Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu trường thịnh (Trang 94 - 98)

5. Kết cấu của khóa luận

3.3.6.Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực

Đội ngũ nhân lực là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Do đó, công ty cần phải phát huy được sức mạnh của đội ngũ nhân viên khơi dậy trong họ tiềm năng to lớn tao cho họ động lực để họ phát huy được hết khả năng. Khi đó công việc được giao cho họ sẽ đạt hiệu quả cao. Công ty cần có sự đầu tư thích đáng về thời gian và tiền cho hoạt động này. Công ty có thể tổ chức các khóa học ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho công nhân viên.

Mặt khác, công tác chi trả lương cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý người lao động. Công ty cần phải chú ý đên việc phân phối thù lao lao động và thu nhập đúng với khả năng và công sức của nhân viên. Với mỗi vị trí chức danh trong công việc có những yêu cầu riêng, công ty cần xây dựng những tiêu chí cụ thể để đánh giá được hiệu quả công việc của từng nhân viên. Làm được như vậy sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ và năng lực để tiến hành công việc có chất lượng và hiệu quả cao góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, kế toán cần phải hach toán chính xác và đầy đủ tiền lương cũng như các khoản trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm cho nhân viên. Thanh toán lương đúng hạn và đầy đủ để đảm bảo quyền lợi của nhân viên.

Để nâng cao, kích thích động lực làm việc của nhân viên, công ty cũng nên có chế độ khen thưởng và phúc lợi phù hợp. Do tính chất công việc khác nhau nên tiêu chí

thưởng của từng vị trí việc làm cũng khác nhau. Các quy định khen thưởng, mức khen thưởng cần được công khai cho toàn thể nhân viên trong công ty được biết để phấn đầu nỗ lực hơn trong công việc. Việc trả thưởng công bằng, hợp lý sẽ có tác dụng khuyến khích người lao động nỗ lực làm việc, đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Hoàng Minh

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Trường Thịnh ở chương 2, trong chương 3 này, em đã chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của nhược điểm về tình hình tài chính của công ty. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Trường Thịnh.

PHẦN KẾT LUẬN

Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt được của các doanh nghiệp. Việc phân tích không chỉ có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp mà nó còn rất quan trọng với các nhà đầu tư và chủ nợ trong quyết định của họ, ý nghĩa với những người lao động trong doanh nghiệp, ngân hàng và Nhà nước.

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp, với những kiến thức đã được trang bị ở nhà trường cùng với hoạt động thực tiễn tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Trường Thịnh em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Trường Thịnh”. Khóa luận đã đạt được một số kết quả sau:

Một là, Hệ thống hóa làm sáng tỏ những lý luận chung về phân tích tài chính trong công ty cổ phần.

Hai là, trình bày và phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty Cổ phần SX và XNK Trường Thịnh.

Ba là, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty Cổ phần SX và XNK Trường Thịnh.

Tài chính là một vấn đề rất rộng lớn, hơn nữa do những hạn chế về trình độ và thời gian nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô giáo cũng như những đóng góp ý kiến của các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Hoàng Minh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. LƯU THỊ HƯƠNG và PGS. TS. VŨ HUY HÀO (2012), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân

2.PGS. TS. NGUYỄN NĂNG PHÚC (2013), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính,

Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân

3. GS.TS. NGUYỄN VĂN CÔNG (2019), Giáo trình phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học kinh tế quốc dân

4. TS. PHẠM THỊ THỦY và TS. NGUYỄN THỊ LAN ANH (2018), Báo cáo tài chính phân tích – dự báo và định giá , NXB đại học kinh tế quốc dân

5. PSG.TS. PHẠM ĐỨC CƯỜNG (2017), Lập, đọc, phân tích và kiểm tra báo cáo tài chính , Nhà xuất bản Tài chính

6. PGS.TS. TRẦN THỊ THANH TÚ (2020), Giáo trình phân tích tài chính , NXB Đại học quốc gia Hà Nội

7. NGUYỄN VĂN SANG (2014), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,

https://tailieu.vn/doc/giao-trinh-tai-chinh-doanh-nghiep-gv-nguyen-van-sang- 1618560.html

8. Công ty Cổ phần SX và XNK Trường Thịnh (2018), Báo cáo tài chính năm 2018 (Lưu hành nội bộ)

9. Công ty Cổ phần SX và XNK Trường Thịnh (2019), Báo cáo tài chính năm 2019 (Lưu hành nội bộ)

10. Công ty Cổ phần SX và XNK Trường Thịnh (2020), Báo cáo tài chính năm 2020 (Lưu hành nội bộ)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu trường thịnh (Trang 94 - 98)