6. Kết cấu khóa luận
2.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Sông
Kỳ trong sản xuất mía đường, đã có những đóng góp to lớn đối với huyện và các vùng lân cận dần trở thành một doanh nghiệp hàng đầu đem lại sự phồn vinh và thịnh vượng cho hàng chục nghìn hộ nông dân miền Tây xứ Nghệ.
Công ty đã và sẽ tiếp tục song hành cùng với bà con nông dân thực hiện chiến lược tích tụ ruộng đất nhằm tạo thuận lợi cho việc đưa các tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp vào sản xuất mía nguyên liệu. Công ty sẽ phối hợp chặt chẽ và đầu tư giống mới, phân bón và đưa công nghệ cho vùng nguyên liệu để giúp nông dân nâng cao năng suất mía nguyên liệu trên đơn vị sản xuất, từng bước giúp người trồng mía nâng cao thu nhập ngay trên từng thửa ruộng mía của mình.
2.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Sông Con. phần Nông Nghiệp Sông Con.
2.3.1. Yếu tố môi trường vĩ mô
2.3.1.1. Yếu tố kinh tế.
Nền kinh tế trong bối cảnh nghành mía đường Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ công nghệ cũ sẽ có nguy cơ đóng cửa là một áp lực lớn đến năng suất sản xuất của công ty.
Tồn kho mía đường toàn cầu
Thị trường mía đường thế giới bắt đầu xu thế giảm giá. Xu thế này là kết quả của tình trạng dư thừa nguồn cung mía đường thế giới. Do đó, nhìn chung sản lượng mía đường toàn cầu tăng lên thường khiến giá mía đường giảm do cung vượt cầu hoặc ngược lại.
Bước sang năm 2021, ngành mía đường Việt Nam liên tục đón nhiều tin vui. Giá đường trong nước có xu hướng tăng nhờ vào tác động tích cực của chiều tăng giá đường thế giới. Theo đó, từ đầu năm 2021, giá đường thế giới tăng giá nhiều phiên liên tiếp và thậm chí lên mức cao kỷ lục sau 3,5 năm. Giá
đường thô tháng 3/2021 là 16,41 US cent/lb, tiếp tục tăng 3,6% so với tháng trước.
Tại thị trường trong nước, giá mua mía ở miền Nam và miền Trung đã tăng đến mức bình quân 950.000 đồng/tấn tại ruộng. Tại miền Bắc bình quân 900.000 đồng/tấn. Ngoài ra, ở một số địa phương giá mua mía đã tăng đến mức bình quân 1.100.000 đồng/tấn tại ruộng.
Triển vọng tiêu thụ
Triển vọng tiêu thụ đường toàn cầu là một thông số tác động lớn tới giá mía đường. Nếu triển vọng tiêu thụ mía đường trở nên tích cực thì sẽ có cơ hội giá mía đường tăng lên hoặc ngược lại.
Hiện nay, ngành đường Việt Nam đang tiêu thụ hơn 1,5 triệu tấn đường/năm, bình quân theo đầu người là 16 kg/người/năm, thấp hơn mức trung bình thế giới (22 kg/người/năm). Nhu cầu tiêu thụ đường cả nước sẽ tăng khoảng 5% so với hiện nay vào năm 2023, tiêu thụ khoảng gần 2 triệu tấn đường từ các yếu tố như:
• Tốc độ tăng dân số của Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2023 ở mức 1,12%/năm (IMF)
• Tốc độ tiêu thụ đường ở các nước đang phát triển là 2%/năm (OECD)
• Tốc độ tăng trưởng ngành thực phẩm–đồ uống tại Việt Nam là 11%/năm
(OECD)
• Tăng trưởng tiêu thụ bình quân đạt 5%/năm (OECD) • Tăng trưởng trong quá khứ là 5%/năm (USDA)
Tuy nhiên, vì một số lý do, không thể chắc chắn rằng sức tiêu thụ mía đường sẽ dẫn đến đà tăng giá đáng kể ở tương lai gần. Về triển vọng tăng trưởng nghành mía đường Việt Nam còn nhiều yếu tố cần theo dõi. Nghành đường vẫn có đầu ra ổn định khi mặt hàng là một hàng tiêu dùng thiết yếu. Hiện tại cung trong nước vẫn thấp hơn nhu cầu công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên vẫn phải đối mặt với một số khó khăn như: giá đường vẫn có xu
hướng giảm, cạnh tranh gắt gao với đường nhập lậu và đường thái lan, thuế nhập khẩu đường giảm xuống 2%.
Lãi suất ngân hàng
Hiện tại doanh nghiệp rất khó có thể tiếp cận được nguồn vốn tài trợ từ các ngân hàng thương mại để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lý do là các ngân hàng nhìn thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp những năm gần đây suy giảm, trong khi muốn vay thì doanh nghiệp phải làm ăn có lãi, có tài sản đảm bảo nhưng hạn mức không quá 10 tỷ đồng. Ngoài ra, điều kiện để xét và thực hiện giải ngân vốn lại tương đối khắt khe, bó buộc doanh nghiệp trong việc luân chuyển hàng tồn kho ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ chậm, luân chuyển vốn chậm dẫn đến thiếu vốn lưu động trong sản xuất cũng như phát triển vùng nguyên liệu
Riêng ngành ngân hàng, năm nay do ảnh hưởng Covid-19, để hỗ trợ doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần liên tục điều chỉnh lãi suất, tổng mức giảm từ 1,5-2%/năm nhằm tạo cơ hội cho các ngân hàng thương mại giảm lãi vay. So với khu vực, Việt Nam có mức giảm lãi suất điều hành lớn nhất. Riêng lãi vay ngắn hạn lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giảm đến 1,5%, hiện còn 4,5%/năm. Như vậy, mặt bằng lãi suất cho vay là thấp nhất từ trước đến nay.
Tỷ giá hối đoái
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Công Thương, trong 10 tháng đầu năm 2020, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh. Sau khi trừ đi lượng đường đã xuất theo loại hình sản xuất xuất khẩu, số lượng đường nhập khẩu thâm nhập vào thị trường trong nước lên đến 884,285 tấn còn lớn hơn cả lượng đường sản xuất từ mía trong nước. Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu (87,67%). Không những thế, lượng đường nhập khẩu từ các nước Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanma cũng gia tăng…
Dưới tác động đường giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, giá đường thị trường nội địa của Việt Nam đã giảm xuống mức rất thấp. Giá mua mía thấp khiến nhiều nông dân trồng mía lâm vào cảnh nợ nần, phải bỏ ruộng mía vì càng đầu tư càng lỗ. Đây là nguyên nhân khiến diện tích mía nguyên liệu của công ty trong niên vụ vừa qua suy giảm trầm trọng.
Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân một người/tháng chung cả nước năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,230 triệu đồng, giảm khoảng 2% so với năm 2019. Bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2016-2020, thu nhập bình quân một người/tháng chung cả nước tăng bình quân 8,1%. Trong đó, thu nhập bình quân một người/tháng năm 2020 ở khu vực thành thị đạt 5,538 triệu đồng, cao gấp gần 1,6 lần khu vực nông thôn (3,480 triệu đồng).
Với mức thu nhập thay đổi người tiêu dùng sẽ có sự lựa chọn mua hàng tiêu dùng thay đổi.
Hội nhập quốc tế: Thống kê từ Bộ Công thương, từ khi bỏ hạn ngạch
thuế quan trong ASEAN, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng rất nhanh, trong 7 tháng năm 2020 đạt gần 820.000 tấn, tăng gần 7 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Việt Nam theo đường chính ngạch với tổng lượng đường nhập năm 2020 tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm trước với giá rẻ bất ngờ nhờ vào các biện pháp trợ giá cho doanh nghiệp từ chính phủ Thái Lan. Bên cạnh đó, còn một lượng lớn đường nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam chưa được kiểm soát cũng được đội lốt đường nhập khẩu để hưởng ưu đãi về thuế.
Hiệp định thương mại ATIGA giảm thuế đường nhập khẩu xuống 5% sẽ gia tăng cạnh tranh trong nghành. Ngay sau khi hiệp định ATIGA chính thức có hiệu lực, thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường vào Việt Nam giảm bình quân từ 85% xuống 5%. Không còn rào cản thuế, hàng nhập khẩu từ Thái Lan tràn vào.