Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may mặc

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty may đức giang sang thị trường EU (Trang 45 - 48)

Khái quát thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam

Trong những giai đoạn gần đây, mặt hàng dệt may của Việt Nam luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may đã có những thăng trầm qua các năm nhưng vẫn giữ vững phong độ là một trong những nước xuất khẩu hàng dệt may lớn hàng đầu thế giới về sản lượng. Hiện nay, toàn ngành có khoảng 7.000 doanh nghiệp, sử dụng gần 3 triệu lao động, nhập khẩu nguyên phụ liệu từ hai thị trường chính: Trung Quốc và Hàn Quốc. Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 3 về xuất khẩu hàng dệt may (sau Trung Quốc, Bangladesh).

35 32.85 30.48 30 26.03 25 20 15 10 5 0 2017 2018 2019 2020 Giá trị xuất khẩu (triệu USD)

Biểu đồ 2.5: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (2017 – 2020)

Từ biểu đồ trên ta thấy, từ năm 2017 đến năm 2019, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng trưởng không ngừng và nhanh chóng, đến năm 2020, chuỗi tăng trưởng đã dừng lại do những khó khăn mà dịch bệnh COVID gây ra. Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2017, giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt

26,03 triệu USD tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2018, giá trị xuất khẩu đạt 30,48 triệu USD tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2019, giá trị xuất khẩu đạt 32,83 triệu USD tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2020, lần đầu sau 25 năm tăng trưởng liên tục, giá trị xuất khẩu đạt 29,8 triệu USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân sụt giảm chủ yếu do nhu cầu sản phẩm dệt may chững lại vì dịch COVID-19, khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch bệnh. Điều này khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng khan hiếm.

Tuy nhiên sang đến đầu năm 2021, các dấu hiệu tích cực đã trở lại với ngành sản xuất xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này là 9,66 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính trong 4 tháng/2021, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 4,7 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 48,7% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đã tiêu thụ 1,07 tỷ USD, giảm 9,8%; thị trường EU (27) tiêu thụ 942 triệu USD, tăng 12,8%... Điều này là dấu hiệu khả quan cho các doanh nghiệp trong nước trong việc xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

Tỷ USD 20 18.19 18 15.38 15.85 16 14 12 10 8 6 4 2 0

Điện thoại Máy vi

và linh tính, sp

kiện đtử, & LK cụ p.tùng

4 tháng/2020

Các thị trường xuất khẩu dệt may chính của Việt Nam: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Xuất khẩu sang thị trường EU chiếm 11,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc, với mức tăng trưởng hàng năm 7 - 10%

Năm

Tổng XK dệt may (tỷ USD) XK dệt may sang EU (tỷ USD)

Tổng XK hàng hóa sang EU (tỷ USD) Tỷ trọng của EU trong tổng KNXK dệt may (%)

Tỷ trọng của dệt may trong tổng KNXK sang EU (%)

Bảng 2.8: Xuất khẩu dệt may sang EU giai đoạn 2017 - 2020

Qua các năm từ 2017 đến 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng trưởng và giữ ổn định trong khoảng 3,7 – 4,1 tỷ USD, chỉ riêng năm 2020 giảm xuống 3,68 tỷ USD do trong đợt dịch COVID diễn ra căng thẳng tại châu Âu, vào tháng 3-4, EU đã tạm dừng nhập khẩu các hàng may mặc từ nước ngoài vào khối liên minh dẫn đến sự ngừng trệ và giảm thiểu đáng kể. Năm 2019, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường EU tăng 4,8% so với năm 2018 và chiếm 11,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc chung của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty may đức giang sang thị trường EU (Trang 45 - 48)