Chúng loại hàng hóa dệt may xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty may đức giang sang thị trường EU (Trang 54)

Chúng loại hàng dệt may xuất khẩu sang EU từ Việt Nam

Mười mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất gồm áo jacket, quần, áo thun, đồ lót, áo sơ mi, quần áo trẻ em, quần short, quần áo bảo hộ lao động, váy, quần áo bơi, chiếm 88,42% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU.

26%

6%

6% 18% 13%

Biểu đồ 2.13: Chúng loại xuất khẩu hàng dệt may sang EU (2019)

Nhiều nhấy là áo jacket 31% các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang EU. Tiếp theo là quần với 18%. Đứng thứ ba là áo thun với 13%. Đồ lót và áo sơ mi đều chiếm 6% chủng loại xuất khẩu hàng dệt may sang EU. Có thể thấy những loại mặt hàng mà thị trường EU tiêu thụ rất đa dạng, từ quần áo công sở đi làm cho đến quần áo thường nhật. EU cũng là thị trường tiêu thụ chính cho một số sản phẩm may mặc của Việt Nam như caravat, khăn bàn, găng tay, quần áo bảo hộ lao động, quần áo mưa, áo gió, áo đạo hồi… Đặc biệt 91% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng caravat của Việt Nam là sang EU.

Các mặt hàng EU nhập khẩu từ các nước đang phát triển

Danh mục sản phẩm

Quần áo dệt kim Quần dài và quần đùi Bodywear

Quần áo thể thao thời trang T-shirts

Coats, jackets, blazers Váy

Quần áo bò

Áo sơ mi nữ, áo sơ mi blouse Áo sơ mi nam

Quần áo sơ sinh, quần áo trẻ em Đồ thể thao năng động Đồ da Chân váy Đồ bơi Suits Các sản phẩm khác TỔNG

Bảng 2.9: Mặt hàng EU nhập khẩu từ các nước đang phát triển giai đoạn tính đến năm 2019

Knitwear (hàng dệt):là danh mục hàng may mặc lớn nhất được nhập khẩu vào EU với giá trị 21,2 tỷ euro (2019) chiếm 12,2% tổng nhập khẩu hàng may mặc. 46,1% của các mặt hàng quần áo nhập khẩu vào EU là quần dài, quần dài và quần short, áo bó sát, đồ thể thao thời trang và áo phông. Active sportswear (đồ thể thao) là danh mục sản phẩm tăng trưởng nhanh nhất (9,7%) theo giá trị nhập khẩu, trong khi các danh mục hàng đầu khác đều tăng trưởng từ 7,2% đến 9,4% mỗi năm. 54,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của các nước đang phát triển sang EU bao gồm hàng dệt kim, quần dài, quần dài và quần đùi, áo phông, denim và đồ thể thao thời

trang. Danh mục nhập khẩu từ các nước đang phát triển là đồ thể thao thời trang, đồ thể thao năng động và áo khoác, áo khoác và áo khoác là những danh mục tăng trưởng nhanh nhất. Xuất khẩu của các nước đang phát triển chiếm 27,6% đến 31,5% tổng số nhập khẩu ở dạng denim, quần dài, quần tây và quần short, áo phông và đồ

nam áo sơ mi, vốn là danh mục tập trung cho các nước đang phát triển. Các danh mục đang phát triển tốt là hàng dệt kim, quần áo bó sát và áo khoác.

Thị hiếu, xu hướng tiêu thụ hàng dệt may của EU

Thị trường EU có nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc rất đa dạng và chú trọng nhiều đến giá cả, tính thời trang, chất lượng…; đồng thời ngày càng quan tâm đến các sản phẩm mang yếu tố bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Kết quả khảo sát mới đây của Chương trình xúc tiến nhập khẩu Thụy Sỹ (SIPPO) cho thấy hậu dịch Covid-19, người dân EU có 2 xu hướng tiêu dùng: (1) Một số muốn bù đắp thời gian giãn cách do dịch bệnh sẽ mua sắm nhiều hơn (xu hướng này sẽ kéo thị trường nhanh trở về thời điểm trước dịch bệnh); (2) Số khác tiêu dùng một cách thận trọng và quan tâm nhiều hơn tới yếu tố môi trường và trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định xu hướng tiêu dùng thứ hai nhiều khả năng xảy ra hơn bởi công việc của người dân EU bị ảnh hưởng, thu nhập kém đi, tiêu dùng thận trọng là điều tất yếu. Ngoài ra, ngành dệt may vẫn bị đánh giá ảnh hưởng không tích cực tới môi trường; theo đó thời trang nhanh, thời trang giá rẻ không chú trọng môi trường đang bị người tiêu dùng đánh giá thấp hơn, thậm chí hạn chế mua những sản phẩm như vậy. Thống kê mới đây cho thấy 77% người tiêu dùng EU quan tâm đến điều kiện môi trường, 72% chú trọng đến các dịch vụ liên quan sản phẩm và 51% chú ý đến chất lượng.

Ngoài ra, trong bối cảnh nhu cầu thay đổi sản phẩm thời trang cao và xu hướng cá nhân hóa sản phẩm, việc liên tục thay đổi kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm trở nên cần thiết. Phương thức sản xuất đại trà dần thay đổi theo hướng giảm thiểu về quy mô mỗi lô hàng để tránh tồn kho cao. Hiện nay, người tiêu dùng đã có thể thiết kế riêng sản phẩm dệt may theo phong cách cá nhân của riêng mình như lựa chọn màu sắc, họa tiết, chất liệu, chiều dài, độ rộng, thiết kế, mẫu mã và đặt hàng trực tiếp từ nhà sản xuất.

Nhà sản xuất dệt may cần nhanh chóng thay đổi phương thức sản xuất để bắt kịp xu hướng tiêu dùng mới. Thay vì chờ đợi những đơn hàng lớn, doanh nghiệp cần chú trọng sản xuất đơn hàng nhỏ có tính khác biệt, thời gian giao hàng nhanh. Đồng thời, linh hoạt trong sản xuất và quản lý để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Chúng loại hàng dệt may xuất khẩu sang EU từ TCT May Đức Giang

Trong những năm trở lại đây Tổng công ty sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng chủ yếu sau:

TT Mặt hàng 1 Áo jacket 2 Quần 4 Áo sơ mi 5 Áo vest 7 Khác 6 Tổng

Bảng 2.10: Cơ cấu các mặt hàng dệt may xuất khẩu vào EU của TCT May Đức Giang – CTCP

Qua bảng trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của Tổng Công ty Đức Giang qua các năm theo từng mặt hàng có sự tăng giảm không đồng đều. Tuy nhiên, bên cạnh đó ta nhận thấy một số mặt hàng có thể coi là mặt hàng truyền thống, duy trì, ổn định của công ty

Áo jacket là sản phẩm truyền thống của TCT May Đức Giang, được tiêu thụ với số lượng lớn. Kim ngạch xuất khẩu áo jacket năm 2018 và 2019 đều đạt 14 triệu USD (48%). Sản phẩm này đang có xu hướng tăng lên do giá thành so với các nước khác còn khá rẻ. Thị phần của sản phẩm áo jacket vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu xuất khẩu. Ngay cả trong năm 2020 với sự sụt giảm lớn ở tổng kim ngạch xuất khẩu, xuất khẩu áo jacket vẫn giữ được mức khá ổn định với 10,5 triệu USD và chiếm 54%.

Áo sơ mi là mặt hàng truyền thống của Tổng Công ty. Trong những năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu các mặt hàng dệt may xuất khẩu của TCT. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu năm 2018 là 13,5 triệu USD chiếm 47% và 2019 đều là 12,75 triệu USD (44%). Có được điều này là do uy tín của TCT trong việc sản xuất mặt hàng áo sơ mi trong những năm qua, chất lượng

áo uy tín, kiểu dáng được khách hàng hài lòng. Tuy nhiên qua biến động kinh tế do COVID, kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi bị ảnh hưởng lớn, giảm chỉ còn 7,25 triệu USD chiếm 37%. Điều này là do mặt hàng áo sơ mi được xuất chủ yếu qua các nước Đông Nam Á trong khu vực, thị trường ASEAN vào năm qua đã gặp nhiều khó khăn do chủ trương phòng dịch của các nước.

Áo vest là sản phẩm thứ yếu của TCT May Đức Giang. Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu áo vest đạt 1 triệu USD (3%), đến năm 2019 tăng lên 1,25 triệu USD (4%), năm 2020 còn 0,75 triệu USD (4%). Mặt hàng này ít do Tổng Công ty đầu tư chủ yếu vào sản xuất chuyên môn hóa các sản phẩm bên trên như áo sơ mi, áo jacket vì chúng đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Quần âu, quần jean là mặt hàng chiếm tỷ trọng không quá cao trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu của Tổng Công ty. Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần đạt 0,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2% tổng kim ngạch xuất khẩu và năm 2019 đạt 0.75 triệu USD, chiếm 3%, năm 2020 trước tình hình khó khăn vẫn duy trì đạt 0,75 triệu USD chiếm 4%. Tuy tỷ trọng so với các mặt hàng khác không cao nhưng đây là mặt hàng có tiềm năng phát triển. Hiện nay Tổng Công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại chuyên dùng để sản xuất loại vải hàng Jean. Mặt hàng quần jean đem lại lợi nhuận cao cho Tổng Công ty bởi mặt hàng này nguyên liệu được sản xuất trong nước do đó giá thành sản xuất rẻ

2.3.4. Nguồn nhập khẩu nguyên phụ liệu

Khác Bờ biển ngà 6% 5% Brasil 9% Ấn Độ 21%

Biểu đồ 2.14: Nguồn nhập khẩu bông của TCT May Đức Giang (năm 2019)

Nhập khẩu bông: Nguồn cung bông trong nước rất nhỏ so với nhu cầu trong nước cho sản xuất, đáp ứng chỉ 2%.

Công ty nhập khẩu bông chính từ Mỹ, Ấn Độ, và Úc. Lý do chính là vì Việt Nam chưa tập trung vào phát triển trồng cây bông và vì Việt Nam không có ưu thế tự nhiên về việc trồng loại cây công nghiệp này.

Hàn QuốcThái Lan

4% 4%

Trung Quốc 13%

Đài Loan 79%

Biểu đồ 2.15: Nguồn nhập khẩu sợi và xơ của TCT May Đức Giang (năm 2019)

Nhập khẩu sợi và xơ: Nguyên liệu được nhập khẩu chủ yếu từ Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc. Sợi tổng hợp phải nhập khẩu hoàn toàn và sợi bông cho sản xuất hàng dệt kim cũng phải nhập khẩu với số lượng lớn hàng năm.

Nhật Bản 8% Đài Loan 19% Trung Quốc 49% Hàn Quốc 24%

Nhập khẩu vải: Trong cơ cấu nhập khẩu, vải chiếm tỷ lệ chủ đạo với 62% tổng giá trị các sản phẩm dệt may và quần áo nhập khẩu. Vải chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

Công ty phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu bông từ nước ngoài, đó là do cây bông là một cây công nghiệp cần diện tích đất lớn và chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết. Hơn nữa, việc trồng cây bông thường tự phát và không có quy hoạch cụ thể.

Kết hợp với kỹ thuật trồng bông thấp, chất lượng cây bông Việt Nam kém và không đủ tiêu chuẩn để sản xuất, dẫn đến tăng trưởng không ổn định trong việc trồng bông. Do diện tích trồng khiêm tốn, bông Việt Nam chỉ chiếm 2% lượng tiêu dùng trong nước.

Còn về nguyên liệu vải sợi, với lợi thế giá rẻ, riêng Trung Quốc hiện cung cấp khoảng 50% tất cả các nguyên liệu vải sợi cho Việt Nam nói chung. Chi phí nhập khẩu nguyên, phụ liệu, vải từ Hàn Quốc quá lớn nên công ty lựa chọn nhập từ Trung Quốc và Đài Loan

2.3.5. Các quy định, yêu cầu về xuất khẩu mặt hàng may mặc vào thị trường EU

Tính an toàn sản phẩm

Mọi sản phẩm lưu hành tại châu Âu phải đảm bảo tuân thủ các quy định trong Chỉ thị chung về An toàn Sản phẩm (The European Union General Product Safety Directive) số 2001/95/EC, ngày 03/12/2001.

Ngoài ra, một số sản phẩm dệt may cụ thể có áp dụng các yêu cầu an toàn riêng. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp bị coi là không an toàn sẽ bị từ chối hoặc rút khỏi thị trường châu Âu.

Quy định về Đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hóa chất (REACH )

Châu Âu áp dụng Quy định pháp lý phổ biến nhất cho các sản phẩm may mặc xuất khẩu sang EU REACH số 1907/2006 ngày 18/12/2006. Quy định này hạn chế sử dụng nhiều loại hóa chất trong dệt may và da. Việc sử dụng các hóa chất trong may mặc bị hạn chế bởi các giới hạn về lượng (mg hoặc kg) hoặc bị cấm hoàn toàn.Quy định REACH được cập nhật hai lần một năm. Bản cập nhật mới nhất của REACH sẽ hạ thấp giới hạn hạn chế của 33 hóa chất được coi là gây ung thư, gây đột biến hoặc gây độc cho sinh sản. Quy định mới sẽ có hiệu lực vào ngày 01/11/ 2020.

Tại một số nước EU có quy định quốc gia bổ sung về các hóa chất cụ thể. Ví dụ: Áo, Phần Lan, Đức, Na Uy và Hà Lan có các quy định cụ thể đối với

formaldehyd trong hàng dệt may; Áo, Đan Mạch, Đức và Hà Lan cũng có các quy định cụ thể đối với PCP; trong khi Đức cũng có các quy định về phân tán thuốc nhuộm trong dệt may; Thụy Sĩ có quy định riêng về hóa chất ORRChem.

Quy định REACH được cập nhật hai lần một năm. Bản cập nhật mới nhất của REACH sẽ hạ thấp giới hạn hạn chế của 33 hóa chất được coi là gây ung thư, gây đột biến hoặc gây độc cho sinh sản. Quy định mới sẽ có hiệu lực vào ngày 01/11/ 2020.

Hạn chế sử dụng một số chất hóa học trong sản phẩm

Quy định EC số 1907/2006, ngày 18/12/2006 nghiêm cấm hoặc hạn chế các chất sau trong quá trình sản xuất hoặc thành phẩm dệt may: Tris (2,3 dilbromopropyl) phosphate, Tris (aziridinyl) phosphinoxide, PBB, mercury, Dioctyltin (DOT), Nickel, Azodyes, Nonylphenol ethoxylates, Chromium VI, PAH, PFOA và một vài chất khác.

Quy định EC số 1907/2006, ngày 18/12/2006 nghiêm cấm hoặc hạn chế các chất sau trong quá trình sản xuất hoặc thành phẩm dệt may: Tris (2,3 dilbromopropyl) phosphate, Tris (aziridinyl) phosphinoxide, PBB, mercury, Dioctyltin (DOT), Nickel, Azodyes, Nonylphenol ethoxylates, Chromium VI, PAH, PFOA và một vài chất khác.

Ngoại trừ những sản phẩm diệt khuẩn được cho phép trong Quy định EU số 528/2012, ngày 22/5/2012, không có chất diệt khuẩn nào khác được dùng trong sản phẩm.

Chất diệt khuẩn

Nếu doanh nghiệp thêm chất diệt khuẩn vào đồ may mặc để bảo vệ con người, động vật nhằm ngăn chặn các sinh vật gây hại như vi khuẩn, sâu bệnh thì phải tuân thủ Quy định Sản phẩm chất diệt khuẩn sinh vật châu Âu (BPR), cũng như REACH.

Các hợp chất hữu cơ bền

Việc sử dụng các hợp chất hữu cơ bền (POPs) cũng bị cấm, mặc dù trong đa số trường hợp không được quy định trong REACH mà được quy định trong Công ước Stockholm (Quy định EU số 2019/1021). POPs đôi khi được sử dụng để làm vải chống nước hoặc chống cháy, hoặc trong công đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất da.

Danh sách các chất hạn chế sử dụng (RSLs)

Ngoài quy định REACH, nhiều thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ đã tự xây dựng danh sách các chất hạn chế sử dụng (RSL) nghiêm ngặt hơn REACH. RSL dành riêng cho người mua, thường được lấy từ Chương trình Mức thải hóa chất nguy hiểm bằng không về sử dụng hóa chất an toàn (ZDHC). ZDHC là một nền tảng ra đời từ năm 2011 từ “Chiến dịch giảm thiểu tối đa các chất nguy hại cho môi trường” bởi Greenpeace, nhằm mục đích thực hành quản lý hóa chất an toàn hơn trong ngành may mặc.

Yêu cầu đặc biệt về đồ may mặc cho trẻ con

EU có tiêu chuẩn cụ thể về an toàn trong đồ may mặc cho trẻ con bao gồm quy định nhằm đảm bảo dây và dây rút được đặt một cách an toàn vào quần áo dành cho trẻ dưới 14 tuổi.

Công ước CITES

Một số động thực vật được loại trừ hoàn toàn trong việc sử dụng đối với ngành may mặc; một số khác bị hạn chế nhập khẩu.

Quy định EC số 338/97, ngày 09/12/1996 về bảo vệ động vật hoang dã, dựa trên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES).

Cấm nhập khẩu các sản phẩm làm từ bộ phận da, lông hoặc da thú thô của con hải cẩu theo Quy định EC số 1007/2009, ngày 16/9/2009.

Doanh nghiệp cần kiểm tra danh mục động vật thực vật nào bị hạn chế sử dụng trên trang web của Văn phòng Trợ giúp Thương mại của Liên minh châu Âu - EU Trade Helpdesk.

Yêu cầu riêng đối với vật liệu cơ sở

Việc sản xuất vật liệu cơ bản (sợi và phi dệt như da, lông) có tác động đến việc sử dụng nước, hóa chất, năng lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến yếu tố phúc lợi. Để giảm thiểu những rủi ro này, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty may đức giang sang thị trường EU (Trang 54)