Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty may đức giang sang thị trường EU (Trang 70)

Vốn đầu tư và cơ sở vật chất phục vụ sản xuất còn nhiều thiếu thốn.

Thiết bị công nghệ của Tổng Công ty tuy đã được đầu tư nhưng vẫn thiếu đồng bộ và lạc hậu. Số máy mới tuy có nhưng số lượng ít và không có những máy chuyên dùng. Khả năng vốn của TCT không đủ để tự trang bị tất cả các thiết bị máy móc đồng đều cho các phân xưởng. Do đó hạn chế việc phát huy năng lực sản xuất của Tổng Công ty trên nhiều mặt, khả năng cạnh tranh bị hạn chế. Tổng Công ty phải bỏ qua rất nhiều hợp đồng gia công lớn và đa dạng về chủng loại. Tổng Công ty hầu như chỉ tập trung gia công sản phẩm mũi nhọn là áo jacket và áo mũ bơi.

Bên cạnh đó Tổng Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong thủ tục vay vốn để có thể đầu tư cho sản xuất kinh doanh kịp thời. Cuối cùng là do Tổng Công ty đã gặp nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore. Tất cả những sản phẩm của họ đều có chất lượng, mẫu mã, chủng loại hơn ra, giá thành của những sản phẩm này thấp do chi phí sản xuất được giảm nhẹ nhờ áp dụng công nghệ hiện đại... Không những thế họ còn luôn thay đổi

mẫu mã, chủng loại để phù hợp với thị hiếu khách hàng và những nhu cầu mới phát sinh của họ.

Chi phí xuất khẩu tăng cao chủ yếu là do:

Sự tăng giá xăng dầu, làm cho giá vận chuyển tăng cao, giảm lợi nhuận cho Công ty. Giá dầu thế giới biến động không ngừng với biên độ giao động lớn.

Chi phí nguyên phụ liệu tăng tăng cao. Hiện tại công ty chủ yếu nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc và Đài Loan nhưng trong thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu qui tắc xuất xứ của EU, công ty dự kiến tập trung tăng nguồn nguyên liệu trong nước. Bởi vì trên thực tế sau khi tính toán chi phí, doanh nghiệp chấp nhận việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác và không được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang EU. Khi doanh nghiệp tính toán việc nhập khẩu nguyên liệu từ Hàn Quốc, EU có chi phí cao hơn, lợi nhuận không có, vậy nên đương nhiên tiếp tục nhập khẩu từ các nước khác với chi phí thấp hơn và kể cả chấp nhận không được hưởng ưu đãi thuế quan.

Về nguồn vải, sản xuất vải Việt Nam còn nhiều điểm yếu kém do chất lượng chưa đúng yêu cầu khách hàng, khiến công ty phải buộc nhập khẩu ở nước ngoài, do đây là một khâu rất khó trong ngành dệt may. Chẳng hạn như trong khâu nhuộm, nếu trong một lô vải mà màu nhuộm không đồng đều, coi như lô đó không thể dùng trong may hàng loạt. Chỉ cần một sấp vải có màu đậm hơn hoặc nhạt hơn coi như không đạt yêu cầu. Ngoài ra, đại diện Hiệp hội dệt may cho hay một lí do khác là khách hàng thường chỉ định sử dụng vải từ Trung Quốc, Đài Loan, do đó, các doanh nghiệp buộc phải theo yêu cầu của họ. Bên cạnh đó, cơ chế của các địa phương vẫn chưa thực sự mặn mà với ngành may và nhuộm vì coi đây là ngành gây ô nhiễm môi trường. Mặc dù, thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ hiện đại để xử lí nước thải đạt chuẩn loại A mà không cần dùng tới hóa chất. Thậm chí nước thải sau khi được xử lí có thể nuôi cá được. Khi nhận được lời để nghị của Hội Dệt may Việt Nam, gần như 100% các địa phương gạt đi các dự án dệt nhuộm.

Khâu tổ chức thu mua nguyên liệu không có sự quản lý chặt chẽ, không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu nên nhiều khi gây ra sự rườm rà lãng phí không cần thiết. Chi phí cho đi lại của cán bộ thua mua, chi phí để vận chuyển chiếm một phần đáng kể. Trong 10 năm qua thị trường thế giới có nhiều biến động về giá nguyên liệu dệt may đã tác động xấu, gây nhiều bất lợi cho ngành dệt may nói chung và Tổng Công ty Đức Giang nói riêng.

Thủ tục hải quan của Việt Nam trong việc xuất hàng hóa khá phức tạp nên thời gian lưu kho bãi lâu, ngoài ra có rất nhiều khoản phụ phí khác nên chi phí cho việc

xuất hàng tăng, chưa kể đến những hao hụt trong thời gian lưu kho bãi dẫn đên giá hàng xuất khẩu tăng lên.

Do tình hình chung và cũng do điều kiện chưa cho phép cũng thói quen của những doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam Công ty thường xuất hàng với giá FOB lợi nhuận thu được thấp.

Công tác đầu tư, nghiên cứu thiết kế mẫu mốt thời trang quần áo chưa được quan tâm đúng mức để phát triển phục vụ cho ngành may chuyển từ gia công sang xuất khẩu sản phẩm trực tiếp.

Về nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, lực lượng lao động đông nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc thợ cao, giỏi còn ít. Đội ngũ quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp còn ít và đang làm quen dần với phong cách quản lý mới, đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch xuất nhập khẩu, nghiên cứu tiếp thị với thị trường thế giới còn chưa cao.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA TCT MAY ĐỨC GIANG VÀO THỊ

TRƯỜNG EU

3.1. Định hướng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của TCT May Đức Giang vào thị trường EU trong thời gian tới

Trong bối cảnh thị trường và xã hội hiện nay, doanh nghiệp cả nước và TCT May Đức Giang - CTCP đang gồng mình đứng trước những thách thức chưa từng thấy. Việc vượt qua để tồn tại là một trọng trách và mục tiêu lớn nhất của công ty. Trong khó khăn thử thách thì công ty cần cố gắng biến thách thức thành cơ hội. Kế hoạch được xây dựng dựa trên 3 căn cứ lớn là:

1. Lấy TT R&D làm trung tâm để xúc tiến thương mại và triển khai FOB và ODM, giảm gia công.

2. Đưa tỷ trọng hàng nội địa lên 30% tổng doanh thu, trong đó kinh doanh hàng thời trang cần được chú trọng phát triển. Đưa kế hoạch và chất lượng hàng nội địa lên cao hơn.

3. Đưa ERP vào công tác quản trị, đây là công cụ tích cực để thực hiện kế hoạch trong các năm tiếp theo.

Tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chỉnh của Tổng Công ty về sản phẩm Sợi - May mặc .

Phương hướng kế hoạch đề ra

Mỗi bộ phận cần tập trung cáo độ trong công việc để có thể tìm ra những giải pháp sáng tạo, mới và khác biệt nhất cho công việc các bộ phận đảm nhiệm. Nêu cao quyết tâm đổi mới, thay đổi cách làm cũ, truyền thống, nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh nhưng không làm theo họ. Đoàn kết, lãng nghe và chia sẻ giữa cấp trên cấp dưới, giữa các đơn vị bộ phận vì mục đích và thành công chung.

Trong công việc cụ thể cần kiên định với mục tiêu đã đề ra với sự phân đầu cao nhất, thực hiện đúng tiến độ và tin tưởng ở thành công. Không làm hình thức hoặc qua loa cho xong mà phải ra được sản phẩm, dịch vụ mỹ mãn phục vụ người tiêu dùng và cũng chính là phục vụ cho chính công ty.

Nhóm các phương hướng kế hoạch cụ thể

Các Trung tâm R&D là xương sống cho xúc tiến thương mại và triển khai kế hoạch

Các TT R&D tập trung vào công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm, cải tiến công nghệ cho các đơn hàng xuất khẩu và nội địa. Tính toán nhanh các phương án chào hàng, nhận đơn hàng (kế cả gia công), lên giải pháp công nghệ để thực hiện các đơn hàng đòi hỏi chất lượng và thời hạn giao hàng. Lãnh đạo TCT sẽ chỉ đạo, định hướng và giao nhiệm vụ cho các TT R&D, các Giám đốc các TT R&D chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động, bố trí nhân sự và bộ máy của đơn vị mình trong thẩm quyền quy định, trong đó có việc sắp xếp bộ phận nghiên cứu, cải tiến, công nghệ khi chuyển chức năng về các trung tâm. Các trung tâm cần bố trí nguồn lực và tập trung cao nhất cho chương trình UNIFAS.

Hiệu quả các đơn hàng gia công năm 2020 rất thấp, cứu cánh cho năm 2020 là hàng ODM, FOB và nội địa. Vì vậy mục tiêu của sắp tới là đầy mạnh ODM, FOB và nội địa. Phát huy tính chủ động với chủ lực là Phòng bán hàng & ODM đóng góp vào phần còn thiếu của thị trường xuất khẩu. Với mục tiêu ODM. FOB 8 - 10 triệu USD trước mắt trong năm 2021 bên cạnh việc nhận mẫu từ khách để chào, phòng Bán hàng & ODM tuyển cán bộ thiết kế giỏi đế chủ động hơn về định hướng phát triển mẫu, phân công chuyên môn hóa các nhóm chú lực để xúc tiến thương mại; Phòng cần tích cực tìm kiếm khách hàng thông qua các kênh quảng bá hình ảnh, đấu thầu trên các trang mạng.

Nhóm xúc tiến thương mại phòng kế hoạch thị trường phân công cán bộ giỏi theo từng khách hàng, phối hợp cùng phòng ban tìm kiếm nguồn hàng, các TT R&D để chuẩn bị mẫu, chủ động xúc tiến như Phòng bán hàng và ODM; tập trung xúc tiến khách FOB truyền thống. Bố trí năng lực sản xuất phải chủ động đi đôi với xúc tiến thương mại để đảm bảo việc thực hiện, phát triển thị trường.

Khối sản xuất: Các đơn vị chủ động trong việc tái cơ cấu, dừng mặt hàng không hiệu quả và chuyền đổi đảm bảo doanh thu tăng lên sau khi tái cơ cấu; sắp xếp tăng tỷ lệ may; bổ sung lao động thời vụ cho mùa cao điểm Tháng 4 + 5 + 6 để tăng năng suất và doanh thu.

Về năng suất: Căn cứ vào nguồn hàng đã có của 6 tháng đầu năm đặc biệt là các chương trình đàm phán lớn, các TT R&D phối hợp với các nhà máy sớm nghiên cứu công nghệ, cân bằng chuyền, phương án kiếm soát chất lượng ngay từ đầu để sản xuất hiệu quả.

Quản lý chất lượng: Rà soát và củng cố hệ thống văn bản liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng. Thường xuyên rà soát, nhắc nhở đơn vị kiểm soát chất lượng hàng nội địa cao hơn. Nhóm Quản lý chất lượng được đào tạo theo chuẩn quốc tế thực hiện nghiêm túc các nội dung đã được đào tạo trong đó phòng ngừa là

trọng tâm, thường xuyên sát sao kiểm tra phát hiện sớm vấn đề. Phòng quản lý chất lượng TCT bổ sung nhân lực để kiểm soát chất lượng cả với hàng nội địa và hàng xuất khẩu.

Công tác quản trị và nguồn nhân lực: Đưa hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) vào quản trị với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh. Rà soát đánh giá lại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ (từ lãnh đạo đến nhân viên từ đó sắp xếp, phân công lại, những trường hợp năng lực yếu thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ sẽ xử lý theo Quy chế TCT. Bộ sung nguồn nhân lực chất lượng cho các Trung tâm R&D và phòng nghiệp vụ của TCT.

Công tác đầu tư: Công ty đưa ra kế hoạch đầu tư lớn khoảng 30 tỷ trong đó đầu tư cho hệ thống hoạch địch tài nguyên doanh nghiệp 20 tỷ và máy móc thiết bị là 9,052 tỷ.

Tiết kiệm chi phí: Đối với việc tìm kiếm nguồn hàng, đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp: Phát triển thêm các nhà cung cấp để đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu; đây cũng là cơ sở để có được giá cạnh tranh nhất. Đối với hàng FOB và ODM, các trung tâm R&D đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính toán công nghệ chế tạo sản phẩm cho sản xuất với năng suất tối ưu nhất.

3.2. Cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU giai đoạn 2021-2025

3.1.1. Cơ hội

Thuế quan

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với ngành dệt may, dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU sẽ tăng khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định.

100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Ưu đãi EVFTA đem lại là vượt trội so với cơ chế GSP đang được hưởng.

Cụ thể, theo thống kê của Bộ Công Thương đối với mặt hàng dệt may, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau 5 năm, trong đó khoảng 18% KNXK về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm.

Thuế suất cơ sở cho hàng may mặc là 12%, từ mức thuế này các mặt hàng sẽ về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc về 0% theo lộ trình B3, B5, B7, tức sau 3 – 7 năm từ khi Hiệp định có hiệu lực.

HS 6201 Trừ 6201.93 Trừ 6204.13 6204 6204.32/3 3 6204.39 trừ 6203.19

6203.49

6203.11/1 2

6202

trừ 02.12.90/ 6202.13.9 0 6109 6110 trừ 6104.43 6104 6104.63 6104.63 6104.63 6210

6205

trừ

6205.20

Bảng 2.11: Lộ trình giảm thuế cho top 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất vào EU

Đầu tư

Hiệp định EVFTA sẽ tạo điều kiện thu hút nguồn đầu tư nước ngoài xây dựng và mở rộng sản xuất vải tại Việt Nam để hoàn thiện chuỗi giá trị giúp hàng dệt may đáp ứng xuất xứ và hưởng thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu đi EU.

Bên cạnh đó, cùng với cơ chế linh hoạt cộng gộp mở rộng, trong tương lai, khi EU và Việt Nam có thêm nhiều đối tác FTA chung, sẽ càng thúc đẩy các nhà đầu tư phát triển chuỗi cung ứng và gia công, sản xuất tại Việt Nam.

Nhờ những lợi thế về thuế quan và xu hướng đa dạng hóa nguồn cung trên thế giới, trong trung dài hạn, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội từ làn sóng dịch chuyển sản xuất gia công, điển hình trong lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên, trong dài hạn nếu không có giải pháp đi sâu vào trong chuỗi giá trị (ODM, OEM), những lợi thế về chi phí của Việt Nam sẽ mất dần đi và gặp phải áp lực cạnh tranh lớn từ các quốc gia như Campuchia, Bangladesh hay thậm chí từ chính các doanh nghiệp FDI may mặc chuyển dịch từ Trung Quốc sang nhằm tận dụng các cơ hội về ưu đãi thuế.

Xuất khẩu hàng may mặc của EU sang phần còn lại của thế giới chiếm hơn 30% thị trường thế giới; đồng thời EU cũng được coi là nơi cung cấp các công nghệ nguồn và các trung tâm thời trang hàng đầu thế giới, do đó có thể thu hút đầu tư từ EU cho lĩnh vực sản xuất các sản phẩm thời trang.

3.1.2. Thách thức

Các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ

Để hưởng ưu đãi thuế của Hiệp định EVFTA phải đáp ứng quy tắc xuất xứ yêu cầu 2 công đoạn từ vải trở đi.

EVFTA đã quy định gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo các giai đoạn khi xuất khẩu sang lãnh thổ theo quy định tại Hiệp định EVFTA, bao gồm: Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu; Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len đối với từng mã hàng. Nghị định nêu rõ điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định EVFTA. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo quy định phải đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

1. Được nhập khẩu vào các lãnh thổ theo quy định tại Hiệp định EVFTA, bao gồm: Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len.

2. Có chứng từ vận tải (bản sao) thể hiện đích đến là các lãnh thổ theo quy định tại (a) nêu trên.

3. Có tờ khai hải quan nhập khẩu của lô hàng xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào các lãnh thổ quy định tại (a) nêu trên (bản sao và bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong trường hợp ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty may đức giang sang thị trường EU (Trang 70)