Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Sông Con.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản xuất mía đường của công ty cổ phần nông nghiệp sông con (Trang 74 - 76)

6. Kết cấu khóa luận

3.1.Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Sông Con.

Nông Nghiệp Sông Con.

3.1.1. Mục tiêu phát triển của Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Sông Con

Với tình hình hoạt động những năm vừa qua Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Sông Con đã đề ra một số mục tiêu trong giai đoạn 2021-2022 như sau:

Vụ thu đông 2021-2022, dự kiến, Công ty sẽ đưa trồng mới 2.700 ha và duy trì 7.000 ha mía lưu gốc. Theo đó, Công ty sẽ đưa vào trồng giống mới SJC 2; trồng sớm diện tích mới từ 15/9 -15/12/2019 nhằm tăng năng suất và chất lượng mía. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay, kế hoạch duy trì diện tích mía đang đứng trước nhiều thách thức.

Trong vụ thu hoạch mía sắp tới, Công ty sẽ đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, giúp nông dân tiết kiệm chi phí, bảo đảm người trồng mía có lợi nhuận khoảng 10 – 15 triệu đồng/ha. Hằng năm, diện tích trồng mía của công ty phải duy trì hơn 270.000 ha, sản lượng đường trung bình đạt 1,3 đến 1,5 triệu tấn, để giải quyết sinh kế cho hơn 350.000 hộ nông dân.

Trước những khó khăn của ngành mía đường, Công ty có nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ về máy móc thay thế việc thiếu hụt nhân lực trong trồng, chăm sóc, thu hoạch mía; giảm số lượng và nâng chất lượng giống mía; tăng diện tích thâm canh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tạo điều kiện tích tụ ruộng đất…

Trong giai đoạn 2019-2022 xây dựng chương trình giống mía trọng điểm có năng suất, chữ đường cao, nhất là giống mới, chín rải vụ, đôn đốc các địa phương rà soát, xây dựng phát triển vùng nguyên liệu mía…

Để đạt đươc mục tiêu đề ra, sẽ cơ cấu lại sản xuất mía đường đồng bộ trên cả 3 mặt: Cơ cấu lại vùng nguyên liệu

Theo đó đối với cơ cấu lại vùng nguyên liệu sẽ phân bổ vùng nguyên liệu theo quy mô công suất nhà máy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Tân Kỳ. Chuyển đổi vùng đất không phù hợp với cây mía sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. Khuyến khích người dân liên kết sản xuất, tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa, tạo cánh đồng lớn liền vùng, liền khoảnh gắn với các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ mía.

Bên cạnh đó, bố trí nguồn kinh phí ứng dụng khoa học công nghệ, hình thành hệ thống giống ba cấp. Tuyển chọn, phục tráng giống tốt hiện có, khảo nghiệm và đưa vào sản xuất giống mía nhập khẩu phù hợp với các vùng sinh thái.

3.1.2. Định hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Sông Con.

Đường là mặt hàng thiết yếu nằm trong chương trình an ninh lương thực quốc gia. Để phát triển ngành mía đường bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết tại các hiệp định thương mại song phương và đa phương, cần định hướng lâu dài là phải giảm giá thành ở tất cả các khâu sản xuất mía nguyên liệu, tăng hiệu quả tối đa cho các sản phẩm đầu ra theo hướng đa dạng hóa sản phẩm (đường các loại, điện sinh khối, etanol, phân hữu cơ vi sinh…). Để làm được điều này, cần triển khai các chính sách đồng bộ, có sự phối hợp tích cực giữa quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội và người nông dân.

Trên cơ sở định hướng phát triển chung của ngành đường, Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Sông Con có đề ra phương hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong 5 năm tới như sau:

Tận dụng khai thác mọi nguồn lực có sẵn của Công ty cùng với sự nỗi lực quyết tâm cao của toàn thể cán bộ công nhân viên. Từng bước tháo gỡ khó khăn, kịp thời năm lấy cơ hội để tạo điều kiện phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thị phần của công ty trên thị trường, tăng sức mạnh cạnh tranh.

Không ngừng phát huy thế mạnh trong sản xuất, tổ chức lại sản xuất the nhu cầu phát triển nghành mía. Ngoài ra mở rộng thêm các hoạt động dịch vụ. Hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành, đề ra những chiến lược phát triển công ty sao cho phù hợp với hội nhập, tiếp thu nhiều phương pháp quản lý hiện đại, áp dụng vào thực tế sao cho hiệu quả.

Bên cạnh đó, chú trọng việc sản xuất phải gắn với thị trường. Mặt khác, cơ cấu lại hệ thống bán hàng, giảm bớt khâu trung gian từ đó giảm giá thành sản phẩm.

Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông để nâng cao nhận thức, năng lực của người quản lý sản xuất kinh doanh mía đường, người trồng mía về thực thi cam kết hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản xuất mía đường của công ty cổ phần nông nghiệp sông con (Trang 74 - 76)