5. Kết cấu của khóa luận
2.2.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo tài chính
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền mặt
2. Tiền gửi ngân hàng
II. Các khoản phải thu ngắn hạn III. Hàng tồn kho
IV. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Tài sản cố định
II. Tài sản dở dang dài hạn III. Đầu tư tài chính dài hạn IV. Tài sản dài hạn khác
Qua bảng số liệu phân tích ta thấy tổng tài sản của công ty tăng biến động qua 3 năm. Năm 2019 tổng tài sản là 10,458,143,761 đồng tăng hơn 1,176,676,774 đồng so với năm 2018 với tốc độ tăng là 12,68%. Năm 2020 tổng tài sản của công ty là 10,610,973,550 đồng tăng 152,829,789 đồng tương ứng với tốc độ tăng 1,46%. Nguyên nhân tổng tài sản tăng là do sự biến động của các khoản tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
TSNH năm 2019 tăng so với năm 2018 là 740,038,263 đồng (tăng 9,7%); năm 2020 tăng so với năm 2019 là 194,883,728 đồng (tăng 2,33%). TSDH năm 2019 tăng so với năm 2018 là 436,638,511 đồng (tăng 26,35%); năm 2020 TSDH có sự giảm nhẹ so với năm 2019 là 42,053,940 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 2,01%.
Việc tài sản ngắn hạn tăng đột biến trong năm 2019 là do giá trị của vốn bằng tiền và hàng tồn kho tăng lên đáng kể. Cụ thể như sau:
- Bảng cân đối kế toán cho ta thấy hàng tồn kho của công ty năm 2019 tăng 1,148,283,042 đồng so với năm 2018 (tương đương với tỷ lệ tăng 84,94%), và tiếp tục tăng 67,544,745 đồng (tăng 2,7%) vào năm 2020 sự gia tăng này xuất phát từ kế hoạch của công ty là tăng cường dự trữ HTK để ứng phó với những biến động tăng giá của hàng hóa. Công tác quản trị hàng tồn kho có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, sự thiếu hụt hay dư thừa trong hàng tồn kho đều chứng tỏ cho sự tốn kém trong tổ chức điều hành. Qua số liệu ta có thể thấy công ty chưa làm tốt trong việc giải phóng hàng tồn kho qua các năm, hàng hóa bị ứ đọng khá nhiều, đây là điều không có lợi cho doanh nghiệp vì sẽ làm tăng chi phí quản lý hàng tồn kho, cũng như làm kéo dài thời gian sản xuất và phân phối luồng hàng hóa gây ra sự tốn kém. Nhưng cũng không thể làm thiếu hụt hàng tồn kho, có thể sẽ không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và kế hoạch của công ty trong tương lai. Công ty nên có những dự báo về cung- cầu thị trường để có mức dự trữ phù hợp, tránh tình trạng tồn kho mà không đẩy ra được thị trường gây tổn thất lớn cho công ty.
- Vốn bằng tiền của công ty năm 2019 là 2,709,814,128 đồng, tăng 413,819,700 đồng tương đương với tỷ lệ tăng 18,02% so với năm 2018. Năm 2020 giảm 117,553,200 đồng (tương đương mức giảm 4,34%) so với năm 2019. Vốn bằng tiền trong ba năm từ 2018 đến năm 2020 có xu hướng tăng và chỉ giảm nhẹ vào
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Hoàng Minh
năm 2020. Nguyên nhân là do công ty mở rộng quy mô kinh doanh và dự trữ một lượng hàng khá lớn nên trong năm công ty sử dụng tiền mặt để chi trả khá nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và đáp ứng kịp thời cho khách hàng. Xét về khía cạnh an toàn thanh khoản thì yếu tố tiền mặt tăng là một dấu hiệu an toàn, công ty có thể đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên và nhanh chóng, chủ động trong việc thanh toán các khoản công phát sinh mà không mất thời gian xử lí các loại tài sản ngắn hạn khác, ngoài ra công ty cũng sẽ không bị lãng phí tài sản vào quá trình SXKD. Tuy nhiên, việc dự trữ nhiều tiền lại không đảm bảo về tính hiệu quả trong công tác quản lí ( dễ gây ra hiện tượng tham nhũng làm lợi cho bản thân, giảm khả năng qua vòng vốn khi để tiền nhàn rỗi…)
- Khoản phải thu ngắn hạn năm 2019 giảm mạnh 823,373,700 đồng so với năm
2018 (tương ứng với giảm 20,89%), nhưng đến năm 2020 có sự tăng trở lại với giá trị 234,266,324 đồng (tương ứng 7,51%) so với năm 2019. Như vậy khoản phải thu ngắn hạn của công ty đã không đồng đều qua các năm. Số liệu cho ta thấy khoản phải thu của khách hàng giảm mạnh là do công ty đã có kế hoạch và thực hiện tốt trong việc thu hồi công nợ của khách hàng.
Biểu đồ 2. 1: Giá trị các loại tài sản ngắn hạn giai đoạn 2018 – 2020
ĐVT: VND 4,000,000,000 3,500,000,000 3,000,000,000 2,500,000,000 2,000,000,000 1,500,000,000 1,000,000,000
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Bên cạnh đó, TSDH của công ty có sự thay đổi qua các năm. Sự biến động của TSDH chủ yếu bị ảnh hưởng bởi sự tăng lên của tài sản dở dang dài hạn. Cụ thể, năm 2019 công ty đã đầu tư vào tài sản dở dang dài hạn với giá trị là 578,100,000 đồng. Điều đó cho thấy Công ty đã có kế hoạch và chủ trường đầu tư cho tài sản cố định, vật kiến trúc cũng như mở rộng phạm vi kho bãi, mua sắm sửa chữa máy móc, trang thiết bị khác nhằm nâng cao năng lực sản kinh doanh cho Công ty. Tuy nhiên việc thực hiện hoàn thành còn bị kéo dài chưa bàn giao, kết thúc.
Tuy nhiên việc phân tích tình hình tài sản theo chiều ngang chỉ cho ta thấy biến động của các chỉ tiêu qua các năm mà chưa thấy được tỷ trọng tăng lên hay giảm đi của các chỉ tiêu chiếm trong tổng tài sản. Do vậy để phân tích kỹ hơn về cơ cấu tài sản ta cần phân tích cơ cấu tài sản theo chiều dọc.
Bảng 2. 3: Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp giai đoạn 2018 – 2020
TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản phải thu ngắn hạn III. Hàng tồn kho
IV. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Tài sản cố định
II. Tài sản dở dang dài hạn III. Đầu tư tài chính dài hạn IV. Tài sản dài hạn khác
TỔNG TÀI SẢN
(Nguồn: phòng tài chính – kế toán)
Qua bảng phân tích trên ta thấy trong tổng tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tài sản dài hạn. Cụ thể như sau: năm 2018 tài sản ngắn hạn chiếm 82,15%, tài sản dài hạn chiếm 17,85% trong tổng tài sản; năm 2019 tài
sản ngắn hạn chiếm 79,98%, tài sản dài hạn chiếm 20,02% trong tổng tài sản; năm 2020 tài sản ngắn hạn chiếm 80,67%, tài sản dài hạn chiếm 19,33% trong tổng tài sản. Có thể
thấy tài sản ngắn hạn giai đoạn 2018 – 2020 có sự biến động không đều, tăng giảm qua các năm. Mặc dù xét về giá trị tài sản thì vẫn tăng nhưng tỷ trọng có sự thay đổi cho phù hợp khi công ty đầu tư thêm cho tài sản cố định. Dù vậy tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Điều này là hợp lý với một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại hàng hóa như công ty Cổ phần SX và XNK Trường Thịnh.
Trong tài sản ngắn hạn:
- Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH. Tuy nhiên, xét về giá trị và tỷ trọng trong giai đoạn 2018 – 2020 thì có xu hướng điều chỉnh giảm. Năm 2018, khoản phải thu chiếm 42,47% trong tổng tài sản, năm 2019 giảm mạnh xuống còn 29,82% và đến năm 2020 có sự tăng nhẹ lên 31,6% trong tổng tài sản. Trong các khoản phải thu ngắn hạn chủ yếu do phải thu của khách hàng chiếm phần lớn. Số liệu cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều, thời gian thu hồi vốn lâu dễ xảy ra rủi ro hình thành những khoản nợ khó đòi. Tuy nhiên ta cũng thấy được nỗ lực công ty trong việc giảm tỷ trọng từ 42,47% xuống 31,6% cho thấy công ty đã có kế hoạch trong việc thu hồi công nợ. Bên cạnh đó, việc công ty cho khách hàng kéo dài thời gian trả tiền sẽ giúp công ty tăng lợi thế cạnh tranh.
- Vốn bằng tiền cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, luôn duy trì ở mức ổn định. Năm 2018 chiếm 24,74%; năm 2019 tăng tỷ trọng lên 25,91% và đến 2020 giảm nhẹ xuống chiếm 24,43% trong tổng tài sản. Vì hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa nên công ty cần một khoản tiền sẵn có nhất định để có thể ứng phó kịp thời khi những sự cố xảy ra đối với các kho bãi, nhà xưởng, và cả cho việc dự trữ cho hoạt động thanh toán của mình.
- Hàng tồn kho có tỷ trọng tăng mạnh vào năm 2019 và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2018 – 2020. Từ mức 14,56% vào năm 2018 đến 23,9% vào năm 2019 và năm 2020 tỷ trọng hàng tồn kho là 24,2%. Hàng tồn kho tăng lên cũng xuất phát từ nhu cầu tăng trưởng doanh thu và dự trữ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Do đặc điểm công ty là loại hình thương mại, đối tượng kinh doanh của công ty là hàng hóa nên tỷ trọng hàng tồn kho là khá lớn nhằm kịp thời cung cấp cho khách hàng. Ta có thể thấy lượng hàng tồn kho tăng dần qua các năm do công ty mở rộng phạm vi kinh doanh. Việc dự trữ hàng tồn kho đảm bảo được
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Hoàng Minh việc cung ứng hàng hóa của công ty trong trường hợp các nguồn đầu vào đang bị hạn chế, khó khăn trong tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, trong lâu dài việc dự trữ quá nhiều hàng tồn kho sẽ khiến công ty gặp khó khăn trong việc quản lý, bảo quản và rủi ro nhất là hàng không đẩy được ra thị trường để tiêu thụ gây tổn lớn lớn cho công ty ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tài sản dài hạn của công ty có xu hướng tăng tỷ trọng. Năm 2018 TSDH chiếm tỷ trọng 17,85% trong tổng tài sản, năm 2019 chiếm 20,02% và đến năm 2020 tỷ trọng có sự giảm nhẹ xuống còn 19,33% trong tổng tài sản. Giá trị của tài sản cố định vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong TSDH của công ty chủ yếu là các phương tiện vận chuyển, máy móc, cơ sở hạ tầng.
Nhìn chung, TSNH luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn TSDH. Cơ cấu như vậy là phù hợp vì hoạt động kinh doanh của công ty là nhập hàng sau đó xuất hàng bán nên các khoản HTK và phải thu sẽ có giá trị lớn. Công ty không tham gia sản xuất nên không cần tới các máy móc có giá trị lớn nên TSDH chiếm tỷ trrongj ít và chủ yếu là các trang thiết bị văn phòng, nhà kho và phương tiện vận tai của doanh nghiệp.
Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu tài sản giai đoạn 2018 – 2020
ĐVT: % 100% 90% 17,85 20,02 19,33 80% 70% 60% 50% 40% 82,15 79,98 80,67 30% 20% 10% 0% Năm 2018
2.2.1.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua cơ cấu và sự biến động về nguồn vốn
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Phải trả nhà cung cấp 2. Vay và nợ thuê tài chính 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
4. Phải trả người lao động II. Nợ dài hạn
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
1. Vốn góp của chủ sở hữu 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
TỔNG NGUỒN VỐN
Bảng 2. 5: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2018 – 2020
NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. Phải trả nhà cung cấp 2. Vay và nợ thuê tài chính
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
4. Phải trả người lao động II. Nợ dài hạn
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
1. Vốn góp của chủ sở hữu
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
TỔNG NGUỒN VỐN
Qua 2 bảng số liệu phân tích trên ta thấy tổng nguồn của công ty xu hướng tăng qua các năm. Năm 2019 tổng nguồn vốn là 9,281,466,987 đồng tăng 1,176,676,774 đồng so với năm 2018 với tốc độ tăng là 12,68%. Năm 2020 tổng nguồn vốn của công ty là 10,610,973,550 đồng tăng 152,829,789 đồng tương ứng với tốc độ tăng 1,46%. Nguyên nhân tổng nguồn vốn tăng là do sự biến động của các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu biến động.
Nợ phải trả là số tiền nợ các cá nhân hay doanh nghiệp khác, khi họ đã bán hàng hóa, dịch vụ, nguyên liệu cho doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán vì đã mua chúng dưới hình thức tín dụng thương mại. Tỷ trọng nợ phải trả của doanh nghiệp trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao, năm 2018 chiếm 59,97% tổng nguồn vốn đến năm 2019 tăng lên 60,99% và năm 2020 chiếm tỷ trọng là 59,8% cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản chiếm dụng. Nợ phải trả có xu hướng tăng trong ba năm và tăng mạnh mẽ vào năm 2019. Cụ thể là nợ phải trả năm 2019 tăng mạnh so với năm 2018 là
811,739,604 đồng (tăng 14,58%) hoàn toàn do nợ ngắn hạn tăng đột biến và có sự giảm không đáng kể vào năm 2020 là 32,132,021 đồng tương ứng giảm 0,5%.
- Nợ ngắn hạn là nguồn tài trợ nhanh nhất cho doanh nghiệp khi nguồn vốn không xoay vòng kịp tuy nhiên khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều sẽ dẫn đến mất an toàn cho hoạt động của đơn vị khi các khoản nợ này đến hạn mà đơn vị không thanh toán được. Nợ ngắn hạn năm 2019 tăng 811,739,604 đồng ( tăng 19,25%) so với năm 2018 và giảm 32,132,021 đồng tướng ứng giảm 0,64% vào năm 2020. Mục đích của các khoản vay này nhằm đảm bảo các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn, nhằm tăng mức đảm bảo của nợ ngắn hạn dẫn đến giảm mức rủi ro trong thanh toán và thu hút được nhà đầu tư và nhà cung cấp. Để thấy rõ hơn ta đi vào phân tích từng khoản mục trong nợ ngắn hạn
Phải trả nhà cung cấp tăng qua các năm từ 2,533,710,920 đồng năm 2018 chiếm 27,3% trong tổng nguồn vốn tăng lên 3,346,884,893 đồng chiếm 32% vào năm 2019 và đến năm 2020 có tăng thêm 52,737,162 đồng tương ứng tăng 1,58% so với năm 2019. Năm 2019 với tốc độ tăng là 32,09% so với năm 2018 cho thấy năm 2019 công ty chưa giải quyết được một phần nợ của mình. Đến năm 2020 thì khoản mục phải trả nhà cung cấp có đạt
3,399,622,055 đồng tương ứng chiếm 32,04% trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Vay và nợ thuê tài chính có xu hướng giảm. Năm 2019 giảm 96,400,000 đồng ( giảm 6,06%) so với năm 2018 và đến năm 2020 tiếp tục giảm 75,000,000 đồng tương ứng giảm 5,02%. Khoản mục này chiếm tỷ trọng từ 13,38% - 17,15% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vay của doanh nghiệp chủ yếu từ ngân hàng, công ty vay vốn nhiều sẽ có lợi thế về lá chắn thuế đồng thời cũng chia sẻ rủi ro cho các bên, trong trường hợp xấu nhất công ty cũng không mất 100% vốn. Tuy nhiên, việc vay nhiều sẽ làm tăng chi phí lãi vay dẫn đến lợi nhuận của công ty bị giảm vì vậy công ty đã thực hiện giảm vốn vay qua từng năm.
- Nợ dài hạn của doanh nghiệp có xu hướng giảm về mặt tỷ trọng. Nợ dài hạn năm 2018 chiếm 14,54%, năm 2019 chiếm 12,9% nhưng đến năm 2020 giảm xuống còn 12,72%.
Vốn chủ sở hữu là một số liệu quan trọng phản ánh khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu là vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Hoàng Minh lập công ty đóng góp, do đó các thành viên này chính là chủ sở hữu vốn. Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2019 tăng so với năm 2018 là 364,937,170 đồng (tương đương với 9,82%), năm 2020 tăng 184,961,810 đồng (tương đương 4,53%) so với năm 2019. Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp lần lượt là năm 2018 chiếm 40,03%, năm 2019 chiếm 39,01% và đến năm 2020 chiếm 40,2% trong cơ cấu