Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động nghiệp vụ môi giới chứng khoán tạ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 46 - 64)

khoán tại công ty chứng khoán VPS

2.3.1 Doanh thu môi giới chứng khoán năm 2018- 2020

Doanh thu chính của VPS đến từ doanh thu từ môi giới chứng khoán, từ nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, từ bảo lãnh đại lí phát hành chứng khoán, từ nghiệp vụ lưu kí chứng khoán, từ hoạt động tư vấn tài chính và hoạt đông khác. Doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán là một trong những nguồn thu quan trọng mang về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Doanh thu từ MGCK của công ty chứng khoán VPS được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3 : Tỷ trọng doanh thu môi giới chứng khoán trên tổng doanh thu của VPS năm 2018- 2020

Năm

Doanh thu MGCK Tổng doanh thu

Tỷ trọng doanh thu MGCK/ Tổng doanh thu

Doanh thu môi giới chứng khoán của VPS năm 2018- 2020 2500 2000 1500 1000 500 0

2020

Nhận xét: Nhìn vào tỷ trọng doanh thu trong 3 năm qua, môi giới chứng khoán chiếm vị trị khá ổn định đóng góp vào sự tăng trưởng của toàn công ty giao động từ 8,15% - 16,67%. So về tổng doanh thu qua từng năm có sự tăng đều và bật lên nhất là vào năm 2020 gấp hơn 2,5 lần so với năm 2019. Tuy nhiên tổng doanh thu có những sự thay đổi nên dù năm 2019 doanh thu MGCK có tăng nhưng tỷ trọng vẫn thấp hơn 2,79% so với năm 2018. Với bảng tỷ trọng này dễ dàng nhận thấy những con số năm 202chứng tỏ tất cả, về cả số và lượng. Doanh thu thậm chí gấp gần 4 lần, tổng doanh thu gấp 2,6 lần năm 2018. Thị phần tỷ trọng tăng rõ rệt gấp 2 lần so với năm 2019.

Trong năm 2018 và 2019, doanh thu từ hoạt động tư vấn tài chính luôn dẫn vị trí đầu trong tổng doanh thu của VPS, lần lượt chiếm 19,2% và 16,17%. Tuy nhiên sang đến năm 2020, MGCK đã vươn lên dẫn dầu, thu hẹp tỷ trọng của dịch vụ này xuống còn 4,9% tương đương 191.262 triệu đồng. Cụ thể:

CTCP Chứng khoán VPS công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 với doanh thu hoạt động tăng 2% lên 1.159,5 tỷ đồng.

Trong kỳ, doanh thu môi giới tăng trưởng mạnh nhất với 245%, đạt 267,2 tỷ đồng, lãi từ bán tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ tăng 113%, đạt 675,2 tỷ đồng. Mảng cho vay và phải thu ghi nhận doanh thu 128,7 tỷ đồng, tăng 65%.

Tín hiệu khả quan đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty, tuy nhiên doanh thu hoạt động tư vấn tài chính và thu nhập khác đã kéo lùi doanh thu chung, với mức giảm lần lượt 86% và 30% so với quý IV/2019.

Lũy kế năm 2020, VPS ghi nhận 3.828,5 tỷ đồng doanh thu hoạt động và gần 497 tỷ đồng lãi sau thuế, tương tứng tăng 24% và 12% so với thực hiện năm trước. Kết quả này có được nhờ các mảng kinh doanh chính như tự doanh, môi giới và cho vay ký quỹ ghi nhận tăng trưởng bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh.

Chính vì những kết quả đạt được, VPS lọt Top 3 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trên sàn HOSE, đồng thời giữ ngôi vương về thị phần môi giới trên HNX và UPCoM trong cả năm 2020.

Nguyên nhân để hoạt động MGCK của công ty chứng khoán VPS đến từ nhiều lý do mà có thể kể đến là sự chuyển dịch dòng tiền nhàn rỗi của NĐT từ thị trường bên ngoài vào thị trường chứng khoán do những tác động tiêu cực của dịch bệnh. Được hỗ trợ từ nền tảng công nghệ của công ty chứng khoán, đầu tư rất mạnh cho công nghệ và

nền tảng giao dịch để khắc phục và đáp ứng cho khách hàng trong điều kiện dịch bệnh khó khăn. Mặt khác chỉ số VN-DIRECT liên tục tăng và tạo những kỉ lục thanh khoản mới đã khiến các nhà đầu tư càng có niềm tin với thị trường, kéo thị trường không ngừng tăng trưởng nhất là trong những tháng dịch bệnh nhất.

Lượng môi giới được công ty đào tạo nhiều và phủ sóng rộng lớn trên thị trường làm cho công ty chứng khoán được nhiều NĐT tin tưởng và biết đến để gửi gắm những quyết định đầu tư. Đồng thời công ty cũng đồng thời đưa ra những chính sách về lãi suất và phí giao dịch vô cùng hợp lí đã góp phần quan trọng vào doanh thu chính của mảng kinh doanh này.

Cùng với doanh thu thì chi phí bỏ ra để đầu tư phát triển cho hoạt động này cũng khá lớn. Năm 2019 và 2020 chi phí lần lượt là 11,81% và 20,15% trên tổng tỷ trọng chi phí, chi phí tăng đồng nghĩa doanh thu tăng và có hiệu quả tích cực hẳn. Chi phí hoạt động của Chứng khoán VPS trong quý cuối năm là 874,6 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133,5 tỷ đồng, tăng 15%.

Tỷ trọng doanh thu môi giới có những bước chuyển mình mạnh mẽ để tạo động lực cho công ty chứng khoán phát triển, những thời điểm như dịch COVID 19 xảy ra như vừa là thời cơ để thị trường chứng khoán bùng nổ và phát triển hơn nữa những dịch vụ đi kèm. Doanh thu môi giới ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi công ty chứng khoán.

2.3.2 Số lượng tài khoản

Năm 2018, theo số liệu thống kê của Trung tâm lưu kí chứng khoán (VSD), tổng số lượng nhà đầu tư mở mới chỉ dao động trong khoảng 2 triệu tài khoản.

Bảng 4: Số lượng NĐT mở tài khoản năm 2018

Thời gian

31/1/2018 31/05/2018 30/09/2018 31/12/2018

Nhìn chung số lượng tài khoản được mở chiếm nhiều nhất là nhà đầu tư cá nhân trong nước và qua các năm số lượng không tăng lên nhiều kể cả về NĐT tổ chức và cá nhân ở nước ngoài. Thời điểm này thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự bùng nổ và các khách hàng, NĐT chưa quan tâm để phát triển thị trường. Nhưng từ cuối năm 2018 đến cuối năm 2020 số lượng tài khoản mở mới không ngừng gia tăng một cách ồ ạt, được thể hiện ở biểu đồ sau:

Hình 5: Số lượng NĐT mở mới tài khoản từ năm 2017- 2020

Nguồn: Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước ở tháng 10/2020 tiếp tục tăng so với tháng 9 và đạt 36.451 tài khoản (tăng 16%), đây cũng là tháng có lượng tài khoản mở mới lớn nhất trong vòng 6 tháng qua. Tổng số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước tính đến hết 31/10 là hơn 2,63 triệu. Riêng nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mở mới 36.346 tài khoản, tăng 5.006 đơn vị so với tháng 9. Tính tổng cộng từ đầu năm đến hết tháng 10, nhà đầu tư cá nhân mở 288.372 tài khoản, cao hơn 54% so với lượng mở mới của cả năm 2019 (187.825 tài khoản).

Việc nhà đầu tư cá nhân trong nước tăng mở mới tài khoản tiếp tục được cho là tác động đáng kể làm tăng thanh khoản và hỗ trợ thị trường đi lên trong tháng 10 bất chấp việc dòng vốn ngoại vẫn liên tục rút ròng. Thanh khoản thị trường trong tháng 10 tăng mạnh với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 11,2 tỷ cổ phiếu (tăng 20% so với tháng 9), tương ứng giá trị giao dịch 211.410 tỷ đồng (tăng 29%). Riêng sàn HoSE, khối

lượng giao dịch tăng 23% lên 9,07 tỷ cổ phiếu, giá trị giao dịch cũng tăng 30% lên 181.138 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài tháng 10 mở mới 271 tài khoản chứng khoán, giảm khoảng 7% so với tháng 9. Trong đó, cá nhân nước ngoài mở mới 257 tài khoản và tổ chức là 14 tài khoản. Tính đến hết ngày 31/10, nhà đầu tư nước ngoài có tổng cộng 34.391 tài khoản.

Dòng vốn ngoại trên thị trường diễn biến không được tích cực trong tháng 10 đặc biệt là tại sàn HoSE. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại bán ròng 208,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 7.446 tỷ đồng. Riêng sàn HoSE, khối ngoại bán ròng trở lại 7.230 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 197,5 triệu cổ phiếu. Đáng chú ý, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng trong cả 22 phiên giao dịch của tháng 10.

Công bố mới nhất của Trung tâm Lưu ký cho thấy tháng 1/2021 đã có thêm hơn 86.000 tài khoản chứng khoán của các nhà đầu tư trong nước được mở mới, tăng 36,4% so với tháng 12/2020. Đây là số tài khoản mở mới trong một tháng cao nhất lịch sử hoạt động hơn 20 năm của Thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kỷ lục ghi nhận gần nhất là hơn 63.000 tài khoản cá nhân trong nước mở mới hồi tháng 12 năm 2020. Trước đó, con số hơn 40.500 tài khoản cá nhân hồi tháng 4/2018 được xem là kỷ lục chưa từng thấy.

Theo thống kê, số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới năm 2020 đạt kỷ lục, gần 394.000 tài khoản, tăng 109% so với năm 2019, trong khi khối ngoại mở mới 2.856 tài khoản. Tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn 2,77 triệu tài khoản, tăng 16,7%. Số lượng nhà đầu tư trong nước tham gia thị trường tăng nhanh đã thúc đẩy thanh khoản lên mức cao kỷ lục, tổng giá trị thanh toán tính riêng thị trường chứng khoán cơ sở đạt 4,2 triệu tỷ đồng.

(Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD)) Những con số ấn tượng về số lượng mở mới tài khoản năm 2021 một lần nữa chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của thị trường chứng khoán đến các nhà đầu tư Fo, TTCK năm 2021 ngày càng nóng lên khi sự quay trở lại của Covid đã một lần nữa tác động đến các ngành nghề đầu tư khác, sự quan tâm của các NĐT nhỏ lẻ càng mạnh hơn thúc đẩy yêu cầu phát triển của môi giới và các công ty chứng khoán.

Với VPS, trong bài báo gần đây ông Lý Đắc Dũng Giám đốc khối môi giới của VPS nói: “Tính đến cuối quý 3 năm 2020 mảng môi giới chứng khoán của VPS đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào tổng doanh thu hoạt động của công ty. Điều ý nghĩa hơn là đã có rất nhiều khách hàng quan tâm và mong muốn chuyển tài khoản về VPS giao dịch để tận dụng lợi thế về mặt công nghệ và sản phẩm của chúng tôi do đó số lượng tài khoản mới và có giao dịch VPS trong năm qua tương đương với tổng lượng tài khoản của nhiều năm trước cộng lại.”

Tại Công ty Chứng khoán VPS, tận dụng sức mạnh của công nghệ, Công ty đã thu hút khách hàng bằng tính năng mở tài khoản giao dịch chứng khoán trong vòng 5 giây. Ngoài ra, ngay sau khi kích hoạt tài sản cơ sở, khách hàng có thể mở tài khoản phái sinh online trên hệ thống giao dịch trực tuyến của Công ty. VPS còn hỗ trợ miễn phí giao dịch phái sinh dài hạn cho khách hàng mở mới tài khoản phái sinh, miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở cho khách hàng mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở (tài khoản thường - đuôi 1)…

Ngoài giao dịch trực tuyến qua web trade, VPS cung cấp các nền tảng giao dịch khác như ứng dụng SmartOne dành cho khách hàng giao dịch chứng khoán cơ sở hay SmartPro cho khách hàng phái sinh qua thiết bị di động thông minh. Thông qua hình thức này, số lượng tài khoản mở mới tại VPS tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2019 và tiếp tục tăng mạnh trong năm 2020.

2.3.3 Phí giao dịch của VPS

Bảng 5: Biểu phí giao dịch trên thị trường chứng khoán của VPS TT

1 Mở tài khoản giao dịch chứng khoán

2 Giao dịch cổ phiếu niêm yết, chứng chỉ quỹ

2.1 Biểu phí thông thường

a O Qua kênh TVĐT/ tại quầy DVKH:

Tổng giá trị dưới 100 triệu VNĐ/ngày Từ 100 Từ 300 Từ 500 Từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ VNĐ/ngày Từ 2 tỷ trở lên VNĐ/ngày b Giao dịch trực tuyến:

2.2 Biểu phí ưu đãi (*)

a Tiểu khoản thường

O Qua kênh TVĐT/ tại quầy DVKH: O Giao dịch trực tuyến:

03 tháng đầu kể từ khi mở tài khoản: Từ tháng thứ 04 trở đi:

b Tiểu khoản margin

O Qua kênh TVĐT/ tại quầy DVKH: O Giao dịch trực tuyến:

c Tiểu khoản chuyên biệt

O Sản phẩm V70+, V9%, V30+: Tất cả các kênh:

O Sản phẩm khác:

3 Giao dịch trái phiếu

Giao dịch trái phiếu Giao dịch lô lớn (*) Các chính sách miễn phí, giảm phí giao dịch Quý khách vui lòng liên hệ với nhân

viên TVĐT/TVTC.

Lưu ý: Các mức phí trên đã bao gồm các loại phí phải trả cho Sở, cơ quan quản lý.

Nhận xét: Để bước vào thị trường chứng khoán thì việc mở tài khoản và xem xét kĩ lưỡng phí giao dịch là điều quan trọng nhất với NĐT. VPS đã đưa ra mức phí giao dịch trên thị trường hết sức cạnh tranh so với các công ty khác. Ngoài miễn phí mở tài khoản chứng khoán như các công ty khác thì VPS còn miễn phí giao dịch cho chứng khoán cơ sở và phái sinh trong 3 tháng đầu tiên, đây là một ưu đãi lớn mà không phải công ty nào cũng thực hiện được. Các phí giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, phái sinh, margin của VPS có thể nói là trung bình và có những mức phí thấp so với các công ty khác.

Bảng 6: Biểu phí giao dịch của SSI

Dịch vụ

Mở tài khoản giai dịch chứng khoán Lưu kí chứng khoán

Giao dịch chứng khoán Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ

Giá trị giao dịch dưới 50triệu đồng

Giá trị giao dịch từ 50 – dưới 100 triệu đồng Giá trị giao dịch từ 100- dưới 500 triệu đồng Giá trị giao dịch từ 500 triệu đồng trở lên Trái phiếu

Bảng 7: Biểu phí giao dịch của HSC

Dịch vụ

Mở tài khoản giai dịch chứng khoán Lưu kí chứng khoán

Giao dịch chứng khoán Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ

Giá trị giao dịch dưới 50triệu đồng

Giá trị giao dịch từ 50 – dưới 100 triệu đồng Giá trị giao dịch từ 100- dưới 500 triệu đồng Giá trị giao dịch từ 500 triệu đồng trở lên Trái phiếu

Nhận xét: Hiện nay, hầu như các công ty chứng khoán đều tiến hành mở tài khoản miễn phí cho khách hàng thông qua nhiều hình thức online hoặc offline. Về phí giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ mỗi công ty đều có chính sách riêng của mình. Với VPS giá trị giao dịch dưới 100 triệu có mức phí là 0,3%, ở HSC là 0,35%, riêng

SSI giá trị giao dịch dưới 50 triệu đã là 0,4% cao hơn hẳn 0,1% so với VPS và 0,05% so với HSC. Các giá trị khác của mỗi công ty chia theo từng giai đoạn khác nhau tuy nhiên so sánh VPS với các công ty khác đều rất sát, VPS chia nhỏ phí ra những con số lẻ và mức giá trị vào từng giai đoạn nhỏ nên để mức phí như vậy là rất hợp lí.

Với giao dịch về trái phiếu là ở mức 0,1% cả HSC và VPS, SSI có sự giao động trong khoảng 0,05-0,15 có nhích hơn so với 2 công ty này. Với những mức phí mà mỗi công ty đưa ra đều chứng tỏ sự nỗ lực không ngừng để đưa đến khách hàng những dịch vụ tốt nhất cùng với đó là thu về doanh thu ổn định. Chính nhờ những chính sách phí hấp dẫn này và VPS không ngừng nhận được sự quan tâm từ khách hàng và thị phần môi giới tăng lên rõ rệt trong các năm qua.

2.3.4 Thị phần môi giới của VPS giai đoạn năm 2018- 2021

Trong những năm 2018 trở về trước, khi trên bản đồ các công ty chứng khoản, VPBS là một cái tên xa lạ với các nhà đầu tư. Tuy nhiên qua quá trình phát triển không ngừng thì trong top 10 CTCK có thị phần lớn nhất HNX trong năm 2018 có một gương mặt mới xuất hiện so với năm trước là VPBS với thị phần 3,48%.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 46 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w