Yếu tố chính trị pháp luật

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản xuất mía đường của công ty cổ phần nông nghiệp sông con (Trang 59 - 64)

6. Kết cấu khóa luận

2.3.1.2. Yếu tố chính trị pháp luật

Các quyết định áp thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) của BCT ban hành ngày 9/2/2021. Theo đó, các sản phẩm đường nhập khẩu vào nước ta có xuất xứ từ Thái Lan sẽ bị áp mức thuế CBPG và CTC. Thông tin này, ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo nông dân, doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất mía đường, mang lại kỳ vọng tăng trưởng cho ngành mía đường Việt trong năm mới.

Thứ nhất, giá đường tăng sẽ giúp thu mua mía mía nguyên liệu tăng, nông dân đảm bảo thu nhập và có lãi để tiếp tục đầu tư cho cây mía.

Thứ hai, doanh nghiệp ngành đường có dư địa phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhân công và bao tiêu được toàn bộ sản phẩm cho nông dân trồng mía.

Thứ ba, người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm đường chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng, an toàn cho sức khỏe.

Thứ tư, thị trường đường được bình ổn sẽ giúp ổn định chất lượng, giá cả đường nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất có sử dụng đường làm nguyên liệu như bánh kẹo, sữa, nước giải khát,…

Và cuối cùng, Nhà nước được tăng thu ngân sách nhờ vào các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp từ các nhà máy đường khi họ ổn định sản xuất và hoạt động hiệu quả.

Mong chính sách mới của nhà nước sớm thúc đẩy giá đường trong nước để nông dân có thể sống được nhờ cây mía.

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời; về dài hạn cả nhà nước và các doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt những giải pháp chiến lược như: sàng lọc, tái cơ cấu và tập trung đầu tư cho vùng nguyên liệu và nhà máy sản xuất hoạt động hiệu quả, năng suất; đầu tư nghiêm túc cho công nghệ nhằm tối ưu hóa quy mô, đa dạng hóa sản phẩm từ cây mía và phế phụ phẩm.

Với những tín hiệu tích cực từ thị trường và chính sách, cùng những nỗ lực vươn lên từ Công ty và nông dân, sản xuất mía đường được kỳ vọng sẽ từng

bước khôi phục sản xuất trong năm 2022 và mở ra triển vọng tăng cao vị thế cạnh tranh trên bản đồ mía đường trong tỉnh và quốc gia.

2.3.1.3. Yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất mía đường nói riêng. Biến đổi khí hậu không chỉ gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, hạn hán, lũ lụt... mà nó còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, có thể còn dẫn đến mất mùa hoàn toàn, làm giảm diện tích đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh, gây áp lực lớn cho sự phát triển của ngành nông nghiệp.

Những đợt hạn hán và nóng kéo dài liên tiếp xảy ra ở khắp các vùng trong cả nước những năm gần đây cho thấy mức độ gia tăng ngày càng lớn của tình trạng biến đổi khí hậu. Hạn hán có năm làm giảm 20-30% năng suất cây trồng, giảm sản lượng lương thực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn nuôi và sinh hoạt của người dân. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ hoang mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc thuộc trung du, miền núi, gây ra những hệ lụy đáng kể đối với phát triển bền vững ở Việt Nam.

Do ảnh hưởng của hạn hán và bão lũ, làm sản lượng và chất lượng mía tại khu vực miền Trung - Tây nguyên và miền Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Trong vụ mía 2018 - 2019, thời tiết diễn biến phức tạp. Năm 2018 mưa, bão nhiều, các nhà máy thủy điện xả lũ với lưu lượng lớn khiến nước sông dâng cao và kéo dài trong nhiều ngày gây ngập úng trên diện rộng, xói lở đất làm mất diện tích mía tương đối lớn. Năm 2019, lượng mưa rất ít, số giờ nắng nhiều, nhiều đợt nắng nóng kéo dài trên diện rộng làm cho mía cháy, khô, kìm hãm tốc độ phát triển, giảm diện tích mía đứng.

Ảnh hưởng của sâu bệnh hại là mối quan tâm hàng đầu của hộ nông dân trồng mía. Sâu bệnh hại làm giảm năng suất cây trồng. Các loại thường gặp như: Sâu đục thân, rệp, bệnh thối đỏ thân, thối gốc đã ảnh hưởng đến tâm lý người sản xuất.

Ảnh hưởng nước thải của nhà máy mía đường luôn chưa một lượng lớn chất hữu cơ bao gồm cacbon, nito, phospho. Các chất này dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật gây mùi hôi thối làm ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Với lưu lượng lớn, hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao, nước thải của nhà máy mía đường đã và đang làm ô nhiễm các nguồn tiếp nhận.

2.3.1.4. Yếu tố khoa học - công nghệ

Ngành mía đường thực hiện kế hoạch đầu tư khoa học kỹ thuật, liên kết các Công ty sản xuất đường để tạo ra cây giống mới có năng suất cao hơn. Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu theo hướng đầu tư khoa học công nghệ, nhằm tăng tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiên đại mà công ty cũng có những bứt phá trong cạnh tranh. Được đầu tư mạnh về các máy thu hoạch mía với công suất lớn mỗi ngày thu hoạch trên 30ha. Được đưa vào sử dụng các loại máy trồng mía đạt tiêu chuẩn vừa làm giảm sức lao động của người nông dân. Bên cạnh đó kết hợp các loại máy chăm bón, cày đất vừa năng suất vừa hiệu quả.

Công ty thực hiện chế biến sau thu hoạch, nhận hợp đồng kinh doanh từ đối tác, lên kế hoạch sản xuất cùng nông dân, cung cấp giống, phân bón hoặc nhiều hoạt động khác tùy quy mô đầu tư. Nông dân nhận hợp đồng từ công ty, tiếp nhận công nghệ, sản xuất theo hợp đồng khoán việc (bao gồm cả cam kết về chất lượng). Nếu các mắt xích này được điều phối tốt sẽ gắn kết chặt chẽ về quyền lợi, thúc đẩy hoạt động sản xuất chuyển động nhanh hơn, ngành mía đường sẽ phát triển tốt.

Việc nghiên cứu và triển khai công nghệ thuộc quản lý của nhà nước, có trách nhiệm đưa công nghệ sản xuất đến nông dân và các công ty. Nhờ đó, công nghệ được triển khai đồng bộ, thúc đẩy tăng năng suất, sản lượng, chất lượng.

2.3.1.5. Yếu tố văn hóa - xã hội

Các quy định về y tế: Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đối với sức tiêu thụ mía đường toàn cầu. Các nhà nghiên cứu xác định rằng tiêu thụ

mía đường có liên quan đến bệnh tiểu đường, béo phì và sâu răng. Do đó, các chính phủ trên toàn thế giới cố gắng giải quyết những vấn đề sức khỏe cộng đồng, từ đó có thể dẫn đến các quy định bỏ sử dụng mía đường hoặc tăng cường sử dụng các chất làm ngọt thay thế nên có thể làm sức tiêu thụ mía đường giảm.

2.3.2. Yếu tố môi trường ngành

2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Với sự xuất hiện của các doanh nghiệp đầu nghành như Công ty Mía Đường Nghệ An (NASU), năm 2019-2020 có vùng nguyên liệu hơn 12.8 nghìn ha, trong đó Nghĩa Đàn chiếm 5.8 nghìn ha với 337.2 nghìn tấn, năng suất đạt 70-80 tấn/ha cao hơn trung bình toàn vùng. Với giá mua mía nguyên liệu tăng lên 900.000đ/ tấn tại ruộng. Chiếm 0.37% thị phần khẳng định vị thế phát triển mạnh trong tỉnh Nghệ An.

Nhà máy đường của NASU vốn là niềm tự hào của Nghệ An bởi đây là một trong những nhà máy đường có công suất lớn và hiện đại nhất Việt Nam. Nhà máy được lắp đặt dây chuyền công nghệ sản xuất đồng bộ, hiện đại với tỷ lệ tự động hóa cao được nhập khẩu từ các công ty, tập đoàn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất mía đường trên thế giới. Nhà máy được Tập đoàn mía đường lớn nổi tiếng của Anh quốc - Tate & Lyle liên doanh với tỉnh Nghệ An đầu tư với số vốn lên đến 90 triệu USD. Công suất chế biến ban đầu 6.000 tấn mía/ngày. Nasu sản xuất ra trên dưới 100,000 tấn đường đạt tiêu chuẩn TCVN và Quốc tế. Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và ISO 22000:2005.

Công ty Cổ Phần Mía Đường Sông Lam với diện tích trên 4 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Thanh Chương với tổng sản lượng 2019- 2020 đạt 83.361 tấn chiếm 0.1% thị phần. Với nhiều ưu điểm về công nghệ máy hiện đại, đã tạo ra năng suất vượt trội đạt chất lượng ngày càng cao.

Công ty Cổ phần Mía Đường Sông Con, có tổng tài sản 375 tỷ đồng, tổng số lao động 387 người, có hơn 8.600 hộ trồng mía cho công ty, nhu cầu nguyên liệu mía phục vụ sản xuất từ 550.000 đến 600.000 tấn mía/ngày và đang trong

quá trình thực hiện dự án nâng công suất nhà máy lên 5000 tấn mía/ngày tăng quy mô và nâng cấp công nghệ trữ đường, đồng thời kí các hợp đồng dài hạn với khách hàng để đảm bảo đầu ra. Đã tác động mạnh đến quá trình cung cấp nguyên liệu của Công ty đến nhà máy mía đường Sông Con.

So với các doanh nghiệp cùng nghành sản xuất thì công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Sông Con chiếm thị phần nhỏ nhưng nưng suất trên các vùng mía nguên liệu vẫn đạt năng suất cao từ 75-80 tấn/ha. Dựa trên các chỉ tiêu thì Công Ty vẫn đủ sức cạnh tranh trên thị trường và duy trì được mức ổn định sản xuất.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản xuất mía đường của công ty cổ phần nông nghiệp sông con (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w