Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu trường thịnh (Trang 71 - 85)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tài chính

2.2.2.1. Phân tích các hệ số về khả năng thanh toán

Bảng 2. 10: Các hệ số về khả năng thanh toán

Chỉ tiêu Hệ số thanh toán tổng quát Hệ số thanh toán hiện hành Hệ số thanh toán nhanh Khả năng thanh toán tức thời Hệ số thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán tổng quát của công ty qua 3 năm có có sự tăng giảm tuy nhiên vẫn giữ ở mức ổn định. Cụ thể năm 2019 chỉ số này bằng 1,64 lần, giảm 0,03 lần (tương ứng giảm 1,8%) so với năm 2018. Khả năng thanh toán tổng quát của năm 2020 lại tăng lên lại 1,67 lần giảm 0,83% so với năm 2019. Tỷ lệ này vẫn được xem là chỉ số chấp nhận được đối với lĩnh vực mà công ty đang tham gia. Như vậy tổng giá trị tài sản của công ty đủ để có thể thanh toán các khoản nợ hiện tại của công ty.

Khả năng thanh toán hiện hành của công ty có sự biến động không ổn định. Năm 2019 chỉ số này là 1,66 lần giảm 0,15 lần tương ứng giảm 8,3% so với năm 2018. Năm 2020, khả năng thanh toán hiện hành của công ty là 1,71 lần tăng 0,05 lần tương ứng tỷ lệ tăng 3,01% so với năm 2019. Điều này cho thấy việc thanh toán công nợ của công ty

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Hoàng Minh vẫn năm trong khả năng vì giá trị của các tài sản ngắn hạn sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu thanh toán và trả nợ các món ngắn hạn vẫn cao hơn khá nhiều. Khả năng chi trả các khoản nợ của công ty khá tốt do các khoản nợ của công ty nhỏ hơn nhiều so với tổng tài sản hiện có.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty không ổn định. Năm 2019, hệ số là 1,17 lần giảm 0,32 lần (giảm 21,5%) so với năm 2018. Sự điều chỉnh giảm mạnh mẽ này là do hàng tồn kho của công ty tăng mạnh trong năm 2019 và chiếm tỷ trọng lớn trong TSNH. Năm 2020, hệ số là 1,2 lần tăng 0,03 lần tương đương tỷ lệ tăng 2,56% so với năm 2019. Nhìn chung, hệ số thanh toán nhanh của công ty trong 3 năm luôn có giá trị lớn hơn 1 cho thấy tình hình thanh toán tương đối khả quan. Hệ số khả năng thanh toán tức thời là tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo cho việc thanh toán gần như tức thời các khoản nợ trong 3 năm đều lớn hơn 0,5 cho thấy tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan đối với các đơn hàng cần thanh toán nhanh chóng, tức thời.

Hệ số thanh toán lãi vay có xu hướng tăng. Năm 2019, hệ số là 12,98 lần tăng 4,06 lần tương ứng tăng 45,5% so với năm 2018, và đến năm 2020 là 13,68 lần tăng 5,39% tương ứng tăng 0,7 lần so với năm 2019. Hệ số trong 3 năm đều lớn hơn 2 cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tốt khoản vay để tạo ra lợi nhuận đảm bảo trả lãi vay dài hạn. Điều đó chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán lãi vay tốt và an toàn đối với người cung cấp tín dụng.

2.2.2.2. Phân tích các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Bảng 2. 11: Các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Chỉ tiêu

Hệ số nợ

Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất đầu tư TSNH

Tỷ suất đầu tư TSDH

Tỷ suất tự tài trợ TSDH

Hệ số nợ của công ty giữ mức ổn định, chiếm tỷ trọng khoảng 60% trong giai đoạn 2018 – 2020. Năm 2018 cứ 1 đồng vốn công ty đang sử dụng thì có 0,6 đồng nợ phải trả, năm 2019 cứ 1 đồng vốn công ty đang sử dụng thì có 0,61 đồng nợ phải trả, năm 2020 cứ 1 đồng vốn công ty đang sử dụng thì có 0,6 đồng nợ phải trả. Công ty có thể tận dụng vai trò đòn bẩy của những khoản nợ để kích thích tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ nhằm cải thiện lợi nhuận trong tương lai.

Tỷ suất tự tài trợ trong năm 2018 cứ 1 đồng vốn công ty đang sử dụng thì có 0,4 đồng là vốn chủ sở hữu, năm 2019 cứ 1 đồng vốn công ty đang sử dụng thì có 0,39 đồng là vốn chủ sở hữu, năm 2020 cứ 1 đồng vốn công ty đang sử dụng thì có 0,4 đồng là vốn chủ sở hữu. Cùng với mức duy trì ổn định của hệ số nợ, tỷ suất tự tài trợ cũng luôn duy trì ở mức ổn định trong giai đoạn 2018 – 2020. Kết quả này cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty còn thấp và cũng cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty khá cao.

Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn của công ty năm 2018 trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,82 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, có xu hướng giảm vào năm 2019 (giảm 2,4%) trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,8 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tăng nhẹ vào năm 2020 tăng 1,3% so với năm 2019, trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,81 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Số liệu cho thấy mức độ quan trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản mà công ty sử dụng duy trì mức ổn định trong giai đoạn năm 2018 – 2020.

Tỷ suất đầu tư vào TSDH ngược chiều với tỷ suất đầu tư TSNH, năm 2019 cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,2 đồng đầu tư vào TSDH, cũng có nghĩa vào năm 2019 tỷ suất đầu tư vào tài sản của công ty tăng so với năm 2018 (tăng 11,1%, cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,18 đồng đầu tư vào TSDH), và năm 2020 tỷ suất này giảm 5% so với năm 2019 (cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,19 đồng đầu tư vào TSDH).

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Hoàng Minh Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn công ty có sự biến động không ổn định. Tỷ suất giảm 12,9% vào năm 2019 nhưng lại tăng thêm 6,7% vào năm 2020. Hệ số cho biết vào năm 2018 cứ 1 đồng vốn đầu tư cho TSDH thì có 2,24 đồng là VCSH, vào năm 2019 cứ 1 đồng đầu tư cho TSDH thì có 1,95 đồng là của VCSH và đến năm 2020 cứ 1 đồng đầu tư cho TSDH thì có 2,08 đồng là của VCSH tăng thêm 0,13 đồng so với năm 2019. Công ty đã thực hiện đầu tư thêm các tài sản dài hạn dựa chủ yếu trên sự tài trợ từ vốn dài hạn của doanh nghiệp. Đây là một lựa chọn khá hợp lý vì công ty đang có khoản vốn dài hạn đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh.

Nhìn chung cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty là hợp lý vì công ty đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa. Vì vậy tài sản ngắn hạn phải chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản và được đầu tư phần lớn từ vốn ngắn hạn của công ty. Tài sản ngắn hạn chủ yếu là hàng tồn kho, các khoản phải thu và một phần tiền để phục vụ ngày càng tốt trong quá trình giao dịch với các bạn hàng.

2.2.2.3. Phân tích các hệ số về khả năng hoạt động

Bảng 2.12: Các hệ số về khả năng hoạt động STT Chỉ tiêu 1 Doanh thu thuần 2 Giá vốn hàng bán 3 Tài sản ngắn hạn 4 Tài sản dài hạn Hàng tồn 5 kho bình

Khoản phải 6 thu bình quân Vốn lưu 7 động bình quân Vòng quay 8 vốn lưu động Vòng quay 9 các khoản phải thu 10 Kỳ thu tiền bình quân Vòng quay 11 hàng tồn kho Số ngày 1 12 vòng quay HTK 13 Hiệu suất sử dụng TSNH 14 Hiệu suất sử dụng TSDH Hiệu suất sử 15 dụng tổng tài sản

Qua bảng số liệu 2.12 ta có những nhận xét sau: 58

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Hoàng Minh - Vòng quay vốn lưu động là số ngày hoàn thành chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp, chỉ số vòng quay vốn lưu động đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả trong kinh doanh. Năm 2019 vòng quay vốn lưu động là 2,2 vòng tức là bình quân 1 đồng vốn lưu động bình quân đưa vào sản xuất kinh doanh thì thu về 2,2 đồng doanh thu thuần; tới năm 2020 vòng quay vốn lưu động tăng 0,02 vòng tức là bình quân 1 đồng vốn lưu động bình quân bỏ ra thì thu về 2,22 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân vòng quay vốn lưu động có sự điều chỉnh tăng không rõ là do doanh thu thuần của công ty có tốc độ tăng chậm hơn mức tăng của vốn lưu động bình quân, trong khi doanh thu thuần tăng được 1,7% năm 2020 thì vốn lưu động bình quân tăng được 2,3% năm 2020.

- Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân:

Năm 2019 số vòng quay khoản phải thu là 2,1 và đến năm 2020 số vòng quay khoản phải thu tăng lên 2,4 vòng (tăng 0,3 vòng so với năm 2019). Vòng quay các khoản phải thu càng nhỏ thì kỳ thu tiền trung bình càng lớn và ngược lại. Cụ thể năm 2019 cứ 171,43 ngày công ty thu được các khoản phải thu, và đến năm 2020 thì công ty cứ 150 ngày là thu được khoản phải thu của khách hàng giảm 21,43 ngày so với năm 2019. Kỳ thu tiền bình quân của công ty cao nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty luôn dự trữ một số tài sản có tính thanh khoản cao nên hoàn toàn có thể đảm bảo cho việc khách hàng thanh toán chậm ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, công ty nên rút ngắn chỉ số này lại để tăng vòng quay của vốn. - Vòng quay HTK và số ngày 1 vòng quay HTK:

Số vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2020 giảm so với năm 2019. Cụ thể năm 2020 chỉ tiêu này là 3,02 vòng, giảm 0,28 vòng so với năm 2019. Việc vòng quay hàng tồn kho của công ty nhỏ là do giá trị của hàng tồn kho tăng mạnh vào năm 2019. Việc công ty tăng nhanh hàng tồn kho để dự trữ cho hoạt động mở rộng doanh thu trong tương lai là điều khá hợp lý. Tuy nhiên việc chuyển hóa hàng tồn kho thành doanh thu của công ty chưa đạt như kỳ vọng. Từ việc xác định số vòng quay hàng tồn kho ta có thể tính được số ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Số vòng quay hàng tồn kho giảm sẽ làm cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng

lên. Năm 2019 số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 109,1 ngày thì năm 2020 tăng lên thành 119,2 ngày (tăng thêm 10,1 ngày so với 2019). Đây là một biểu hiện chưa tốt chứng tỏ khả năng giải quyết hàng tồn kho của công ty còn yếu, gây ứ đọng vốn khiến cho các hoạt động tạo ra doanh thu chậm và phát sinh thêm các chi phí liên quan đến khâu dự trữ, lưu kho.

- Hiệu suất sử dụng TSNH:

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm tuy nhiên không đáng kể. Năm 2019 là 0,9 lần; năm 2020 là 0,89 lần giảm 0,01 lần so với năm 2019. Hệ số cho biết cứ 1 đồng TSNH thì sẽ tạo ra được 0,89 đồng doanh thu thuần. - Hiệu suất sử dụng TSDH của công ty có xu hướng tăng. Năm 2019 hiệu suất sử dụng TSDH của công ty là 3,6 lần tức là 1 đồng TSDH bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 3,6 đồng doanh thu thuần; năm 2020 hiệu suất sử dụng TSDH tăng nhẹ đạt mức 3,7 lần tức là cứ 1 đồng TSDH bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra 3,7 đồng doanh thu thuần.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp hoặc doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư. Nhìn vào số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp chưa được tốt. Năm 2019 hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 0,72 lần tức là trung bình cứ 1 đồng tổng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh thì thu được 0,72 đồng doanh thu thuần và đến năm 2020 con số này vẫn giữ nguyên. Nguyên nhân là do doanh thu thuần và giá trị tổng tài sản của công ty có sự chênh lệch không đáng kể trong giai đoạn 2019 - 2020.

2.2.2.4. Phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Bảng 2. 13: Các hệ số về khả năng sinh lời

Chỉ tiêu

Tỷ suất LN trên doanh thu (ROS) Tỷ suất LN trên tài sản (ROA)

Tỷ suất LN trên VCSH (ROE)

- Tỷ suất LN trên doanh thu:

Năm 2018 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 6,34 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2019 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 9,47 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2020 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 9,95 đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể thấy trong ba năm tỷ suất LN trên doanh thu đều có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2019 tăng 3,13% so với năm 2018, năm 2020 tăng 0,48% so với năm 2019. Tuy nhiên tỷ lệ tạo ra lợi nhuận sau thuế từ doanh thu thuần vẫn còn chưa cao, do giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn, khiến lợi nhuận sau thuế chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu thuần.

- Tỷ suất LN trên tài sản năm 2018 là 5,66% và năm 2019 tỷ suất sinh lời là 6,82% (tăng 1,16% so với năm 2018). Năm 2020, tỷ suất LN trên tổng tài sản tiếp tục tăng lên 7,18% (tăng 0,36%) so với năm 2019. Qua đó cho biết vào năm 2018 cứ 100 đồng tài sản tài sản tạo ra 5,66 đồng lợi nhuận ròng; năm 2019 cứ 100 đồng tài sản tài sản tạo ra 6,82 đồng lợi nhuận ròng và đến năm 2020 cứ 100 đồng tài sản tài sản tạo ra 7,18 đồng lợi nhuận ròng. Nhìn vào BCĐKT ta thấy tổng tài sản của công ty tăng với tỷ trọng là 12,68% năm 2019, 1,46% năm 2020 trong khi đó lợi nhuận sau thuế tăng cao với tỷ lệ là 35,68% năm 2019 và 6,89% năm 2020, điều này dẫn đến việc tỷ suất LN trên tổng tài sản có xu hướng tăng đặc biệt tăng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Hoàng Minh - Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng. Năm 2018 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 14,14 đồng LN sau thuế, năm 2019 tạo ra được 17,47 đồng LN sau thuế (tăng thêm 3,33% so với năm 2018) và đến năm 2020 tạo ra được 17,86 đồng LN sau thuế (tăng thêm 0,39% so với năm 2019) . ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tỷ suất ROE có xu hướng tăng qua ba năm và vẫn duy trì được mức trên 10% trong 3 năm cho thấy hiệu quả sử dụng VCSH của công ty đang ở mức tốt. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng là do vốn chủ sở hữu của công ty có tốc độ tăng chậm hơn mức tăng của lợi nhuận sau thuế, cụ thể vốn chủ sở hữu năm 2019 chỉ tăng 9,82%, năm 2020 tăng 4,53% nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2019 lại tăng 35,68% và 6,89% năm 2020.

Biểu đồ 2. 4: Chỉ số về khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2018 – 2020

ĐVT: % 20 18 16 14 12 10 8 6,34 6 4 2 0

2.2.3. Phân tích các chỉ số tài chính qua phương trình Dupont

Phương pháp Dupont dựa trên cơ sở kiểm soát các chỉ tiêu phân tích tài chính khá là phức tạp. Với mỗi chỉ tiêu lại phản ánh mối quan hệ tài chính dưới dạng các tỷ

chính cùng các nhân tố ảnh hưởng cần theo một trình tự logic chặt chẽ. Cần nhìn nhận rõ ràng hơn các hoạt động tài chính doanh nghiệp. Việc tác động vào các nhân tố cũng cần thực hiện sao cho hiệu quả và hợp lý nhất.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2.2.3.1. Phân tích ROA

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu trường thịnh (Trang 71 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w