 đồng doanh thu trên một đồng chi phí tương đương tăng 4,2% so với năm 2018 góp phần làm cho tổng doanh thu tăng lên với tốc đô nhanh hơn so với tổng chi phí, từ đó làm tăng lợi nhuận của công ty. Năm 2020 cứ một đồng chi phí công ty bỏ ra chỉ thu về được 1,15 đồng doanh thu giảm 0,09 đồng tương đương giảm 7,26% so với năm 2019.
− Tỷ suất lợi nhuận/chi phí
Chỉ tiêu phản ánh bao nhiêu đồng lợi nhuận mà công ty thu được từ một đồng chi phí mà công ty bỏ ra trong qua trình hoạt động kinh doanh. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh rõ hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, trình độ tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ sử dụng vốn và tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty. Mức doanh lợi càng cao tức là hiệu quả càng cao, khả năng tích lũy lớn, lợi ích dành cho người lao động càng nhiều.
Nhìn vào bảng 2.14 ta thấy năm 2018 cứ 100 đồng chi phí bỏ ra Công ty thu lại 0,19 đồng lợi nhuận. Đến năm 2019 chỉ tiêu này có sự tăng nhẹ lên, cứ 100 đồng chi phí bỏ ra sản xuất kinh doanh thì Công ty có thể thu về 0,24 đồng lợi nhuận, tăng 0,05 đồng so với năm 2018 hay tăng lên 26,32%. Năm 2020 chỉ số này giảm mạnh xuống 37,5% tức là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì Công ty có thể thu về được 0,15 đồng lợi nhuận, giảm 0,09 đồng so với năm 2019. Như vậy trong năm 2019 Công ty đã sử dụng có hiệu quả chi phí hơn rất nhiều so với các năm 2018 và năm 2020.
Qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp ở trên ta có thể thấy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn Công ty qua các năm đều đạt hiệu quả tốt.
Trong đó tăng mạnh nhất là từ năm 2019 cho thấy trong giai đoạn này Công ty đã hoạt động hiệu quả, tuy nhiên năm 2020 Công ty cổ phần An Phát Khánh phải chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc đại dịch toàn cầu từ đầu năm 2020 dẫn đến sự giảm mạnh trong hiệu quả kinh doanh. Mặc dù bị ảnh hưởng nhưng lợi nhuận trên chi phí bỏ ra của Công ty vẫn đạt được một hiệu quả nhất định, điều đó chứng tỏ tiềm năng mạnh mẽ của công ty, khả năng thích nghi và thay đổi của Công ty đối với sự tác động của môi trường bên ngoài để có thể đứng vững và phát triển như vậy.