5. Kết cấu đề tài:
3.2 Phương pháp phân tích số liệu
+ Thang đo Likert với 5 cấp độ:
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Bình thường (không đồng ý cũng không phản đối)
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
Thang đo Likert là do Rennis Likert giới thiệu. Likert đã đưa ra loại thang đo 5 mức
phổ biến. Câu hỏi điển hình của dạng thang đo này là:
“Xin vui lòng đọc kỹ những phát biểu sau. Sau mỗi câu phát biểu, hãy khoanh tròn
trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của bạn. Xin cho biết rằng bạn rất đồng ý, đồng
Thang đo 5 mức độ có thể trở thành 3 hoặc 7 mức độ và đồng ý hay không đồng ý,
và cũng có thể trở thành chấp nhận hay không chấp nhận, có thiện ý hay phản đối,
tuyệt vời hay tồi tệ, nhưng quy tắc là như nhau. Tất cả đều được gọi là thang đo
Likert.
Phương pháp xây dựng thang đo Likert là đưa ra một danh sách các mục có
thể đo lường cho khái niệm và tìm những tập hợp các mục hỏi để đo lường tốt các
khía cạnh khác nhau của khái niệm. Nếu khái niệm mang tính đơn khía cạnh thì chỉ
cần tìm một tập hợp, nếu khái niệm là đa khía cạnh thì cần nhiều tập hợp các mục hỏi.
Để xây dựng và kiểm tra thang đo này, cần phải thực hiện các bước sau: (1) Nhận diện và đặt tên biến mà bạn muốn đo lường.
(2) Lập ra một danh sách các phát biểu hoặc câu hỏi có tính biểu thị.
(3) Xác định số lượng và loại trả lời.
(4) Kiểm tra toàn bộ các mục hỏi đã khai thác được từ những người trả lời. (5) Thực hiện phân tích mục hỏi để tìm ra một tập hợp các mục hỏi tạo nên
một thang đo đơn khía cạnh mà bạn muốn đo lường.
(6) Sử dụng thang đo vừa xây dựng và phân tích lại các mục hỏi để đảm bảo tính chắc chắn của thang đo.
+ Phương pháp phân tích hồi quy tương quan bội:
- Hồi quy tương quan bội là một kỹ thuật rất có ưu thế. Đây là dạng phân tích mô
hình hồi quy đa biến, có dạng tổng quát: Y = f(Xi).
- Trong đó Y là biến phụ thuộc, Xi = X1, X2, X3, X4,… là các biến độc lập. Nếu là
quan hệ tuyến tính hì hàm hồi quy bội tuyến tính có dạng: Y = A1X1 + A2X2 + A3X3 + … + AnXn + B
- Nếu là quan hệ phi tuyến tính thì thường được biểu hiện dưới nhiều dạng như
dạng lũy thừa, … Trong trường hợp hàm phi tuyến có thể chuyển về dạng đường thẳng bằng việc logarit hóa.