Thị trường xuất khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty may đức giang sang thị trường EU (Trang 48 - 54)

Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

2018

Khác 18%

36 Khác 29% My 39% Hàn Quốc 10% Nhật Bản 11% Khác 19% Hàn Quốc 10% Nhật Bản 12% EU 12% 2019 My EU Nhật Bản Hàn Quốc Khác 2020 Mỹ EU Nhật Bản Hàn Quốc Khác

Biểu đồ 2.7 – 2.9: Thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 2018-2020

Từ các biểu đồ trên ta thấy, thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam khá ổn định. Đứng đầu là thị trường Mỹ, với 39% - 47% hàng dệt may của Việt Nam sẽ xuất khẩu sang thị trường này. Đứng thứ hai là thị trường EU chiếm 11% - 14% thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Đứng thứ ba là thị trường Nhật Bản chiếm 11% - 12%. Đứng thứ tư là thị trường Hàn Quốc với 10% - 11%. Còn lại sẽ là các thị trường khác như Trung Quốc, ASEAN, Cananda, Nga,… Mặc dù thị trường EU đang một trong các thị trường chính trong xuất khẩu hàng dệt may nhưng so với tốc độ tăng trưởng chung đối với các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ,

Nhật Bản, Hàn Quốc, xuất khẩu sang EU chưa tương xứng khi quy mô và khả năng tiêu thụ của thị trường này còn rất lớn.

Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của TCT May Đức Giang

Với kinh nghiệm và bề dày thời gian hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng may mặc, Tổng Công ty May Đức Giang có rất nhiều bạn hàng, đối tác trên khắp thể giới. Sau đây là các thị trường mà công ty có lượng hàng xuất khẩu sang chủ yếu trong những năm đổ lại đây.

Hàn Quốc 4% Trung Quốc 6% Canada 9% EU 23% Nhật Bản 2% Hàn Quốc 4% Canada 10% EU 21% Nhật Bản Nga Khác 2% 1% 2% My 53% Trung Quốc Khác Nga 1% 4% 2% My 57% 38

Nhật Bản 2.5% Hàn Quốc 3.7%

Canada 6.7% Nga 4.3%

EU 24.4% My 57.7%

Biểu đồ 2.10 – 2.12: Thị trường XNK của TCT May Đức Giang 2018 – 2020

Thị trường Mỹ

Đây là thị trường đầy tiềm năng và có sức tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất do nhu cầu thay đổi của người dân. Do đó đây cũng là thị trường xuất khẩu chính của Tổng Công ty Đức Giang. Qua biểu đồ trên ta thấy năm 2018 hàng dệt may sang thị trường Mỹ chiếm 53%. Sang năm 2019 chiếm 57%, đứng thứ nhất trong các thị trường XK. Tuy nhiên sang đến năm 2020, mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu với 57,7% nhưng thị trường Mỹ cũng là thị trường giảm mạnh nhất với 16 triệu USD tương ứng 38% tổng giá trị xuất khấu. Trong đó cụ thể các đối tác từ Mỹ giảm như sau: Levy giảm 6 triệu USD ~ 32%, MK giảm 6 triệu USD ~ 57%, DFA giảm 3,5 triệu USD ~ 52%, Duckang giảm 1 triệu USD ~ 89%.

Các khách hàng chính của May Đức Giang từ Mỹ là: Levy group: Liz Claiborn, Esprit, Dana Buchman, Federated, Kolh’s; Prominent: Perry Ellis, PVH, Haggar; New M (Korea): Federated; Sanmar: Port Authority; Junior Gallery

Thị trường EU

EU cũng là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Tổng Công ty Đức Giang sau thị trường Mỹ. Năm 2018 hàng dệt may xuất khẩu sang EU chiếm 23%, sang năm 2019 giảm chỉ còn chiếm 21%. Sang năm 2020, tỷ lệ tuy tăng lên 24,4% nhưng thị trường EU vẫn sụt giảm 5,5 triệu USA ~ 30% so với giá trị thị trường cùng kỳ. Nguyên nhân ngoài dịch bệnh có thể thấy đây là thị trường lớn, có sức mua cao nhưng lại là một thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng, điều kiện

thương mại nghiêm ngặt, được bảo hộ rất cao. Tuy nhiên Hiệp định FTA Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 là một cơ hội tốt cho TCT lấy lại được phong độ trên thị trường EU.

Các khách hàng chính của May Đức Giang từ EU là: Textyle: Marcona, Kirsten, K&K; Seidensticker: Zara, P&C, Marcopolo

Thị trường Canada

Thị trường Canada là một thị trường may mặc lớn. Hiện nay nhu cầu về hàng dệt may của thị trường này tương đối lớn. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang sang Canada vẫn ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2019 thị trường Canada chiếm 8%, năm 2019 tăng nhẹ chiếm 9% tỷ trọng thị trường xuất khẩu của TCT, năm 2020 Canada giảm xuống chiếm 6,4%, giảm 7 triệu USD ~ 30% so với giá trị thị trường cùng kỳ. Hiện nay, Canada là thị trường lớn thứ 3 của Tổng Công ty sau thị trường Mỹ và EU.

Thị trường Châu Á

Thị trường này rất phù hợp vì đối tác có rất nhiều điểm tương đồng về phong tục tập quán, làm việc dựa theo nhẹ nhàng hơn nên khi công ty gặp khó khăn thì không nghiêm khắc như khách hàng của các thị trường khác. Tuy nhiên có một bất lợi lớn là giá cả thấp hơn các thị trường khác, khó cạnh tranh. Trong các thị trường của công ty, thị trường Hàn Quốc luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, rồi đến Nhật Bản và Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc giảm mạnh do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng như dịch bệnh COVID bùng phát tại Trung Quốc từ cuối năm 2019.

Thị trường Nga

Trong những năm gần đây, thị trường Nga lại tăng mạnh. Năm 2018 thị trường Nga chiếm 0,9% trong tỷ trọng thị trường xuất khẩu nhưng đến năm 2019 đã tăng lên 2,2% và bất chấp thời kỳ dịch bệnh vẫn tăng lên chiếm 4,3% trong năm 2020, so với giá trị thị trường cùng kỳ, thị trường Nga tăng 47%. Khách hàng Nga nổi bật có Finn Flare tăng 1 triệu USD – 2,8 lần, khách mới Oodji. Có hai yếu tố giúp tăng trưởng thị trường Nga là do phối hợp hiệu quả giữa Bán hàng & ODM, trung tâm R&D, kế hoạch thị trường, quản lý chất lượng xây dựng được niềm tin của khách hàng về chất lượng và giá cả, thời hạn giao hàng và các sản phẩm thuộc phân khúc giá tầm trung nên bị ít ảnh hưởng. Nga là một thị trường tiềm năng, Tổng Công ty đang có kế hoạch để tiếp tục tham gia và phát triển thị trường này như TCT tạm dừng tham gia hội chợ, thay vào đó là xác định khách hàng mục tiêu, thông qua

đại diện tại Nga làm việc trực tiếp với đối tác trên cơ sở nguồn vải tốt và chào giá cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty may đức giang sang thị trường EU (Trang 48 - 54)