Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản xuất mía đường của công ty cổ phần nông nghiệp sông con (Trang 66 - 70)

6. Kết cấu khóa luận

2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân

Công ty có quy mô sản xuất nhỏ chỉ trên địa bàn huyện Tân Kỳ, khó đạt lợi thế về quy mô, với vùng nguyên liệu mía bị phân tán và chưa ổn định.

Thị phần công ty chiếm tỷ lệ nhỏ và có sự thay đổi từ năm 2018 - 2020. So sánh Thị phần tương đối của công ty so với công ty CP Mía Đường Sông Con. Công ty chiếm thị phần thấp hơn so với đối thủ trên thị trường lợi thế cạnh tranh thuộc về Công ty Cổ Phần Mía Đường Sông Con.

Về chất lượng, giá thành sản phẩm không được duy trì ở mức ổn định từ năm 2018-2020 làm thay đổi quy mô và năng suất gây ra một áp lực cạnh tranh. Năng suất, chất lượng mía nguyên liệu khi năng suất mía trung bình vùng nguyên liệu của công ty mặc dù cao nhưng mới đạt bình quân 57 tấn/ha - 60 tấn/ha. Tuy đã tận dụng được nguồn lực sẵn có nhưng xét các tiêu chí thì năng lực cạnh tranh còn yếu.

Trong 3 năm 2018, 2019 và 2020 về kết quả hoạt động kinh doanh thì công ty Nông Nghiệp Sông Con đã có biến động về doanh thu và lợi nhuận. Sự gia tăng lợi nhuận diễn ra chủ yếu vào năm 2019. Tuy đã đạt đạt được những thành tích nhất định trong kết quả hoạt động kinh doanh nhưng khi phân tích các chỉ số tài chính lại cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa đạt hiệu quả cao. Qua việc phân tích các chỉ số tài chính ta có thể thấy một vài vấn đề công ty còn đang diễn ra như: chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ tài sản của công ty mình trong các năm, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty vào việc tạo ra giá trị vẫn còn rất thấp, không có sự thay đổi trong cơ cấu vốn hay do quy mô hoạt động cùa công ty không có sự thay đổi nên cơ cấu vốn của công ty không có sự dịch chuyển, chỉ số ROE, ROA của công ty rất thấp điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa hiệu quả,....

Nguyên nhân do:

Kỹ thuật canh tác lạc hậu: Các kĩ thuật canh tác còn dựa trên kinh nghiệm chưa áp dụng được kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất.

Cơ giới hóa vào sản xuất còn hạn chế, mới chỉ ứng dụng được trong khâu làm đất, vận chuyển, dẫn đến chi phí thu hoạch, bốc xếp tăng cao khiến diện tích mía nguyên liệu khó mở rộng. Chưa được đồng bộ

Khó khăn trong mở rộng diện tích,địa hình sản xuất: Địa hình 80% điện tích trồng mía là vùng đất đồi, giao thông đi lại khó khăn, nhiều vùng nguyên liệu mía vận chuyển về nhà máy gặp khó khăn. Vùng đồi cao chế độ canh tác chưa hợp lý làm đất bị xói mòn, bạc màu nên giảm năng suất mía. Nơi có địa hình phức tạp gây khó khăn trong vận chuyển máy móc vào sản xuát.

Phần lớn diện tích trồng mía là sở hữu của nông dân (quy mô hộ), nên mặc dù là vùng nguyên liệu tập trung song quy mô vẫn nhỏ lẻ, phân tán, hạ tầng cơ sở yếu kém.

Việc bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường để thực hiện cam kết theo Hiệp định ATIGA đã tác động lớn. Do đó, sản lượng đường sản xuất đường trong nước bị ảnh hưởng đáng kể. Nhập khẩu tăng cao khiến nguồn cung đường dư thừa trong bối cảnh thị trường bị thu hẹp dẫn đến giá đường trên thị trường thấp hơn giá thành sản xuất.

Trong bối cảnh Covid-19 bùng phát và Việt Nam chính thức xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu đường từ khu vực ASEAN từ ngày 1/1/2020, đường nhập khẩu từ Thái Lan đã tăng vọt, đẩy ngành mía đường Việt Nam vào cảnh lao đao. Bên cạnh đó là làn sóng cạnh tranh không công bằng giữa đường nội và đường nhập khẩu. Lượng đường nhập khẩu giá rẻ từ Thái Lan tăng chóng mặt đã và đang đẩy hàng loạt nhà máy đường tại Việt Nam phải đóng cửa, vì không thể cạnh tranh về giá thành sản xuất.

Những năm gần đây ngành mía đường gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng thừa, thiếu nguyên liệu. Diện tích mía ngày càng bị thu hẹp, năng suất mía đường giảm và khả năng cạnh trạnh của ngành mía đường trên thị trường thế giới giảm sút.

Báo cáo tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2018-2020 và kế hoạch sản xuất niên vụ 2019-2020 của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho thấy, tình hình sản xuất của ngành mía đường Việt Nam đang trên đà tụt dốc thê thảm trước ngưỡng cửa hội nhập đầy đủ thị trường đường trong khu vực ASEAN.

Tổng diện tích trồng mía vụ 2019-2020 giảm 18,4% so với vụ 2018- 2019 (223.847 ha), còn 182.599 ha. Sản lượng mía nguyên liệu đưa vào chế biến chỉ đạt 7,662 triệu tấn, thấp nhất trong 19 vụ gần đây, dẫn đến số lượng nhà máy hoạt động thấp nhất.

Giá đường niên vụ 2018-2019 bình quân giảm khoảng 1.000 - 1.500 đ/kg, kéo theo giá mua mía cho nông dân các nhà máy đường cũng điều chỉnh giảm bình quân từ 50.000 đến 100.000 đồng/tấn (giá mía bình quân khoảng từ 750.000 đến 800.000 đồng/tấn). Trong khi kết thúc niên vụ 2018-2019, mức tồn kho đường vẫn rất cao so với những năm gần đây, ước tính khoảng 600.000 tấn.

Giá mía thấp làm cho diện tích vùng nguyên liệu tụt giảm nghiêm trọng, diện tích mía của cả nước từ 300.000 ha, đến nay chỉ còn dưới 160.000 ha. Tổng số nhà máy đường từ 41 nhà máy, đến nay chỉ còn 25 nhà máy hoạt động nhưng cầm chừng, nguyên liệu thiếu trầm trọng nên chỉ đáp ứng được 50% công suất thiết kế. Sản lượng đường sản xuất trong nước từ hơn 2 triệu tấn/năm đến nay chỉ còn dưới 1 triệu tấn.

Dù các nhà máy đường đã cố gắng hết sức để kìm hãm đà tụt giảm giá mía nhằm duy trì vùng nguyên liệu nhưng không ngăn được tình trạng nông dân bỏ cây mía, chuyển đổi sang cây trồng khác. Ở nhiều vùng, có rất nhiều diện tích mía gốc vụ bị nông dân bỏ, không chăm sóc và thu hoạch, do lo ngại thu không đủ bù chi.

Nguyên nhân sụt giảm giá đường là do tác động của đường nhập lậu và gian lận thương mại đường nhập lậu, nhiều nhà máy phải điều chỉnh giảm giá để cạnh tranh. Giá mía giảm ngoài do tác động của giá đường giảm, còn có các nguyên nhân khác như một số vùng bị hạn hán, mưa lũ, sâu bệnh… làm giảm cả diện tích lẫn năng suất và chất lượng mía. Mặc dù các nhà máy đường đã cố gắng kiềm chế điều chỉnh giảm giá mía khi giá đường sụt giảm liên tục, tuy nhiên, với mức giá hiện hữu bà con nông dân làm ăn không có lãi, thậm chí thua lỗ nặng nên một số nơi đã bỏ mía hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác.

Trình độ kỹ thuật và công nghệ chế biến mía đường đang ở mức trung bình so với nhiều quốc gia có lịch sử phát triển mía đường lâu đời. Vào thời điểm phát triển mạnh, nhiều tập đoàn, công ty lớn đã đầu tư xây dựng nhà máy, nhập khẩu dây chuyền sản xuất hiện đại có công suất lớn.

Chất lượng đường trong nước tương đương với đường nhập khẩu và giá thành vẫn còn thấp hơn so với mặt bằng giá thành sản xuất của các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, có một thực tế là chuỗi việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp ngành mía từ trước đến nay chưa thật sự bền vững nếu không nói là lỏng lẽo.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản xuất mía đường của công ty cổ phần nông nghiệp sông con (Trang 66 - 70)