Giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Nông

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản xuất mía đường của công ty cổ phần nông nghiệp sông con (Trang 76 - 80)

6. Kết cấu khóa luận

3.2.Giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Nông

ty Cổ Phần Nông Nghiệp Sông Con.

3.2.1. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Sông Con.

Vấn đề quyết định sự thắng thế trong cạnh tranh vẫn là ở bản thân mỗi công ty. Do vậy, công ty phải chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường hội nhập, phát triển.

Giải pháp về phát triển vùng nguyên liệu theo lợi thế vùng.

Đất chính là nhân tố quan trọng vì vậy cần được cải tạo và bồi dưỡng cho đất để cây trồng đạt năng suất. Nên khử bệnh trước khi trồng vụ mới, bổ sung dinh dưỡng phân đạm và tưới tiêu để đất được tươi xốp hạn chế bệnh. Đất trồng mía phải đảm bảo độ bằng phẳng tương đối, thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và các yếu tố tự nhiên (nước tưới, độ pH...) đảm bảo cho sự phát triển của cây mía.

Hạn chế việc quy hoạch diện tích trồng mía 1 vụ; ưu tiên chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất cây hàng năm kém hiệu quả sang trồng mía đặc biệt là quỹ đất lúa một vụ.

Mỗi một vùng sẽ có một lợi thế về điều kiện tự nhiên nên cần đưa nhiều giống mía về để kiểm tra độ phù hợp với điều kiện đó.

Vận động nông dân trồng mía vùng, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mía lớn, áp dụng đồng bộ các khâu trồng và chăm sóc mía, tiến tới áp dụng thu hoạch mía bằng máy, nhằm hạ giá thành sản xuất, tăng thu nhập.

Chuẩn bị kỹ và đúng yêu cầu kỹ thuật đất trồng, một mặt sẽ giúp cho mầm mọc nhanh, tỉ lệ mọc cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt đạt năng suất mong muốn, mặt khác còn giúp cho công việc của các bước tiếp theo tiến hành được thuận lợi, nhất là các công việc xử lý, chăm sóc các vụ mía gốc kế sau đó.

Hướng dẫn người dân thực hiện phun thuốc bảo vệ phù hợp, đúng thời điểm. Sâu bệnh ngày càng phát triển phức tạp nên người dân phải sử dụng thuốc bảo vệ thức vật đúng bệnh đúng thời điểm để đảm bảo an toàn sức khỏe mà sâu bệnh vẫn bị tiêu diệt.

Kỹ thuật canh tác

Áp dụng các quy trình kỹ thuật thâm canh cho từng loại giống mía, phù hợp với từng địa bàn. Bộ phận nông vụ các nhà máy đường phối hợp với ngành nông nghiệp hướng dẫn, chuyển giao các quy trình thâm canh mới cho nông dân để nâng cao hiệu quả trong sản xuất mía.

Phát hiện sớm và tập trung nghiên cứu, xử lý dứt điểm không cho lây lan một số sâu bệnh nguy hiểm phát sinh như sâu đục thân 4 chấm, bệnh chồi cỏ mía... Thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM không để dịch bệnh phát sinh và phát triển. Nghiên cứu sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học (thiên địch) đối với các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn.

Tiến hành nghiên cứu, xây dựng quy trình canh tác mía hiệu quả trên đất đồi dốc để giảm tình trạng thoái hóa đất do canh tác thủ công.

Giải pháp về khoa học - công nghệ trong sản xuất

Đầu tư sử dụng máy móc hỗ trợ tưới, bón phân, làm cỏ vừa nông nhàn vừa năng suất đồng thời nên tập trung những vùng có điều kiện kém hơn để

đảm bảo được năng suất. Không những vậy phải đầu tư đồng bộ để mỗi đơn vị sản xuất đều đảm bảo chất lượng. Áp dụng cơ giới hóa sản xuất và thu hoạch mía, để giảm chi phí lao động so với mức hiện tại (chiếm 53%-61%).

Duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, dây chuyền nhằm đảm bảo công suất mỗi ngày. Vào vụ tăng công suất để sử dụng hết nguồn mía nguyên liệu của nông dân, hạn chế tình trạng ứ đọng nguyên liệu vào thời điểm chính vụ, đồng thời nâng cao chất lượng đường thành phẩm.

Thúc đẩy quảng bá thương hiệu sản phẩm

Mang hình ảnh mía đường Tân Kỳ với chất lượng đường cao, ra các khu vực lân cận và xa hơi để thu hút nhiều nhà đầu tư đối với Công ty.

Thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận kinh tế tri thức. Chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; chuẩn hóa sản xuất kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của các thị trường trong nước và quốc tế.

Giải pháp về quản lý sản xuất

Tăng cường đầu tư hằng năm, có nguồn kinh phí nghiên cứu giống mía mới, cơ giới hóa, thủy lợi hóa các vùng mía tập trung, xem xét tổng thể những vùng hạn hán, thiên tai, khó khăn để khoanh, giãn nợ cho nông dân

Xây dựng và nhân rộng các mô hình triển khai áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất mía và áp dụng các hình thức tưới mía phù hợp; có kế hoạch cụ thể để phát triển mạnh các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất mía liên kết với nhà máy đường, chú trọng đào tạo nghề trồng mía cho nông dân.

Có các chính sách hỗ trợ người dân khi họ trồng giống mía mới, trong những lúc thời tiết khắc nghiệt nắng nóng kéo dài hoặc trong những lúc mưa bão ngập úng

Công ty cần chú trọng xây dựng và kế hoạch đồng bộ mang tầm chiến lược trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm chất lượng và dịch vụ.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, kĩ thuật cho người dân, cán bộ của công ty đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Thường xuyên phổ biến hoặc tổ chức hội thảo để người dân được học hỏi kinh nghiệm có được những phương pháp chăm sóc hiệu quả. Trên lợi thế là cây mía là cây chủ lực đầu tiên nên đào tạo trình độ thâm canh cho người lao động đó chính là công cụ giúp cây phát triển tốt tạo năng suất.

Giải pháp về nguồn lực tài chính

Tích cực huy động thêm tài chính từ nhiều nguồn khác nhau, từ nông dân, kêu gọi đầu tư hoặc đi vay để mở rộng quy mô. Khi có tài chính, công ty sẽ có điều kiện để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như có đủ vốn để đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giải pháp về hợp tác sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần tăng cường liên kết, hợp tác giữa người trồng mía và các nhà máy mía đường. Nâng cao giá trị chất lượng đường.

Ngoài ra công ty chủ động liên kết với nhà máy mía đường Sông Con để tạo thành một khối. Việc kết nối, hợp tác để cùng phát triển sẽ giúp công ty tận dụng được lợi thế của nhau để tăng thêm sức mạnh, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa, việc hợp tác còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của nhau, khi đó sản phẩm của doanh nghiệp này có thể là đầu vào của doanh nghiệp kia.

Đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững: sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản xuất mía đường của công ty cổ phần nông nghiệp sông con (Trang 76 - 80)