5. Kết cấu của khóa luận
3.3.1. Tăng cường quản lý các khoản phải thu, giảm thời gian vốn bị chiếm dụng
trong thanh toán
Muốn quản lý tốt các khoản phải thu, công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng này liên quan đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu. Việc đẩy mạnh tiêu thụ làm cho doanh thu tăng nhưng kéo theo đó là các khoản phải thu cũng tăng. Do vậy, doanh nghiệp cần giải quyết vấn đề là làm thế nào vừa giữ chân được khách hàng vừa hạn chế được thời gian khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.
Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố như: tiêu chuẩn bán chịu, thời gian bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu cùng với chi phí đi kèm các khoản này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi. Vì thế, khi công ty quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc giữu lợi nhuận mà công ty có
thể thu được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà công ty phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.
Để quản lý có hiệu quả các khoản phải thu, công ty nên mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản phải thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.
Ngoài ra, công ty cần chú ý đến các mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, quan tâm đến việc phân tích uy tín, thẩm định năng lực tài chính của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Công ty cũng cần thực hiện tốt việc phân loại khách hàng để với mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ được hưởng những chính sách tín dụng thương mại khác nhau:
- Đối với những khách hàng nhỏ lẻ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách mua đứt bán đoạn, không để nợ hoặc cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.
- Đối với khách hàng lớn và uy tín công ty có thể chấp nhận thanh toán chậm nhưng vẫn có những chính sách tín dụng khuyến khích trả sớm.
- Đối với khách hàng mà công ty chưa nắm bắt được về khả năng thanh toán, uy tín và mức độ tin cậy, thì công ty cần tiến hành phương thức thanh toán ngay, hoặc tạo những đơn hàng vận chuyển vừa phải để tạo mối quan hệ với đối tác. Đồng thời công ty cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro như yêu cầu đặt cọc, trả trước một phần giá trị cước vận chuyển, gói hạn giá trị tín dụng, hợp đồng luôn phải có quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng .
Để có thể giảm bớt các khoản thu, công ty có thể áp dụng một số biện pháp như sau: khi ký kết hợp đồng với khách hàng, công ty nên đưa ra một số ràng buộc trong điều kiện thanh toán quy định rõ ràng và chặt chẽ về thời gian thanh toán khoản nợ, nếu qua thời gian quy định mà chưa hoàn thành việc chi trả thì sẽ phải gánh chịu mức lãi suất hoặc khoản tiền phạt do làm sai hợp đồng hoặc một số ưu đãi nếu khách hàng trả
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Hoàng Minh tiền sớm. Như vậy vừa giúp khách hàng sớm thanh toán nợ cho công ty vừa là hình thức khuyến mãi giúp giữ chân khách hàng với công ty.
Bên cạnh đó, công ty phải thực hiện các biện pháp kiên quyết trong thu hồi các khoản phải thu như:
- Khi khoản nợ chuẩn bị đến hạn trả công ty nên gửi giấy báo cho khách hàng biết để khách hàng chuẩn bị tiền trả nợ.
- Đối với những khoản nợ quá hạn trong thanh toán công ty co thể tùy vào tình hình thực tế của khách hàng để có thể gia hạn nợ, hoặc phạt chậm trả theo quy định của hợp đồng.
- Đối với các khoản nợ khó đòi: một mặt công ty thực hiện trích quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi đảm bảo sự ổn định về mặt tài chính. Mặt khác công ty có biện pháp xử lý khoản nợ khó đòi này một cách phù hợp như: gia hạn nợ, hoặc giảm nợ nhằm thu hồi những khoản nợ một phần coi như bị mất. Thậm chí công ty còn có thể sử dụng các biện pháp giải quyết tại tòa án theo luật định.