UBCK phải đề ra một số mục tiêu và giải pháp trọng tâm như tập trung vào công tác phổ biến pháp luật, đưa các quy định chính sách mới của Luật Chứng khoán và văn bản hướng dẫn vào thực tiễn, thúc đẩy tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách.
Trong năm 2021, UBCK dự kiến giới thiệu thêm các sản phẩm giao dịch mới như hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ 10 năm, nghiên cứu các sản phẩm hợp đồng tương lai trên các chỉ số cổ phiếu mới, các chứng quyền có bảo đảm, trái phiếu xanh, số hóa các tài sản tài chính, áp dụng công nghệ tài chính mới.
UBCK tăng cường công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài thông qua các giải pháp chính sách để sớm đạt mục tiêu nâng hạng thị trường thông qua tăng quy mô đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài từ việc gia tăng số lượng các công ty có vốn hóa lớn, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và báo cáo tài chính, khuyến khích công bố thông tin bằng tiếng Anh…
Đẩy nhanh việc cơ cấu lại thị trường chứng khoán, xây dựng lộ trình cơ cấu lại các thị trường cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa. Ngoài ra, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán để tăng quy mô và chất lượng hàng hóa, tăng tính thanh khoản và tăng nguồn cung cho thị trường.
Cần phải chú trọng nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính và thị trường chứng khoán. Việt Nam cần những bước tiến mạnh mẽ hơn về thể chế, công nghệ, nguồn nhân lực, mức độ chuyên nghiệp, minh bạch, khả năng chống chịu, ứng phó với các cú sốc bên ngoài. Với giải pháp đúng hướng và thực thi hiệu quả, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể phát triển nhanh, bền vững hơn về cả quy mô, thanh khoản, chất lượng và trở thành kênh huy động vốn, đầu tư quan trọng của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững trong năm 2021, trên nền tảng và cơ sở pháp lý cho sự phát triển thị trường chứng khoán đã xây dựng trong năm qua, bước sang năm 2021, ngành chứng khoán sẽ tập trung triển khai các mục tiêu trọng tâm bao gồm:
(1) Tập trung nỗ lực đưa các quy định, chính sách mới của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật vào thực tiễn để hỗ trợ cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tạo động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững;
(2) Xây dựng và hoàn thiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai giai đoạn 2021-2030 để định hình mục tiêu, giải pháp về lộ trình phát triển thị trường chứng khoán - thị trường vốn dài hạn;
(3) Hoàn thành dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động giao dịch, thanh toán nhằm triển khai các sản phẩm tài chính mới và thực hiện cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng khoán;
(4) Đẩy nhanh việc cơ cấu lại thị trường chứng khoán, xây dựng lộ trình cơ cấu lại các thị trường cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa; tiếp tục tái cơ cấu hệ thống các định chế trung gian trên thị trường
theo định hướng của Chính phủ.
(5) Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán để tăng quy mô và chất lượng hàng hóa, tăng tính thanh khoản cho thị trường và tăng nguồn cung cho thị trường.
(6) Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trường chứng khoán và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tăng cường năng lực giám sát, quản lý, cưỡng chế và thực thi của cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
(7) Hoàn thiện cấu trúc tổ chức thị trường thông qua việc đưa SGDCK Việt Nam vào hoạt động (công ty mẹ của hai SGDCK Hà Nội và SGDCK TP. HCM) và đưa Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam vào vận hành thay cho Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Với những nhân tố nâng đỡ và hỗ trợ từ bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, trên nền những thành công mà thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được trong năm 2020, song song với các giải pháp mục tiêu trên đây, khi Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực, hệ thống công nghệ thông tin mới của toàn thị trường được triển khai sẽ sẽ tạo nền tảng pháp lý và công nghệ mới giúp nâng tầm thị trường, thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của các thành viên thị trường.
Ngoài ra, việc tái cấu trúc thị trường với sự ra đời của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, việc chuyển đổi Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thành Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam theo quy định của Luật Chứng khoán năm 2019, cũng như việc tái cơ cấu các tổ chức tham gia thị trường, tái cơ cấu nguồn cung cũng hứa hẹn sẽ đưa thị trường phát triển ngày càng bền vững, hiệu quả với nhiều dấu ấn mới.
Nhìn chung, đánh giá lại xu hướng phát triển của thị trường tài chính thế giới cũng như các nhân tố tác động đa chiều trên, đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, năm 2020 thuận lợi và thời cơ sẽ nhiều hơn nguy cơ và thách thức:
Trong những tháng đầu năm 2020, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã chứng kiến những đợt giảm điểm mạnh (cuối quý 1-2020, VN-Index giảm 33% so với cuối năm 2019). Kết thúc phiên cuối cùng của năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) đã có một năm tăng trưởng ấn tượng với Chỉ số VN Index vượt 1.100 điểm, đạt 1103,87 điểm, tăng mạnh tới 67% so với thời điểm thấp nhất của năm 2020. Bước sang năm 2021, ngành chứng khoán sẽ tập trung triển khai vào một số mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, tập trung nỗ lực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư tạo động lực thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển bền vững.
Dù chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, nhờ Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước có nhiều điểm sáng, Chính phủ, Bộ Tài chính chỉ đạo kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ thị trường, TTCK Việt Nam đã phục hồi bền vững và tăng trưởng ngoạn mục, được đánh giá là 1 trong 10 thị trường chứng khoán có sức chống chịu với đại dịch và phục hồi tốt nhất thế giới.
Quy mô thị trường cổ phiếu và trái phiếu đã phục hồi mạnh, quy mô vốn hóa của thị trường cổ phiếu đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng, tăng 69% so với thời điểm cuối Quý I và tăng 20,8% so với cuối năm 2019, tương đương với 87,7% GDP năm 2019 và 84,1%GDP năm 2020, vượt mục tiêu đề ra.
Thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trên thị trường cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân năm 2020 đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng 59,3% so với bình quân năm 2019…
Đáng chú ý, số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới tăng kỷ lục trong năm 2020. Số tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới trên thị trường Việt Nam đạt
gần 394 nghìn tài khoản, tăng 109% so với số lượng tài khoản mở mới trong năm năm 2019, khối ngoại mở mới 2.856 tài khoản. tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn 2,77 triệu tài khoản, tăng 16,7% so với cuối năm 2019.
Trên thị trường phái sinh, giao dịch của hợp đồng tương lai trên chỉ số sôi động, thanh khoản tăng gần 80% so với năm trước. Trong năm vừa qua, TTCK phái sinh tiếp tục đóng vai trò phòng vệ rủi ro hiệu quả, có tác dụng ổn định tâm lý nhà đầu tư. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 156.852 hợp đồng/phiên, tăng 77% so với bình quân năm 2019. Tính tại thời điểm 31/12/2020, khối lượng mở OI toàn thị trường đạt 40.339 hợp đồng, tăng 143% so với cuối năm 2019.
Bước sang năm 2021, ngành Chứng khoán sẽ tập trung triển khai vào một số mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm như: tập trung nỗ lực đưa các quy định, chính sách mới của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn vào thực tiễn, để hỗ trợ cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư tạo động lực thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển bền vững; tổng kết, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược phát triển Thị trường Chứng khoán giai đoạn 2021 – 2030 để định hình mục tiêu, giải pháp về lộ trình phát triển TTCK – thị trường vốn về dài hạn.
Ngành chứng khoán sẽ hoàn thành dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động giao dịch, thanh toán nhằm triển khai các sản phẩm tài chính mới; đẩy nhanh việc cơ cấu lại thị trường Chứng khoán, hoàn thiện bộ máy Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg ngày 23/12/2020 của Chính phủ. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trường chứng khoán và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Uỷ ban đang triển khai hệ thống giao dịch KRX của Hàn Quốc sẽ đưa vào vận hành chính thức vào cuối năm 2021.
Và đặc biệt là về tình trạng nghẽn lệnh tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) đã xảy ra 3 tháng nay. Theo thông tin ngày 30/3/2021 của Bộ Tài chính, UBCKNN đang cân nhắc hướng giải quyết đối với các doanh nghiệp dự kiến niêm yết mới tại HoSE trong thời gian tới và sẽ sớm có giải pháp để không gây quá tải lên hệ thống giao dịch; đồng thời, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.
Năm 2020 qua đi hết sức khó khắn nhưng cùng với nền kinh tế thì TTCK Việt Nam vẫn phát triển rất tốt, nếu biết nắm bắt thuận lợi và thời cơ để vượt qua năm 2021 ngoạn mục thì năm 2021 sẽ là năm tạo ra bước tiến quan trọng đưa thị trường lên tầm cao mới với các nấc thang giá trị mới và khẳng định được vị thế của thị trường chứng
khoán Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể nói năm 2021 sẽ mở ra “Vận hội phát triển mới” cho thị trường.
3.2 Định hướng phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của VPS trong 2021
Thành quả đạt được trong năm qua trước tiên phải nói tới tầm nhìn và sự nhạy bén của lãnh đạo Công ty và toàn thể nhân viên VPS trong đó là sự nỗ lực không ngừng của bộ phận môi giới chứng khoán. Để tiếp tục duy trì và phát huy thành quả đạt được thì Công ty cần có những định hướng quan trọng trong năm trong thời gian tới:
Thường xuyên đào chọn và đào tạo trình độ chuyên môn cho chuyên viên tư vấn là ưu tiên hàng đầu nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và tuân theo pháp luật.
Phát triển hơn nữa hoạt động môi giới, thu hút thêm nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tại công ty, chú trọng hơn đến các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư có tổ chức. Tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Tập trung tìm hiểu và đánh giá lại hồ sơ khách hàng hiện hữu để để hiểu đúng nhu cầu khách hàng phân loại khách hàng trên cơ sở đó sẽ xây dựng kế hoạch tư vấn phù hợp với nhu cầu khách hàng nhằm giúp khách hàng đạt được hiệu quả đầu tư tốt nhất trong mọi hoàn cảnh của thị trường
Xác định cụ thể của các công việc xây dựng quy trình thực hiện công việc phân công hợp lý công việc giữa các bộ phận nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của Chuyên viên tư vấn đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư cho khách hàng trong thì hiện tại thị trường chứng khoán đang diễn biến theo phức tạp.
Đầu tư hơn nữa về khoa học công nghệ, các chính sách lãi suất canh tranh nhất tới khách hàng. Đầu tư nâng cao khả năng phân tích nghiên cứu của đội ngũ để có thể tạo ra các báo cáo phân tích mang tính thống nhất hữu ích nhất đối với nhà đầu tư, đa dạng hóa sáng tạo các sản phẩm tài chính nhằm tạo một phương thức đầu tư mới gia tăng sử dụng vốn cho nhà đầu tư
Mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh chi nhánh phòng giao dịch: phát triển các điểm cung cấp dịch vụ, điểm hỗ trợ giao dịch cho khách hàng, cùng với việc mở rộng hệ thống mạng lưới, công ty quan tâm tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ cho các chi nhánh cũng rất quan trọng.