Phương thức sản xuất – XK hàng dệt may của TCT May Đức Giang

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty may đức giang sang thị trường EU (Trang 37)

CM (cutting and making): Người nhận gia công chỉ tiến hành pha cắt và chế tạo sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công.

OEM/FOB (Original Equipment Manufacturing/Free On Board): Một đơn hàng khách hàng sẽ lên thiết kế mẫu mã và doanh nghiệp sản xuất sẽ tự mua vải phụ kiện và sau đó may chúng lại rồi chuyển hàng ra bến cảng được chỉ định là hoàn tất.

ODM (Original Design Manufacturing): Doanh nghiệp sản xuất (xưởng may) sẽ tự chủ hết tất cả các khâu từ thiết kế mẫu, quá trình thu mua nguyên vật liệu, quá trình cắt may, hoàn thiện sản phẩm, đóng gói và giao hàng.

Thương Thiết hiệu kế CM OEM/FOB ODM OBM

Sơ đồ 2.3: Các phương thức sản xuất hàng dệt may chung

TT Nội dung

KNXK

1 Hàng FOB

2 Hàng ODM

3 Hàng CM

Bảng 2.6. Tỉ trọng CM, FOB, ODM trong KNXK

Qua các năm, kim ngạch xuất khẩu của TCT May Đức Giang khá đều, ở mức 115 triệu USD. Tuy nhiên đến 2020, kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm mạnh còn 70 triệu USD. Trong năm 2020, quý I kim ngạch xuất khẩu ít bị ảnh hưởng nhất do các đơn hàng đã chốt từ cuối 2019. Quý II + III bị ảnh hưởng mạnh do chậm nguyên phụ liệu, đơn hàng bị hoãn/ hủy. Quý IV sụt giảm mạnh do nguồn hàng rất ít. Xuất khẩu giảm 32,5 triệu USD, cụ thể như sau:

Chỉ tiêu

Xuất khẩu (USD) – so sánh cùng kỳ

Bảng 2.7: Kết quả xuất khẩu trong năm 2020

Về các phương thức sản xuất, theo như ta thấy, hiện nay, CTCP May Đức Giang thực hiện chính các phương thức FOB/OEM và CM - gia công hàng may mặc để xuất khẩu ra nước ngoài. Trong 2 năm trở lại đây, tỉ trọng hàng FOB chiếm phần lớn trong tỉ trọng XK của công ty, nằm ở mức 85-90% tỉ trọng XK. Tiếp đó là tỉ trọng hàng CM chiếm 10-12% tỉ trọng XK của công ty, hàng ODM chiếm tỉ trọng ít nhất, chỉ nằm ở mức 1-3%.

Phương thức gia công OEM/FOB bên cạnh việc công ty tìm kiếm đối tác đặt theo phương thức này thì đa số các hợp đồng đặt gia công OEM/FOB của công ty đều do các bạn hàng chuyển từ gia công CM chuyển sang. Hiện nay, số hợp đồng gia công CM của công ty đã ít đi, thay vào đó là hợp đồng OEM/FOB bởi lợi ích của các hợp đồng này mang lại. Đối với khách hàng, khách hàng sẽ tốn ít chi phí vốn khi đặt hàng, không cần đầu tư tiền vốn của mình vào vải và các nguyên liệu thô khác. Còn đối với doanh nghiệp sản xuất sẽ có lợi nhuận cao hơn. Vì chủ động tự quyết về nguồn nguyên liệu sản xuất nên doanh nghiệp sản xuất có thể nhập từ

các mối quen biết có sẵn trong quá trình hoạt động lâu dài của mình với giá tốt nhất. Từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất sẽ cao hơn so với đơn hàng CM.

2.2.4. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa dệt may của TCT May Đức Giang

Tổ chức của phòng kinh doanh XNK – TCT May Đức Giang – CTCP

Toàn bộ công việc xuất nhập khẩu được thực hiện tập trung tại phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu, tại các đơn vị liên quan sẽ báo cáo sổ liệu cho văn phòng không tổ chức bộ phận Kinh doanh Xuất nhập khẩu riêng. Bộ phận Kinh doanh Xuất nhập khẩu của công ty gồm 15 người:

Giám đốc phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về toàn bộ công tác xuất nhập khẩu của Công ty, kí thay và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc toàn bộ các giấy tờ xuất nhập khẩu, điều hành toàn bộ phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu, lập đầy đủ và nộp đúng hạn các báo cáo xuất nhập khẩu, giám sát việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn của Công ty.

Phó giám đốc phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu: giúp điều hành toàn bộ phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu.

Kế toán phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu: Có công việc quản lý việc thanh toán, làm đề nghị thanh toán, xuất hóa đơn, chịu trách nhiệm cho việc thanh toán các đơn hàng xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó còn kiểm tra, thống kê, tập hợp chi phí để đưa số liệu cho phòng Kế toán của công ty.

Cán bộ, nhân viên xuất- nhập khẩu: chịu trách nhiệm và thực hiện tất cả các công đoạn cho một lô hàng xuất - nhập khẩu: lập bộ chứng từ, xin giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ C/O, khai báo hải quan, liên hệ làm việc với các công ty forwader, hãng tàu, đội xe, làm thanh toán, theo dõi và sát sao quá trình hàng hóa được nhập về công ty để đảm bảo tốc độ, tiến độ, đảm bảo an toàn cho lô hàng; nhập, làm và báo

Cán bộ, nhân viên phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu của công ty may Đức Giang với 100% đã tốt nghiệp đại học và trên đại học được trang bị phương tiện, dụng cụ làm việc hiện đại giúp cho công tác lập chứng từ, làm thanh toán chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu của khách hàng, của đối tác, của các bộ phận khác và ban lãnh đạo công ty.

28

Xuất hàng Cắt Hoàn thiện May thành phẩm Kiểm tra

Sơ đồ 2.4: Trình tự thực hiện hợp đồng

Đây là quy trình mang tính chung nhất cho việc thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc của công ty, mỗi công đoạn bao gồm nhiều công việc khác nhau. Tùy từng đơn đặt hàng với mỗi loại mặt hàng khác nhau sẽ có thêm những công việc cụ thể để hoàn chỉnh đơn hàng theo yêu cầu của từng khách hàng. Trong tất cả các công đoạn trên thì may mẫu vẫn là khâu rất quan trọng vì sau khi nhận nguyên phụ liệu và nhất là tìm nguyên liệu thì bên được ủy thác dệt may phải nhanh chóng tiến hành may sẵn các sản phẩm mẫu. Các mẫu có thể có sẵn do khách hàng gửi về hoặc phòng kĩ thuật của công ty phải tự nghiên cứu, thiết kế các mẫu. Sản phẩm mẫu sau khi may xong phải được gửi sang cho khách hàng xem xét, đánh giá và được chấp nhận thì quá trình may mới được tiếp tục.

Một đặc điểm nổi bật của gia công hàng may mặc khác với các sản phẩm khác là sau khi sản phẩm hoàn thiện được bộ phận KCS (bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm) của Công ty kiểm tra thì các sản phẩm này phải để cho phía đối tác kiểm tra lại rồi sau đó mới được xuất hàng. Tuy việc này làm cho quá trình thực hiện hợp đồng kéo dài thêm một công đoạn nữa nhưng nó giúp phát hiện kịp thời những lỗi sai hỏng để có những biện pháp khắc phục kịp thời ngay từ khi sản phẩm còn ở trong xưởng. Mặt khác, việc làm này giúp cho công ty tránh khỏi tình trạng xuất khẩu hàng sang nước bạn rồi lại bị trả lại, như vậy thì khoản chi phí này là rất lớn.

Tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng may mặc

Lựa chọn đối tác

Khi trong quá trình lựa chọn khách hàng, ban Marketing sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường của công ty. Việc tìm đối tác gia công của công ty chủ yếu dựa vào việc tham gia các hội chợ về may mặc trong nước và quốc tế. Khách hàng thông qua hội chợ này biết tới công ty và tự tìm đến với công ty thiết lập quan hệ làm ăn. Trong tất cả các đơn đặt hàng gia công của công ty thì số hợp đồng mà bên đối tác tìm đến chiếm phần lớn, còn khách hàng mà công ty tìm được rất ít. Hiện nay, bên cạnh việc tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế, các cán bộ công ty đang tích cực tìm kiếm đối tác thông qua các thông tin trên mạng.

Ký kết hợp đồng

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng

Nếu là khách hàng quen thuộc của công ty, đã đặt hàng với số lượng lớn, thời gian dài với mức giá cụ thể thì những hợp đồng này sẽ được gửi cho cán bộ phụ trách mặt hàng đã từng kí hợp đồng với khách hàng trước đó. Nếu khách hàng không chấp nhận mức giá cũ mà yêu cầu đàm phán mức giá mới hoặc công ty yêu cầu đàm phán mức giá mới và với những khách hàng mới thì các cán bộ trên sẽ làm phiếu yêu cầu, trình lên cho trưởng phòng kế hoạch, các phó phòng phụ trách bộ phận xem xét và quyết định.

Bước 2: Xem xét khả năng đáp ứng của công ty

Trưởng và các phó phòng kế hoạch sẽ xem xét các phiếu yêu cầu do các cán bộ phụ trách mặt hàng của công ty trình lên. Các nội dung chủ yếu cần phải xem xét trong phiếu yêu cầu là:

Loại hàng, số lượng sản phẩm đặt hàng và tính toán khả năng đáp ứng của công ty

- Đơn giá và giá trị của từng mặt hàng, từng sản phẩm

- Khả năng công nghệ của công ty có đáp ứng được yêu cầu về chất lượng

- Bên cung cấp nguyên phụ liệu - Thời hạn giao hàng

- Điều kiện thanh toán

Sau khi xem xét và thấy khả năng của công ty có thể đáp ứng được, trưởng và phó phòng kế hoạch sẽ hoàn thành biểu mẫu “Xem xét hợp đồng” hoặc biểu mẫu

“Xem xét phụ lục hợp đồng”. Trưởng phòng kế hoạch kí tên vào biểu mẫu và trình lên Tổng giám đốc xem xét và phê duyệt. Nếu tổng giám đốc đồng ý thì gửi một xác nhận tới khách hàng bằng mail, sau đó tiến hành kí kết hợp đồng. Nếu tổng giám đốc không đồng ý có thể e-mail tới khách hàng để đàm phán. Nếu hai bên vẫn không đồng ý thì sẽ tổ chức gặp mặt để đàm phán.

Bước 3: Soạn thảo và kí kết hợp đồng

Việc soạn thảo hợp đồng có thể do công ty hoặc do bên đối tác soạn thảo. Nếu do công ty phụ trách soạn thảo thì việc soạn thảo sẽ do cán bộ phụ trách các mặt hàng phụ trách. Việc soạn thảo hợp đồng sẽ dựa trên các điều khoản giữa công ty và khách hàng đã đàm phán. Sau khi soạn xong hợp đồng, cán bộ phụ trách hợp đồng trình lên cho trưởng phòng kế hoạch xem xét và kiểm tra lại, và trình lên cho Tổng giám đốc kí. Nếu Tổng giám đốc hoặc người phụ trách kí hợp đồng hoặc bên đặt gia công không đồng ý với hợp đồng này thì các cán bộ phụ trách soạn thảo sẽ phải soạn lại cho phù hợp.

Sau khi kí kết được hợp đồng, các cán bộ phòng Kế hoạch sẽ phải tiến hành theo dõi hợp đồng bằng sổ theo dõi hợp đồng. Nếu một trong phát sinh những yêu cầu khác so với hợp đồng thì những nội dung của hợp đồng ấy sẽ được xem xét sửa đổi.

Thực hiện sản xuất

Sau khi kí kết được hợp đồng, công ty thường phải sản xuất mẫu sản phẩm cho công ty đặt gia công kiểm tra năng lực sản xuất của công ty. Sau khi hàng mẫu được chấp nhận, hợp đồng được kí kết thì công ty bắt đầu tổ chức sản xuất hàng theo hợp đồng đã kí. Quy trình của thực hiện hợp đồng như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch sản xuất

Trên cơ sở tài liệu kĩ thuật do các cán bộ mặt hàng gửi sang, phòng kĩ thuật kết hợp với các cán bộ định mức kĩ thuật của phòng kế hoạch lập định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong tháng, trong quý, từ đó lên kế hoạch nhập nguyên phụ liệu, kế hoạch sản xuất theo sự chỉ đạo của Trưởng phòng kế hoạch, sau đó trình Tổng giám đốc kí duyệt.

Bước 2: Tiến hành nhập, tìm mua nguyên phụ liệu

Trên cơ sở định mức nguyên vật liệu của sản phẩm và kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, và dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc và Trưởng phòng kế hoạch các cán bộ phòng kế hoạch sẽ tiến hành nhập nguyên phụ liệu.

Bước 3: Tổ chức sản xuất

Sau khi nhập nguyên phụ liệu về, tùy theo tình hình nhập nguyên phụ liệu sẽ phát Lệnh sản xuất chuyển tới các phân xưởng, xí nghiệp để bắt đầu tiến hành sản xuất. Trong quá trình sản xuất cán bộ mặt hàng phải chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ sản xuất thường xuyên, nếu có sự cố gì thì phải tìm hiểu nguyên nhân và báo cáo kịp thời lên các phó phòng để tìm hướng giải quyết.

Thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu

Sau khi sản xuất xong lô hàng, cán bộ mặt hàng thông báo cho bên đối tác về thời gian giao hàng để tiến hành xuất khẩu. CTCP May Đức Giang chủ yếu xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB cảng Hải Phòng nên công ty không phải thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa. Các cán bộ tại bộ phận Xuất nhập khẩu của công ty tiến hành thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu như sau:

Làm các giấy tờ và chứng từ liên quan cho việc xuất khẩu hàng hóa

Sau khi kí kết và đàm phán kĩ lưỡng các thỏa thuận, hiệp định, điều khoản thương mại quốc tế, điều kiện thanh toán hai bên sẽ sử dụng, các bộ nhân viên phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu sẽ làm các giấy tờ liên quan để phục vụ cho việc xuất khẩu hàng hóa như: Commercial Invoice, Packing List,… cũng như kết hợp cùng các phòng ban khác để có được thông tin về lô hàng như số cân, số kiện,…. Các

giấy tờ, thông tin này sẽ là cơ sở để lập Hướng dẫn phát hành Vận đơn. Hướng dẫn phát hành Vận đơn sẽ được gửi cho Hãng tàu hoặc các công ty forwarder để nhận vận đơn và để đảm bảo cho việc chuyển vận hàng hóa.

Xin giấy phép xuất khẩu.

Việc xin giấy phép xuất khẩu do cán bộ phụ trách xuất khẩu của công ty đảm nhận. Trong quá trình xin giấy phép các cán bộ này sẽ liên hệ trực tiếp với các cán bộ Hải Quan, đồng thời giao dịch với các cơ quan chức năng để xin được giấy chứng nhận xuất xứ, làm thủ tục giao nhận cho các lô hàng.

Xin giấy chứng nhận xuất xứ từ Bộ Công thương

Với việc mở cửa kinh tế toàn cầu hóa, Việt Nam đã kí kết rất nhiều các hiệp định thương mại quốc tế với các nước trên thế giới. Qua các hiệp định, hàng hóa của Việt Nam sẽ được miễn thuế khi nhập khẩu vào nước đối tác. Tuy nhiên hàng hóa phải được chứng nhận có xuất xử ở Việt Nam để đủ điều kiện áp dụng ưu đãi. Vì vậy, các công ty nói chung và TCT May Đức Giang nói riêng sẽ xin giấy chứng nhận xuất xứ C/O từ Bộ Công Thương để phục vụ cho hàng hóa xuất sang các nước được hưởng ưu đãi miễn thuế. Giấy chứng nhận xuất xứ C/O có hai mẫu. Mẫu áp

dụng cho các hàng hóa được miễn thuế sẽ được ghi rõ từng trong từng form, ví dụ Việt Nam – Hàn Quốc – form VK, Việt Nam – Nhật Bản – form VJ, Việt Nam – Trung Quốc – form E,… Mẫu áp dụng cho các hàng hóa không được miễn thuế sẽ ghi chung là form B.

Làm thủ tục Hải quan.

Việc làm thủ tục Hải quan xuất khẩu bao gồm khai báo Hải quan, xuất trình hàng hoá để kiểm tra và thi hành theo quyết định của Hải quan. Việc khai báo Hải quan sẽ được thực hiện trên phần mềm ECUS, khi hàng hóa được đưa ra kho và đóng container sẽ được bộ phận Hải quan kiểm tra và phân luồng. Các cán bộ thanh khoản Hải quan phải kiểm tra tính phù hợp trong việc kí mã hiệu của hàng hoá, đơn vị tính trong tờ khai hàng xuất khẩu và bản định mức hàng xuất trước khi gửi xuống chi nhánh tại Hải Phòng. Khi đến hạn thanh khoản Hải quan, các cán bộ thanh khoản Hải quan sẽ kiểm tra đối chiếu để xem doanh nghiệp có cần phải nộp thuế nhập khẩu hay không.

Giao hàng tại cảng

Cán bộ mặt hàng phải theo dõi và thông báo cho cán bộ theo dõi hàng xuất và cán bộ làm thủ tục xuất nhập khẩu về việc giao hàng. Sau khi được thông báo về thời hạn giao hàng, cán bộ theo dõi hàng xuất liên lạc với hãng tàu để giao nhận

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty may đức giang sang thị trường EU (Trang 37)