Cơ cấu tổ chức của công ty

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty may đức giang sang thị trường EU (Trang 25)

Đại hội đồng cổ đông Tổng hội đồng quản trị

Tổng giám đốc Các phó tổng giám đốc

Ban kiểm soát

Văn phòng Tổng hợp Phòng Tài chính Kế Toán Phòng Kế hoạch Phòng Kinh doanh và XNK Phòng

Kỹ thuật PhòngISO

P. TT và KD nội địa

Các xí nghiệp thành viên

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Công ty May Đức Giang là một đơn vị hạch toán kinh tế, kinh doanh độc lập, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, vấn đề tổ chức quản lý của Công ty được sắp xế, bố trí theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Trên có công ty và ban giám đốc công ty: lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp từng xí nghiệp. Giúp cho ban giám đốc là các phòng ban chức năng và nghiệp vụ được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý kinh doanh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc.

Trong đó, Tổng giám đốc công ty là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý. Giúp việc cho tổng giám đốc gồm 3 phó tổng giám đốc, một kế toán trưởng và các trưởng phòng ban chức năng. Ban giám đốc bao gồm:

Tổng giám đốc: Là người có trách nhiệm cao nhất về các mặt sản xuất kinh doanh của Công ty, là người chỉ đạo toàn bộ công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho trách nhiệm và quyền lợi của Công ty trước pháp luật.

Phó tổng giám đốc xuất nhập khẩu: Là người tham mưu giúp việc cho TGĐ,chịu trách nhiệm trước TGĐ về việc quan hệ, giao địch với bạn hàng, các cơ

quan quản lý động xuất - nhập khẩu, tổ chức triển khai nghiệp vụ xuất nhập khẩu, xin giấy phép xuất nhập khẩu, tham mưu kí kết các hợp đồng gia công.

Phó tổng giám đốc kinh doanh: Tham mưu giúp việc cho TGĐ, chịu trách nhiệm trước TGĐ về việc tìm kiếm và thiết lập quan hệ với bạn hàng. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Phó tổng giám đốc kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho TGĐ, tổ chức nghiên cứu mẫu hàng về mặt kỹ thuật cũng như máy móc thiết bị bạn hàng đưa sang. Điều hành và giám sát hoạt động sản xuất trong toàn Công ty.

Và các phòng ban chức năng của công ty bao gồm:

Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán tình hình hiện có và biến động của tài sản, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức giá tri và hiện vật của Công ty.

Văn phòng tổng hợp: Quản lý hành chính, quản lý lao động, ban hành các quy chế, qui trình, văn bản, tổ chức cá hoạt động xã hội trong toàn Công ty...

Phòng kế hoạch đầu tư: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, quản lý thành phẩm, viết phiếu nhập, xuất kho, đưa ra các kế hoạch hoạt động đầu tư cho ban giám đốc.

Phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ giao dịch các hoạt động XNK liên quan đến vật tư, hàng hoá, giao địch ký kết hợp đổng XNK trong công ty với các đối tác nước ngoài.

Phòng kỹ thuật: có chức năng chỉ đạo kỹ thuật sản xuất dưới sự lãnh đạo của phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật, chọn lựa kỹ thuật hợp lý cho mỗi quy trình, kiểm tra áp dụng kỹ thuật vào sản xuất có hợp lý hay không, đề xuất ý kiến để tiết kiệm nguyên liệu mà vẫn đảm bảo yêu cầu sản xuất.

Phòng ISO: Có nhiệm vụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 (ISO 9002).

Trung tâm nghiên cứu và phát triển: có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu thị trường về thời trang, nghiên cứu thiết kế mẫu mã chào hàng FOB, xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu cho từng mẫu chào hàng, quản lý các cửa hàng đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty.

Ngoài ra còn có ban điện, ban cơ, đội xe và các các xí nghiệp thành viên.

Qua mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty cho thấy đó là hình thức tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Ưu điểm: Thay vì toàn bộ công việc đều đến tay Tổng Giám Đốc, Giám Đốc giải quyết chịu trách nhiệm thì nay được chia sẻ bớt cho các phòng ban chức năng gánh vác và chịu trách nhiệm đối với khối lượng công việc được giao trước tổng giám đốc, giám đốc vì thế sẽ hạn chế được những quyết định sai lầm gây thiệt hại, thói cửa quyền, độc đoán, nhằm vụ lợi cá nhân. Mặt khác việc chia sẻ bớt quyền lực cho những người đứng đầu các phòng ban còn tạo cho họ có được sự hưng phấn, cống hiến hết mình cho công việc chung của công ty từ đó góp phần vào việc hoàn thành tốt những nghị quyết, mục tiêu đã đề ra. Khi công việc thực hiện không được tốt thì cũng dễ ràng quy trách nhiệm tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau và nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân vì lỗi xẩy ra ở ngay trong một lĩnh vực cụ thể. Hạn chế: nhiều khi có sự hiểu sai ý của cấp trên nên cấp dưới thực hiện không đúng như mong muốn gây hậu quả nhiều khi rất khó lường trước vì thế đòi hỏi các bộ phải thực sự có trình độ, hiểu nhanh ý của cấp trên.

2.1.4. Lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Lao động

Chỉ tiêu

LĐ không may/ LĐ may LĐ gián tiếp/ khối SX Tổng lao động của công ty (người)

Bảng 2.1: Lao động của TCT May Đức Giang

Tổng số lao động của Tổng công ty May Đức Giang vào năm 2018 là 9900 người. Số lao động không may trên số lao động may là 34%, số lao động gián tiếp trên khối sản xuất là 12,1%. Năm 2019, tổng số lao động của công ty là 10600 cán bộ công nhân viên, trong đó lao động không may trên lao động may giảm xuống còn 33,3%, lao động gián tiếp trên khối sản xuất là 12,3%. Năm 2019, Tổng Công ty đã đề ra kế hoạch phát triển nên số cán bộ công nhân viên tăng lên 700 người để đẩy mạnh về năng xuất sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra. Việc cắt giảm lao động đã vượt kế hoạch đề ra, kế hoạch trong năm 2019 là giảm 38 lao động gián tiếp và 87 lao động không may, thực tế Tổng Công ty đã giảm được 53 lao động gián tiếp và 124 lao động không may. Công ty giảm thiểu song vẫn duy trì số

lao động không may, lao động gián tiếp để đảm bảo tiết kiệm được nguồn chi cho nhân lực song vẫn ổn định quy trình làm việc. Tuy nhiên đến năm 2020, số lao động của công ty giảm còn 10100 người, lao động không may trên lao động may giảm còn 32%, lao động gián tiếp trên khối sản xuất giảm còn 11,8%. Trước tình hình dịch bệnh COVID nhiều biến động, Tổng công ty May Đức Giang đã phải cắt giảm nhân sự, giảm đi 500 người, vì thế số lao động không may, số lao động gián tiếp tiếp tục giảm theo tình hình xu hướng chung. Trong năm 2021 đã giảm 161 lao động gián tiếp và 144 lao động không may. Kế hoạch vào năm 2021 công ty sẽ giảm đi 34 - 36 lao động gián tiếp và 48 – 51 lao động không may.

Cơ sở vật chất

STT Tên tài sản cố định

1 Số dây chuyền may

2 Máy may 1 kim

3 Máy may 2 kim

4 Máy vắt sổ

5 Máy thùa khuyết

6 Máy đính cúc

7 Máy chuyên dùng khác

Bảng 2.2: Cơ sở vật chất TCT May Đức Giang

Nhằm mở rộng thị trường, nâng cao năng suất và tăng chất lượng sản phẩm thì công ty phải luôn chú ý đến đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật. Đến nay, công ty đã có tổng cộng 160 chuyền may. Máy móc để sản xuất hàng hóa lên đến 7391 thiết bị chuyên dùng, máy móc các loại. Trong đó có đến 80% là thiết bị có xuất sứ từ Nhật Bản, hiện đại, thời gian sử dụng bền, mang lại hiệu quả tốt. Đặc biệt công ty có những đầu máy thêu hiện đại phục vụ sản xuất các sản phẩm cao cấp áo sơ mi, áo jacket, áo khoác nữ,… thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Công ty cũng có máy: Hệ thống các máy khá như máy nến khí, máy thổi form jacket, máy lộn cổ sơ mi, băng chuyền tự của dây chuyền gấp gói sơ mi,… để việc sản xuất được nhanh chóng, dễ dàng hơn cùng với độ chuẩn xác cũng cao hơn.

2.2. Tổng quan hoạt động sản xuất xuất nhập khẩu của công ty May Đức Giang

2.2.1. Quy trình sản xuất của công ty May Đức Giang

Kho nguyên liệu

Cắt Thêu Nhập kho May Là KCS Đóng hòm Giặt Bao bì

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất của công ty may Đức Giang

Quy trình sản xuất của công ty tuy phức tạp nhưng vẫn đảm bảo tính liên tục của dây truyền. Mặc dù các mặt hàng của công ty rất đa dạng về thể loại, kiểu cách nhưng tất cả sẽ cùng tuân theo một quy trình nhất định. Một quy trình sản xuất của công ty sẽ trải qua nhiều giai đoạn từ cắt, là may, đóng gói ...riêng với mặt hàng có yêu cầu giặt mài hoặc thêu thì được thực hiện ở các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ.

Vải là nguyên liệu chính trong sản xuất may mặc, theo từng loại mã hàng yêu cầu loại vải khác nhau, vải sẽ được chuyển đi từ kho nguyên liệu. Vải được đưa vào nhà cắt và trở thành bán thành phẩm sau đó được nhập kho nhà cắt và chuyển cho các tổ may trong xí nghiệp.

Ở các bộ phận may, việc may lại được chia thành ít nhiều công đoạn như may cổ, tay, thân,... Sau đó các bộ phận sẽ được may ghép hoàn thiện. Trong quá trình

may bán thành phẩm có thể được chuyển sang bộ thêu hoặc giặt là để phục vụ từng yêu cầu đặc biệt của sản phẩm. Bước cuối cùng của dây chuyền may là hoàn thành sản phẩm. Trong quá trình may phải sử dụng các phụ liệu như cúc, chỉ, khoá, chun ...Cuối cùng khi sản phẩm may song chuyển qua bộ phận là, rồi chuyển sang bộ phận KCS của xí nghiệp để kiểm tra xem sản phẩm có đảm bảo chất lượng theo yêu cầu không . Khi đã qua bộ phận KCS thì tất cả các sản phẩm được chuyển đến phân xưởng hoàn thành để đóng gói, đóng kiện rồi nhập kho để chuẩn bị xuất hàng.

2.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 4 năm gần đây

Chỉ tiêu

2017 2018 2019 2020

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2017 - 2020

Nhìn qua bảng 1.1 cho ta thấy số liệu tổng quát kết quả kinh doanh của công ty trong 4 năm từ 2017-2020 và cụ thể như sau

Năm 2018 doanh thu và các khoản thu nhập khác đạt 2.482 tỷ đồng, so với năm 2017 là 2.053 tỷ đồng tăng 429 tỷ đồng, tương ứng tăng 21%. Về Lợi nhuận của Tổng Công ty năm 2018 đạt 48 tỷ, tăng 3 tỷ so với năm 2017. Trong đó:

Doanh thu bán hàng và cung câp dịch vụ tăng 440 tỷ đồng, tương ứng tăng 22%; Doanh thu hoạt động tài chính giảm 6 tỷ, tương ứng giảm 0,3%.

Tổng chi phí (Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác) năm 2018 là 2.433 tỷ đồng, năm 2017 là 2.007 tỷ đồng, tăng 426 tỷ. Trong đó các chi phí chủ yếu tăng giảm như sau:

Chi phí giá vốn hàng bán: tăng 427 tỷ đồng. Mức tăng này tăng ít hơn mức tăng doanh thu do tiết kiệm nguyên phụ liệu trong tất cả các khâu từ xây dựng định mức, giá mua nguyên phụ liệu đến khâu thiết kế của hàng FOB và ODM.

Chi phí tài chính: tăng 14 tỷ đồng chủ yếu do tỷ giá tăng làm cho chi phí mua NPL bằng Ngoại tệ tăng 8 tỷ (chênh lệch tỷ giá) và chi phí lãi vay ngân hàng tăng 3 tỷ do lãi suất tăng và lượng mua NPL tăng.

Chi phí bán hàng: giảm 5 tỷ, chủ yếu là do tiết kiệm các chi phí XNK, chi phí sửa chữa cửa hàng đã phân bố hết 1 phần và chi phí dịch vụ giảm.

Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 8,2 tỷ, do một số chi phí chủ yếu tăng giảm như sau:

- Chi phí tiền lương giảm 5 tỷ do chuyển Chuyền may thời trang cho May Đức Giang quản lý.

- Chi phí Khấu hao và chi phí khác giảm 2,5 tỷ đồng - Chi phí BHXH tăng 1 tỷ đồng

Qua phân tích trên cho thấy doanh thu tiêu thụ của Tổng Công ty so với 2017 tăng mạnh (tăng 21%) chủ yếu doanh thu tăng trong hoạt động bán sản phẩm (tăng 22%). Tất cả các chi phí của Tông Công ty đều giảm ngoại trừ chi phí tăng do chênh lệch tỷ giá và lãi suất lãi vay Ngân hàng là do yêu tố khách quan. Song Tổng Công ty vẫn đạt hiệu quả cao hơn năm 2017.

Năm 2019 doanh thu và các khoản thu nhập khác đạt 2.546 tỷ đồng, so với năm 2018 tăng 93,105 tỷ đồng, tương ứng tăng 4%. Lợi nhuận của Tổng công ty năm 2019 đạt 48,1 tỷ , bằng mức lợi nhuận mà Nghị Quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2019 đã đề ra. Trong đó:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 92 tỷ đồng, tương ứng tăng 4%. Chủ yếu tăng ở mảng hàng nội địa: 126 tỷ, xuất khẩu giảm 32 tỷ.

Doanh thu hoạt động tài chính giảm 5 tỷ. Chủ yếu do:

- Doanh thu từ chênh lệch tỷ giá tăng: 3,1 tỷ ( do tỷ giá tại ngày 31/12/2019 giảm so với phát sinh trong kỳ) .

Tổng chi phí (Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác) năm 2019 là 2.518 tỷ đồng, năm 2018 là 2.433 tỷ đồng, tăng 85 tỷ. Trong đó các chi phí chủ yếu tăng giảm như sau:

Chi phí giá vốn hàng bán: tăng 66 tỷ đồng. Mức tăng này tăng ít hơn mức tăng doanh thu do tiết kiệm nguyên phụ liệu trong tất cả các khâu từ xây dựng định mức, giá mua nguyên phụ liệu đến khâu thiết kế của hàng FOB và ODM; tăng mức thu phí hàng đưa đi gia công các vệ tinh ngoài hệ thống.

Chi phí tài chính: giảm chủ yếu do:

- Giảm 6,6 tỷ tiền chênh lệch tỷ giá mua NPL bằng Ngoại tệ (tỷ giá tại ngày 31/12/2019 thấp hơn tỷ giá phát sinh trong kỳ).

- Chi phí lãi vay ngân hàng tăng 1,1 tỷ do vay nhiều để mua NPL cho hàng xuất khẩu.

- Dự phòng đầu tư tài chính giảm: 2,6 tỷ

Chi phí bán hàng: tăng chủ yếu là do các nguyên nhân sau: - Chi phí tiền lương tăng 14,6 tỷ

- Chi phí bao bì tăng: 4 tỷ

- Phí dịch vụ, tư vấn thiết kế,...: 12 tỷ

- Một số khoản chi phí (giám sát, vận chuyển,…) giảm: 8,2 tỷ

- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng chủ yếu do một số nguyên nhân sau:

- Chi phí tiền lương và BHXH tăng: 2,2 tỷ

- Chi phí khấu hao, tiền thuê đất và chi phí khác giảm: 2,6 tỷ đồng - Trích lập dự phòng tiền lương tăng 14,4 tỷ

Năm 2020 doanh thu và các khoản thu nhập khác đạt 1.656 tỷ đồng, so với năm 2019 giảm 888 tỷ đồng, tương ứng giảm 35% do tác động của dịch bệnh COVID-19 không chỉ nguồn cung nguyên phụ liệu bị gián đoạn mà thị trường xuất khẩu cũng bị đứt đoạn, đơn hàng giảm mạnh, thậm chí nhiều đơn hàng bị hủy bởi dịch bệnh nên doanh thu xuất khẩu giảm 844 tỷ, doanh thu nội địa giảm 68 tỷ. Lợi nhuận của Tổng công ty năm 2020 đạt 25 tỷ do ảnh hưởng của Covid làm doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận cũng giảm theo.

Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ giảm 913,8 tỷ đồng, tương ứng giảm 36%

Doanh thu hoạt động tài chính giảm 5,4 tỷ. Chủ yếu do: - Doanh thu lãi tiền cho vay, tiền gửi giảm: 1,9 tỷ

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty may đức giang sang thị trường EU (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w